Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 48 - 50)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là các phương pháp so sánh, điều tra, thống kê, tổng hợp, kiểm định bằng SPSS và phân tích Ma trận SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro) để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã điều tra thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của đề tài

Số liệu được thu thập bao gồm các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, Ngành có liên quan được thu thập và đánh giá. Các báo cáo tổng kết, sơ kết của địa phương, các số liệu có liên quan, đặc biệt là các báo cáo kiểm soát chi thu đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012-2015 được thu thập, phân tích và đánh giá

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB tại thành phố Thái Nguyên, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập thông qua

điều tra bằng bảng hỏi đã được thiết kế trước cho cán bộ, nhân viên của các phòng ban liên quan

Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị, các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu và các đề tài trước có liên quan. Trước khi tiến hành phỏng vấn các cán bộ, nhân viên, tác giả phỏng vấn thử 5 nhân viên để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.

Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert 5: 1- Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không có ý kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý.

Đề tài lựa chọn số lượng mẫu theo phương pháp ngẫu nghiên. Số lượng mẫu được lựa chọn là 80 mẫu. Đối tượng mẫu là các cán bộ, công chức viên chức liên quan tới quản lý NSNN cho đầu tư XDCB. Mẫu nghiên cứu được phân bổ như sau: Phòng tài chính kế hoạch thành phố, Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thành phố, Ban quản lý dự án Chương trình đô thị miền núi phía bắc - TP. Thái Nguyên, Phòng Kinh tế thành phố, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Nguyên

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại thống kê theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá. Công cụ để xử lý và tổng hợp là Máy tính, phần mềm excel, SPSS.

2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau

+ So sánh các đối tượng tương tự

Thông qua phương pháp này để rút ra các kết luận về kết quả thực hiện công tác quản lý VĐT XDCB theo từng năm

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội. Mô tả quá trình thực hiện công tác quản lý VĐT XDCB được thực hiện như thế nào, qua đó xác định kết quả từng khâu, sự khó khăn, phức tạp của công tác quản lý VĐT, XDCB để từ đó nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu của từng khâu, nhằm đề xuất những giải pháp có tính khắc phục hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 48 - 50)