Phân tích ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 50 - 52)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phân tích ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro)

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Rủi ro (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức cơ quan. Thông qua phân tích SWOT, sẽ nhìn rõ mục tiêu cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà cơ quan đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính cơ quan tổ chức mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của cơ quan tổ chức

SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và nguy cơ (Threats). Từ hình mô hình trên ta có:

- Điểm mạnh là những tác nhân bên trong cơ quan tổ chức mang tính tích cực hoặc có lợi giúp đạt được mục tiêu.

- Điểm yếu là những tác nhân bên trong cơ quan tổ chức mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu.

có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu.

- Rủi ro là những tác nhân bên ngoài cơ quan tổ chức mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu

Có thể thấy, mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định thế mạnh mà cơ quan tổ chức đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Nói cách khác, SWOT chỉ ra cho cơ quan tổ chức đâu là nơi để cơ quan tổ chức tấn công và đâu là nơi cơ quan tổ chức cần phòng thủ. Cuối cùng, kết quả SWOT cần phải được áp dụng một cách hợp lý trong việc đề ra một Kế hoạch hành động (Action plan) thông minh và hiệu quả .

Dưới đây là những câu hỏi gợi ý mà cơ quan tổ chức có thể hỏi chính mình cũng như nhân viên để hoàn thành bản phân tích này một cách thẳng thắn, chính xác nhất.

Mở rộng SWOT

Nếu chỉ làm sáng tỏ được 4 yếu tố trong SWOT và không có bất cứ động thái gì tiếp theo, thì việc phân tích này sẽ chăng thể phát huy bất kì tác dụng đặc biệt nào. Sau khi đã trả lời một cách chính xác 4 điều về tổ chức của cơ quan tổ chức: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, giờ đã đến lúc cơ quan tổ chức đưa ra những chiến lược phù hợp. Và sau đây là 4 chiến lược căn bản mà cơ quan tổ chức có thể tham khảo để đạt được mục tiêu của mình:

- Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của cơ quan tổ chức.

- Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.

- Chiến lược ST (Strengths - Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.

- Chiến lược WT (Weaks - Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)