Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung về công tác triển khai công tác kê khai qua mạng, nộp
thuế điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.3.1. Thuận lợi
Có rất nhiều thuận lợi xuất phát từ việc kê khai và nộp thuế qua mạng nhưng thuận lợi lớn nhất chính là lợi ích từ ứng dụng kê khai thuế qua mạng đem lại cho người nộp thuế. Chính vì vậy, phần lớn người nộp thuế ủng hộ việc triển khai ứng dụng này.
Nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng DN đối với việc khai thuế điện tử, trên cương vị là đơn trị trực tiếp triển khai hệ thống khai
thuế qua mạng tới DN, các cục thuế, cán bộ thuế địa phương đã tổ chức tốt công tác triển khai, từ khâu tuyên truyền đến việc tập huấn, hướng dẫn và hỗ trợ NNT sử dụng ứng dụng. Trong đó phải kể tới sự tham gia tích cực, hỗ trợ có hiệu quả của các đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT như các nhà cung cấp chữ ký số, Tổ chức cung cấp dịch vụ khai thuế qua mạng. Bởi với số lượng hàng trăm nghìn DN sử dụng ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật mạng để kê khai thuế, nếu không có sự tham gia hỗ trợ của các nhà cung cấp dịch vụ CNTT thì các cơ quan Thuế khó có đủ nhân lực để triển khai và hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp trong quá trình kê khai thuế điện tử.
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là những doanh nghiệp trẻ, năng động và có khả năng về công nghệ thông tin. Do đó, năm bắt thông tin mới nhanh chóng và nhanh chóng sử dụng được hệ thống kê khai thuế qua mạng. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp đều có bộ máy kế toán chịu trách nhiệm về việc kê khai và nộp thuế họ có năng lực tương đối cao về công nghệ.
Ứng dụng kê khai thuế qua mạng tương đối đơn giản và người nộp thuế nhanh chóng có thể sử dụng. Người nộp thuế dễ dàng tìm hiểu những thông tin hướng dẫn sử dụng
Hoạt động ứng dụng công nghệ được đẩy mạnh. Ngày càng có nhiều ứng dụng từ công nghệ hiện đại từ việc quản lý người nộp thuế, nhà nước có nhiều chính sách đãi ngộ với cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực phát triển ứng dụng công nghệ iHTKK.
3.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn những khó khăn đang tồn tại, cần có những điều chỉnh để có thể đạt kết quả cao.
- Kê khai thuế điện tử mới chỉ được thực hiện ở một số địa phương, số doanh nghiệp kê khai thuế còn ít so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn cả nước.
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ.
- Trình độ cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu công việc mới.
- Trình độ về CNTT tại một số DN còn thấp, nên việc thực hiện khai thuế điện tử còn nhiều lúng túng; Điều kiện áp dụng CNTT (máy tính, đường truyền…) cũng ảnh hưởng đến chất lượng khai thuế điện tử; Tâm lý một số DN không muốn thay đổi phương thức kê khai thủ công sang điện tử vì phải chi phí cho việc mua chứng thư số và dịch vụ khai thuế qua mạng…
- Một số người nộp thuế ngại thay đổi do chưa thấy rõ lợi ích, chưa nắm bắt được nhiều thông tin về hệ thống này. Số người nộp thuế qua mạng chưa nhiều dẫn đến tâm lý người nộp thuế lo ngại khi sử dụng. Một số người nộp thuế sử dụng hệ thống phần mềm diệt virus, phần mềm bảo mật chặn thư điện tử thông báo cấp tài khoản và các thông tin về ứng dụng của cơ quan thuế.
- Phần mềm mới, chưa hoàn thiện và chính sách thuế của nhà nước thường xuyên thay đổi nên còn nhiều khó khăn cho người nộp thuế trong quá trình sử dụng. - Phần mềm hỗ trợ kê khai thuế iHTKK chưa bao quát hết được các loại tờ khai người nộp thuế phải nộp nên có tờ khai người nộp thuế nộp điện tử, có tờ khai vẫn phải nộp bằng bản giấy (tờ khai 07 - 09/TNNNT theo Thông tư 130, báo cáo ấn chỉ mẫu BC 08/AC theo Thông tu 120, bảng kê excel kèm theo tờ khai Dự án đầu tư 02/GTGT...) Sự không đồng bộ này gây nhiều khó khăn cho người nộp thuế trong việc kê khai thuế qua mạng. Bên cạnh đó, phần mềm hỗ trợ kê khai thuế lại thường xuyên được nâng cấp để phù hợp với sự thay đỏi của các cơ chế, chính sách thuế. Việc cập nhật thường được thực hiện rất sát với thời hạn nộp tờ khai. ĐÃ có nhiều người nộp thuế chọn nhầm phiên bản cũ, không thể nộp tờ khai qua iHTKK vì không được chấp nhận mã vạch.
- Hệ thống kê khai qua mạng còn mới lạ với các doanh nghiệp mới thành lập nên một số người nộp thuế đang còn rụt dè chờ đợi sau một thời gian mới sử dụng. Trình độ sử dụng công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của một số người nộp thuế còn thấp nên khó khăn trong khi thực hiện kê khai.
- Đặc biệt là người nộp thuế lo ngại thông tin gửi qua mạng dẽ bị mất mát, ảnh hưởng tới an toàn thông tin của người nộp thuế, mặc dù thực tế cơ quan thuế đảm bảo về tính chất bảo mật của hệ thống này.
- Chi phí mua chứng từ thư số còn cao. Mặc dù chứng từ thư số có thể dùng để thực hiện rất nhiều giao dịch trong giao dịch kinh doanh chứ không chỉ trong lĩnh vực thuế nhưng với những đối tượng này, họ không phát sinh nhiều hoạt động kinh doanh. Do vây, mỗi năm doanh nghiệp phải chi mua chứng thư số khoảng 1.000.000 đồng là một khoản chi phí đáng kể.
- Việc tuyên truyền về lợi ích và hiệu quả của kê khai thuế điện tử còn chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KÊ KHAI QUA MẠNG, NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ CỦA DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN