Đánh giá chung về công tác sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 89 - 92)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.8.Đánh giá chung về công tác sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách

tại TP. Thái Nguyên

3.8.1. Ưu điểm

Công tác quy hoạch xây dựng và quản lý việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả tiếp tục được quan tâm chỉ đạo quyết liệt.

Tỷ lệ chi cho đầu tư XDCB của Thái Nguyên khá cao, so với trung bình cả nước chiếm trên 35%.

Công tác huy động vốn tiếp tục đạt hiệu quả. Nhiều hình thức huy động VĐT được thực vận dụng để khai thác các nguồn lực từ nhà nước cũng như của các nhà đầu tư như: NSNN, ODA, vốn vay, VĐT của doanh nghiệp, của dân cư...

Hiệu quả sử dụng vốn cho việc XDCB đã mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế và xã hội. Các công trình dự án được hoàn thành kéo theo đời sống kinh tế, xã hội cũng không ngừng nâng lên. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trung bình là 15%.

Trong giai đoạn 2012 - 2015, thành phố đã tập trung đầu tư và từng bước hoàn thành kết cấu hạ tầng đồng bộ tạo tiền đề thúc đẩy, phát triển kinh tế xã hội. Hiệu quả của XDCB đã tạo điều kiện cho sản xuất và đời sống tăng lên rõ nét. Bộ mặt đô thị của thành phố khang trang. Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, giao thông thuận lợi. Lưới điện quốc gia gần như được phủ kín. Tất cả các xã, phường đều có nhà trẻ. Các trường xây dựng mới đều rất khang trang, hiện đại. Điều kiện khám và chữa bệnh cải thiện hơn. Trình độ văn hoá và sức khoẻ người dân tăng. Số doanh nghiệp, số lao động được giải quyết việc làm hàng

năm trên địa bàn tỉnh đều tăng, Bên cạnh đó, hiệu quả của sử dụng vốn cho đầu tư XDCB công thông qua việc hiệu quả trong việc lựa chọn các nhà đầu tư, tránh thất thoát lãng phí trong đấu thầu, xây dựng, và giải phóng mặt bằng....

Nhìn chung, việc sử dụng hiệu quả VĐT cho việc XDCB đã đem lại nhiều kết quả cho thành phố Thái Nguyên. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại. Đời sống người dân không ngừng tăng trưởng và phát triển

3.8.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.8.2.1.Hạn chế

Mặc dù thành phố luôn quan tâm đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công và thanh quyết toán các công trình, tuy nhiên tiến độ thi công một số công trình còn chậm.

Do ảnh hưởng của biến động giá cả, bổ sung chính sách tiền lương, nhiều công trình dự án phải điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tư, ảnh hưởng đến việc cân đối, bố trí kế hoạch, dẫn đến tình trạng nợ đầu tư xây dựng cơ bản.

Công tác tư vấn xây dựng còn nhiều bất cập, hồ sơ dự án, thiết kế - dự toán chất lượng còn thấp, tính toán, dự báo chưa đầy đủ, chuẩn xác dẫn tới nhiều dự án phải điều chỉnh, bổ sung quy mô, tổng mức đầu tư gây khó khăn trong quá trình thực hiện và làm chậm tiến độ đầu tư xây dựng công trình

Công tác bồi thường GPMB là nhiệm vụ hết sức quan trọng, thành phố đang thực hiện trên 60 dự án của các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp có ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân nằm trong vùng dự án. Mặc dù thành phố đã tập trung nhiều thời gian và công sức để giải quyết nhưng công tác bồi thường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tiến độ thực hiện.

Sự gia tăng về dân số và nhu cầu sử dụng các công trình hạ tầng như: đường giao thông, điện chiếu sáng, thoát nước, vệ sinh môi trường…. ngày càng cấp thiết, nhu cầu về vốn đầu tư của thành phố chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Công tác giám sát đầu tư chưa được các đơn vị, các chủ đầu tư quan

tâm đầy đủ, việc chấp hành chế độ báo cáo định kỳ còn chưa thật sự nghiêm túc.

3.8.2.2.Nguyên nhân

Các văn bản chế độ chính sách về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và bồi thường GPMB luôn thay đổi để hoàn thiện đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Các chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc đôn đốc các nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn thực hiện theo hợp đồng đã cam kết.

Sự phối hợp giữa chủ đầu tư và các đơn vị trong quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng còn chưa tốt, chậm trễ.

Một số hộ dân chưa thấy ý thức được lợi ích của việc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình nên gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB.

Năng lực của tư vấn lập dự án, tham gia thực hiện dự án và đơn vị thẩm định còn hạn chế.

Công tác thanh kiểm tra giám sát của các đơn vị liên quan còn chưa kịp thời. Công tác quản lý kế hoạch đầu tư xây dựng chủ yếu tập trung vào kế hoạch ngắn hạn từ 1-3 năm thiếu kế hoạch đầu tư trung, dài hạn.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VĐT XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ

THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

4.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới tại thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 89 - 92)