Về Luật và các quy định có liên quan trong chi NSNN trong đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 69 - 71)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Về Luật và các quy định có liên quan trong chi NSNN trong đầu tư

Kết quả chi đầu tư XDCB bằng vốn NSNN được thể hiện bằng giá trị TSCĐ huy động trong kỳ. Hiệu quả chi đầu tư XDCB bằng NSNN trên địa bàn theo cấp độ dự án thường đạt được khi một dự án được thực hiện theo đúng thiết kế đã được duyệt, do đó, nó thường đạt được hiệu quả KT - XH đặt ra. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả chi đầu tư XDCB bằng NSNN trên địa bàn với đặc điểm của đầu tư XDCB là có tính chất lâu dài, có những dự án thực hiện trong vòng 1-5 năm hoặc dài hơn, VĐT có đầu tư sau một số năm này nhưng mấy năm sau mới đưa vào sử dụng, như vậy phải đánh giá chu trình quản lý chi

NSNN trong đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của tỉnh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Hiệu quả sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB tại thành phố Thái Nguyên được đánh giá thông qua điều tra phỏng vấn.

Như đã đề cập tại chương 2, đối tượng được điều tra là cán bộ, nhân viên làm công tác liên quan tới quản lý ngân sách. Số lượng mẫu được lựa chọn là 80 mẫu. Đề tài đã phát ra 80 phiếu điều tra, và thu về 80 phiếu đạt yêu cầu (đạt 100%).

Bảng 3.4: Thống kê mô tả các điều tra về Luật và các quy định có liên quan trong chi NSNN cho đầu tư XDCB

ĐVT: Điểm

Nội dung Giá trị trung bình

A1. Ngân sách được thực hiện theo luật và các quy định đã được đề ra 3,30 A2. Các yêu cầu hiệu quả và hiệu lực của các văn bản luật đã được

triển khai 3,02

A3. Tính đầy đủ của các quy định và Luật 3,13

A4. Các khoản dự toán chi vượt quá mức thu NS minh bạch và hợp lệ 3,03 A5. Có kiểm tra và cân đối trong hệ thống luật pháp giữa cơ quan

lập pháp và cơ quan hành pháp, các dự thảo luật được tham khảo ý kiến từ các cấp

3,20 A6. Có sự thưởng phạt phù hợp cho các chương trình hoặc dự án

kém hiệu quả 2,31

A7. Dự toán của NS năm sau không căn cứ vào dự toán của NS năm

trước hay phù hợp với năm trước 3,10

A8. Luật có sự ràng buộc các điều chỉnh trong quá trình chấp hành NS 3,31 A9. Có sự minh bạch và rõ ràng về các thông tin trách nhiệm giải

trình của các cơ quan sử dụng NS 3,19

(Nguồn: Tính toán của tác giả sử dụng phần mềm SPSS)

Qua bảng 3.4 cho thấy: Tổng số lượng ngẫu nhiên nghiên cứu thu thập là 100, các biến số được cán bộ quản lý chi NSNN đánh giá trải đều từ 1 tới 5. Điều đó chứng tỏ rằng cán bộ quản lý chi NSNN có thái độ và cảm nhận khác nhau về khái niệm mức độ đầy đủ của Luật, các quy định trong quản lý đầu tư XDCB. Điều này cũng cho thấy rằng cùng một khái niệm nhưng cán bộ quản lý chi NSNN cảm nhận và đánh giá khác nhau, có người hoàn toàn đồng ý nhưng cũng có người không đồng ý với quan điểm của thang đo.

biến A1 (Ngân sách được thực hiện như luật và các quy định đã đề ra) 3,3 điểm và thấp nhất là A6 (Có sự thưởng phạt phù hợp cho các chương trình hay dự án kém hiệu quả) với 2,31 điểm.

Qua số liệu điều tra và phân tích có thể thấy về luật pháp và các quy định có liên quan thì các cán bộ quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB cho rằng quản lý chi NSNN được thực hiện như luật và các quy định đề ra, tuy nhiên chưa có chế tài cụ thể cho cơ quan ngân sách cấp trên khen thưởng đối với cơ quan tiết kiệm cho NSNN cũng như chưa có sự thưởng phạt đúng mức cho các chương trình hay dự án kém hiệu. Đây chính là điểm yếu nhất trong cơ chế pháp lý quản lý chi NSNN của thành phố Thái Nguyên. Do đó, việc chấp hành các quy định của pháp luật trong chi đầu tư XDCB khó có thể được thực hiện nghiêm túc, vì nếu cán bộ quản lý chi NSNN có tiết kiệm chi cho ngân sách thì không được khen thưởng thích đáng hay quản lý kém hiệu quả, làm thất thoát chi NSNN thì cũng không bị phạt nghiêm túc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 69 - 71)