Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế của đất nước, ngành và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 39 - 41)

5. Bố cục của luận văn

1.1.7. Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế của đất nước, ngành và

địa phương

Việc xây dựng chiến lược phát triển KT - XH của cả nước, ngành, địa phương phải dựa trên những điều kiện, lợi thế, tiềm năng và khả năng của đất nước, địa phương và từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Trong giai đoạn hiện nay, chiến lược đó lại phải phù hợp với thực tiễn của đất nước, vừa phải phù hợp với xu thế phát triển của cả thế giới và khu vực. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh:

Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường. Đổi mới căn bản công tác quy hoạch, kế hoạch phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh của quốc gia, vùng và địa phương, thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển KT - XH.

Nếu xác định tốt chiến lược, thực hiện có quy hoạch chiến lược đó thì đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Do vậy, việc xây dựng đồng bộ dài hạn chiến lược phát triển KT - XH là một yêu cầu bức thiết, tất yếu khách quan của quá trình phát triển đất nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay, trong xu thế biến đổi rất nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, sự lớn mạnh và tăng cường của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, nhiều quốc gia đã đưa ra những chiến lược phát triển dài hạn theo những định hướng lớn, trong chiến lược dài hạn đó, có những chiến lược "mềm", linh hoạt được thay đổi theo sự thay đổi của tình hình thế giới và hoàn cảnh của đất nước. ở Việt Nam, đã xây dựng chiến lược phát triển KT - XH 10 năm 2001-2010, kế hoạch 5 năm 2001-2005, 2005-2010 và có định hướng phát triển đất nước đến năm 2020, hàng năm có những thay đổi nếu thấy cần thiết để phù hợp với tình hình của đất nước và thế giới.

Để quản lý, thực hiện chiến lược phát triển đất nước, thì cần phải có nhiều công cụ và chính sách, trong đó có công cụ quy hoạch. Quy hoạch là cụ thể hoá mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ để thực hiện chiến lược đó. Do vậy, nếu quy hoạch sai thì sẽ dẫn đến những sai lầm mà đất nước phải gánh chịu, đặc biệt phải hạn chế tối đa những quy hoạch sai mà nhiều năm không khắc phục được hoặc khắc phục lại quá tốn kém.

Nếu quy hoạch tốt, thì sẽ bố trí hợp lý, bền vững về các công trình, hiệu quả phù hợp với điều kiện của đất nước, vùng, địa phương và ngành. Ngược lại, nếu qui hoạch không tốt, thiếu sự thực hiện đồng bộ giữa qui hoạch ngành, qui hoạch phát triển địa phương, qui hoạch tổng thể cộng thêm sự phát triển cục bộ, thực hiện chồng chéo sẽ dẫn đến sự lãng phí rất lớn, không đem lại được hiệu quả của VĐT. Thực tế những năm qua, việc quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng của cả xã hội là rất cần thiết và đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, cũng không ít những trường hợp do chỉ suy tính đến phát triển của địa phương mà chưa tính đến qui hoạch chung nên hiệu quả chưa đạt được như mục tiêu đã đề ra. Vấn đề này, nhiều chuyên gia nước ngoài sau khi nghiên cứu đã không khỏi có những ngạc nhiên khi thấy rằng ở Việt Nam có gần 80% người dân, với mức thu nhập dưới 500 USD/người/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 30,0 tỷ USD/năm nhưng lại có tới 110 cảng biển, 61 cảng hàng không và sân bay, đáng chú ý trong đó có nhiều cảng biển, sân bay được qui hoạch xây dựng quá gần nhau nên vô hình chung đã tự hạn chế sự phát triển của nhau và lãng phí nguồn lực của đất nước. Ví dụ, Cảng Hòn La (Quảng Bình) chỉ cách cảng Vũng Áng 25km, cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) cách cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) 30km, cảng Dung Quất cách cảng Kỳ Hà 10km, khoảng cách giữa sân bay Quảng Bình và sân bay Phú Bài (Thừa Thiên Huế) rất nhỏ, thời gian đi bằng đường bộ chỉ khoảng 2 đến 3 giờ. Qua đây cho thấy, việc thực hiện có cơ sở khoa học, thực tiễn để đầu tư có ưu tiên, có trọng điểm các công trình XDCB, lượng VĐT, bố trí cụ thể, thích hợp từng dự án, từng công trình, tránh việc đầu tư dàn trải

mới nghĩ đến được thu được hiệu quả nguồn lực đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 39 - 41)