Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác kê khai qua mạng, nộp thuế điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên​ (Trang 43)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử.

- Chỉ tiêu về hoàn thiện và hiện đại hóa công tác tuyên truyền, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn cho các doanh nghiệp nộp thuế điện tử.

Và một số các chỉ tiêu khác liên quan đến công tác kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KÊ KHAI QUA MẠNG, NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi hành chính

Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, phường, trong đó có xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã, phường ở đồng bằng và trung du.

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 80 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.

Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn

học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động.

3.1.1.2. Tình hình đất đai

Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:

- Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.

- Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, 11% bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (trà) (một đặc sản của Thái Nguyên)

- Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.

Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.

3.1.1.3. Tài nguyên khoáng sản

- Tài nguyên rừng

Hiện nay, Thái Nguyên có 206.999 ha đất lâm nghiệp, trong đó 146.639 ha đất có rừng, chiếm 41,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích đất rừng tự nhiên là 102.190 ha, rừng trồng 44,449 ha. Bên cạnh đó, diện tích đất chưa sử dụng

của tỉnh chiếm 17%, trong đó đất rừng phòng hộ 64.553,6 ha, rừng đặc dụng 32.216,4 ha, rừng sản xuất: 110.299,6 ha vừa có tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp, vừa là nhiệm vụ để Thái Nguyên nhanh chóng tiến hành các biện pháp để phủ xanh đất trống đồi trọc.

- Tài nguyên khoáng sản

Nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn như Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)… Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit… tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lượng lớn, khoảng 84,6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nước.

Thái Nguyên hiện có khoảng 250 điểm mỏ và khai khoáng được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, khai khoáng cũng gây ra những hệ lụy không nhỏ về môi trường và xã hội như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, tình trạng sụt lún đất xảy ra tại một số khu vực ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn tồn tại…

Trong năm 2015, UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai chỉ đạo của Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Luật đất đai sửa đổi và các văn bản pháp luật liên quan, tỉnh đã quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, khoáng sản theo quy hoạch, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại các làng nghề, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nặng và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về môi trường. Xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể lãnh đạo, cán bộ các cơ quan chuyên môn thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã và các nông, lâm trường thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo đúng quy định. Tính đến ngày 10/11/2015, trên địa bàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận được 227.829,58 ha, đạt 63,95% diện tích. Dự ước hết năm 2016, diện tích cấp giấy chứng nhận trên toàn tỉnh đạt trên 88% diện tích cần cấp, vượt kế hoạch đề ra.

3.1.1.4. Điều kiện khí hậu thuỷ văn

Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Với lượng mưa khá lớn, trung bình 1.700 mm, tổng lượng nước mưa tự nhiên tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bổ không đều theo thời gian và không gian.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số lao động

Trong 5 năm tình hình dân số và lao động của tỉnh Thái Nguyên có những chuyển biến đáng kể, dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên, tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm khoảng 1,1%.

3.1.2.2. Kết cấu hạ tầng

Hệ thống giao thông tiếp tục được đầu tư phát triển. Toàn tỉnh đã tiến hành làm mới được 686 km đường bê tông xi măng, 217 km đường cấp phối, 13 km đường đá dăm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tất cả các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã, 180/180 xã đã có điện lưới quốc gia và 95,4% số hộ nông thôn được sử dụng điện, 100% số xã, phường được trang bị điện thoại.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2015

Năm 2015 là năm thứ 5 tỉnh Thái Nguyên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Năm 2015, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn thách thức, khả năng hấp thụ và tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp thấp, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục hồi chậm, chỉ số hàng tồn kho ngành công nghiệp chế biến còn cao, thu ngân sách đạt thấp. Với những khó khăn chung của cả nước, nền kinh tế của tỉnh cũng bị tác động, đặc biệt là các ngành công nghiệp luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác là những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh nhưng có mức tăng trưởng rất thấp, hàng tồn kho lớn.

Trước những khó khăn trên, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của DN, kịp thời triển khai thực

hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ Ngành Trung ương, trong đó đã tập trung chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh, kiểm soát giá cả hàng hóa, dịch vụ; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư, từng bước tháo gỡ khó khăn cho các DN, duy trì sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh xảy ra; bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Trong năm 2015, các ngành, các cấp đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp đã đề ra trong kế hoạch chỉ đạo điều hành của tỉnh thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013, trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết 01/NQ-CP, Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ; thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong đầu tư phát triển, đặc biệt là công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư. Do vậy, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức; đã thu hút được tập đoàn Samsung và một số doanh nghiệp phụ trợ triển khai dự án đầu tư và các dự án sản xuất phụ trợ với quy mô lớn trên địa bàn.

Tuy nhiên, do tình hình khó khăn chung của cả nước, nên tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn mặc dù có cải thiện song mức độ phục hồi còn chậm, lượng hàng tồn kho lớn, mức tiêu thụ sản phẩm của một số ngành hàng chủ yếu còn thấp; chỉ số phát triển công nghiệp đạt thấp. Tỉnh Thái Nguyên đã nghiêm túc đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời kiểm điểm những bất cập, hạn chế trong quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đề ra các giải pháp khắc phục kịp thời và tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong năm.

3.2. Thực trạng công tác kê khai qua mạng, nộp thuế điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Thực trạng triển khai công tác kê khai qua mạng, nộp thuế điện tử của các doanh nghiệp nghiên cứu các doanh nghiệp nghiên cứu

Mẫu điều tra được tác giả thu thập từ 98 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Để hiểu rõ hơn về các doanh nghiệp tham gia điều tra và thông tin hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ kê khai thuế qua mạng cũng như hiểu rõ thông tin sử dụng các dịch vụ ngành thuế đã cung cấp sẽ làm cơ sở vững chắc cho các cơ quan, ban, ngành đề ra những giải pháp hỗ trợ phù hợp cho từng nhóm doanh nghiệp để họ có khả năng tham gia vào hệ thống kê khai thuế qua mạng một cách nhanh và bền vững, từ đó nâng cao được chất lượng dịch vụ kê khai qua mạng, nộp thuế điện tử. Tất cả các vấn đề này sẽ được thể hiện thông qua kết quả cuộc điều tra này.

3.2.1.1. Loại hình doanh nghiệp tham gia điều tra

Trong số 98 doanh nghiệp tham gia điều tra có 42 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 43% số doanh nghiệp thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Có 34 doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần tương ứng 35%. Một loại hình doanh nghiệp cũng chiếm tỷ lệ tương đối trong đợt điều tra này đó là doanh nghiệp tư nhân với số lượng 12 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 12 %. Đó là 3 loại hình chủ yếu trong đợt điều tra này. Ngoài ra các loại hình khác vẫn có nhưng chiếm số lượng ít hơn, hình thức công ty nhà nước có số lượng 10 tương ứng với tỷ lệ 10%.

Bảng liệt kê và các biểu đồ sau sẽ thể hiện rất rõ số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp điều tra được phân chia theo loại hình doanh nghiệp.

Bảng 3.1: Loại hình DN điều tra thực trạng triển khai dịch vụ STT Loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%) STT Loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Công ty trách nhiệm hữu hạn 42 43%

2 Công ty cổ phần 34 35%

3 Công ty tư nhân 12 12%

4 Công ty nhà nước 10 10%

Nguồn: Phiếu điều tra

Biểu đồ 3.1: Loại hình doanh nghiệp tham gia điều tra theo số lượng

3.1.2.2. Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp tham gia điều tra lần này thuộc các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp trong ngành xây dựng, giao thông vận tải chiếm số lượng cao với tổng số 48 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 49%. Có 22 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn tương ứng với tỷ lệ 22%, ngành sản xuất, chăn nuôi, cung cấp thức ăn chăn nuôi có 16 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 16%. Ngành dược, y tế, hóa mỹ phẩm có 12 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 12%.

Bảng 3.2: Ngành nghề kinh doanh của DN tham gia điều tra STT Ngành nghề kinh doanh Số lượng Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác kê khai qua mạng, nộp thuế điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)