Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác kê khai qua mạng, nộp thuế điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên​ (Trang 30 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử của doanh nghiệp trên thế giới

Để giảm thời gian về thủ tục tuân thủ thuế, thanh toán thuế, hải quan, các nước trên thế giới đã dựa trên một hệ thống tin học hiện đại. Hệ thống này sẽ loại bỏ thủ tục giấy tờ và sự tiếp xúc giữa NNT với cán bộ thuế. Nhờ đó, giảm đáng kể thời gian cho DN, tăng cường tuân thủ thuế và giảm chi phí cho DN.

Hiện nay, các dịch vụ điện tử chính được cung cấp bởi hầu hết các cơ quan thuế bao gồm: Cung cấp đầy đủ hồ sơ về thuế và các thông tin khác; Nộp hồ sơ khai thuế điện tử; Có đầy đủ và/hoặc một phần tờ khai thuế điền sẵn; Kết hợp phương tiện thanh toán điện tử cho tất cả các loại thuế (ví dụ như thanh toán trực tuyến trực tiếp); Tiếp cận thông tin NNT cá nhân thông qua cổng thông tin NNT trực tuyến; Trung tâm sử dụng phương tiện điện thoại hiện đại (bao gồm cả công nghệ Interactive voice response), để cung cấp dịch vụ điện thoại, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Quản lý thuế công bố năm 2011 cho thấy, một số cơ quan thuế đã bắt đầu sử dụng

công nghệ truyền thông xã hội (Twitter, YouTube và Facebook) trong hoạt động quản lý thuế.

Đáng chú ý, việc sử dụng hệ thống mẫu thuế có sẵn áp dụng cho thuế TNCN bao gồm: Các thông tin như thông tin NNT, lịch sử NNT và các báo cáo của bên thứ ba về thu nhập và các khoản khấu trừ; Từ đó tạo điều kiện cho NNT cũng như công tác kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế. Điển hình là các nước trong khu vực Bắc Âu (Đan Mạch và Phần Lan) - Các cơ quan thuế cung cấp hình thức hỗ trợ cho hầu như tất cả NNT.

Tại các quốc gia trên thế giới, thanh toán thuế được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm: Thanh toán qua ngân hàng, bưu điện; Thanh toán di động, thanh toán qua mạng internet; ghi nợ trực tiếp; Các hình thức khác. Trong đó thì việc thanh toán qua ngân hàng, bưu điện, internet và ghi nợ trực tiếp đang được các nước sử dụng khá phổ biến. Ví dụ: Ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) 12/34 nước thành viên có các khoản thanh toán thuế được thực hiện đầy đủ bằng phương pháp điện tử. Cụ thể hơn, tại một số nước khác như: Australia thanh toán thuế qua ngân hàng, bưu điện chiếm tỷ lệ 24%, điện thoại 3% và qua Internet là 60%; Nhật Bản thanh toán qua ngân hàng bưu điện là 75%, trừ nợ trực tiếp là 16%; Italia thanh toán qua ngân hàng, bưu điện là 29%, qua Internet là 30% và trừ nợ trực tiếp là 41%; Hàn Quốc thanh toán qua ngân hàng, bưu điện là 69% và qua Internet là 18…

- Hàn Quốc là nước có kinh nghiệm trong việc kê khai thuế điện tử, hiện có hơn 80% DN đã quen với việc thực hiện kê khai thuế điện tử, trong khi Mỹ và Nhật chỉ có 50%. Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, nội dung quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT cần tập trung giải quyết các vấn đề về thi hành quyền đánh thuế theo quốc gia. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu, cần có tiêu chí để xác định cơ sở thường trú trong giao dịch TMĐT và xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, hợp tác giữa các quốc gia để tránh những xung

đột với các nước khác trên thế giới cũng như tránh đánh thuế trùng đối với các giao dịch qua internet.

Do giao dịch bằng hình thức TMĐT là loại hình dịch vụ mới với nhiều loại hình kinh doanh được hình thành như các nhà trung gian ảo; các siêu thị ảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính; các trang web trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên internet. Theo đó, với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau. Vì vậy, nếu coi đó là thu nhập từ kinh doanh để đánh thuế thì cần quy định rõ về các loại thu nhập trong các giao dịch liên quan đến các sản phẩm số (phần mềm, file nhạc, phim, hình ảnh,...), giao dịch mua bán tài sản ảo, tiền ảo trong trò chơi trực tuyến. Đối với việc nhập khẩu dịch vụ thông qua việc tải dữ liệu từ internet, cơ quan thuế có thể đánh thuế thông qua việc nộp thay (đơn vị tiêu dùng nộp thuế thay cho các tổ chức cung cấp dịch vụ ở nước ngoài).

Ngoài ra, đối với TMĐT cần quản lý nguồn thu theo từng lĩnh vực, trong đó cần tăng cường quản lý thu đối với các lĩnh vực phức tạp, các loại hình mới như thị trường mở, thương mại qua mạng xã hội (social commerce), quán cà phê internet (internet cafe), trang thông tin mua sắm cá nhân, cửa hàng ứng dụng (app store), các trang cá nhân có tầm ảnh hưởng rộng…

Hiện nay, với ưu tiên kiểm soát những giao dịch B2C bao gồm giao dịch qua thị trường mở, giao dịch qua mạng xã hội, trang mua sắm cá nhân, cửa hàng ứng dụng (app store), power blog… Phòng quản lý các nguồn thu từ TMĐT tập trung phân tích các đặc điểm của các loại hình giao dịch này để phát hiện các phương thức trốn thuế, sau đó, cơ quan thuế sẽ phối hợp với trung tâm chống trốn thuế công nghệ cao để thực hiện điều tra thuế.

Đối với giao dịch C2C, cũng đang là vấn đề khó đối với cơ quan thuế, bởi giá trị và số lượng giao dịch loại hình này càng ngày tăng mạnh, nhất là những giao dịch liên quan đến trò chơi điện tử, bán hàng trên mạng, trong khi nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ có hệ thống máy chủ nằm ở ngoài lãnh thổ Hàn Quốc.

* Nhật Bản

Công tác xã hội hóa quản lý thuế ở Nhật Bản thể hiện rõ trong lĩnh vực phát triển đại lý thuế. Phát triển hệ thống dịch vụ đại lý thuế là một trong những hình thức phổ biến có thể kêu gọi sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Hệ thống dịch vụ này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thực thi chính sách thuế thu nhập cá nhân, tiết kiệm chi phí cho đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành, thực thi các chính sách của Nhà nước. Bài viết sẽ giới thiệu kinh nghiệm phát triển đại lý thuế ở Nhật Bản, từ đó có thể xem xét, áp dụng trong công tác xã hội hóa quản lý thuế ở Việt Nam.

Phát triển đại lý thuế tại Nhật Bản

Công tác tư vấn, thực hiện kê khai và ký xác nhận tờ khai ở Nhật được thực hiện qua các đại lý thuế. Các đại lý thuế này đã có bề dày kinh nghiệm trong gần 70 năm qua. Qúa trình hoạt động của các đại lý thuế được từng bước hoàn thiện sau 04 lần thay đổi, bổ sung Luật Đại lý thuế.

Ở Nhật, những người công tác tại các đại lý thuế phải là người có chuyên môn về thuế, có lập trường độc lập và công bằng, hoạt động căn cứ vào quy định chế độ kê khai thuế, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Về cơ cấu, tổ chức, đại lý thuế ở Nhật có liên hiệp đại lý thuế Nhật Bản, Hiệp hội đại lý thuế. Về nguyên tắc, tại mỗi cục thuế có một Hiệp hội đại lý thuế. Hiện tại, trên toàn Nhật Bản có 15 Hiệp hội đại lý thuế, trong đó đại lý thuế cá nhân có khoảng 70.000 người, đại lý thuế pháp nhân có khoảng 1.300 công ty. Hệ thống đại lý thuế tại Nhật được tổ chức, quản lý theo từng vùng, đáp ứng nhu cầu tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế.

Một trong những cách để xã hội hóa công tác hỗ trợ người nộp thuế tại Nhật Bản được phổ biến rộng rãi và hiệu quả cùng các hình thức tuyên truyền và hỗ trợ của cơ quan thuế, đó là việc đại lý thuế đang ngày càng gần gũi và trở nên đáng tin cậy với người nộp thuế, mang lại nhiều tiện ích nhất cho người nộp thuế.

Hoạt động của các đại lý thuế ở Nhật bao gồm:

- Cung cấp, tư vấn thông tin về tất cả các sắc thuế, các nội dung hoạt động, số liệu thống kê; thông tin giải thích các quy định của pháp luật; các câu hỏi thường gặp về các chế độ, chính sách mới ban hành; cung cấp các bài giảng về thuế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập; về kê khai quyết toán thuế định kỳ hoặc cả năm; các câu hỏi- đáp về các sắc thuế cũng được đăng tải đầy đủ trên website của Tổng cục.

- Cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế trên cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin như: hệ thống kê khai và nộp thuế (e-tax); làm bản quyết toán thuế. - Hướng dẫn người nộp thuế kê khai, nộp thuế qua website. Số lượng người nộp tờ khai qua mạng qua hướng dẫn của các đại lý thuế đã tăng nhanh trong các năm gần đây, theo thống kê hiện tại có khoảng 40% người nộp thuế kê khai thuế qua mạng.

- Cung cấp bản kê khai thuế qua website…

Để thực hiện chế độ khai thuế một cách chính xác và thuận lợi, cần có sự liên kết, hợp tác giữa cơ quan thuế với các hiệp hội đại lý thuế. Cơ quan quản lý thuế nhà nước và hội đại lý thuế thường tổ chức các hoạt động:

- Họp trao đổi giữa Lãnh đạo Tổng cục thuế với Liên hiệp đại lý thuế. Để tăng cường từng bước mối quan hệ hợp tác, cuối tháng 8 hàng năm sẽ có buổi gặp mặt giữa Lãnh đạo Tổng cục thuế và liên hiệp để cùng nhau trao đổi ý kiến liên quan đến những nội dung mà hai bên có yêu cầu.

Ngoài cuộc họp giữa lãnh đạo, Tổng cục thuế và Văn phòng liên hiệp cũng tổ chức những cuộc họp trao đổi giữa cán bộ phụ trách của hai bên. Cán bộ phụ trách của Tổng cục thuế (thường là Thư ký chánh văn phòng) với nhân viên văn phòng của Liên hiệp hội tổ chức họp để trao đổi ý kiến theo từng mục riêng. Ví dụ, các mục trao đổi ý kiến về phổ cập E-tax, triển khai chế độ đính kèm văn bản mới, hợp tác trong việc sửa đổi dịch vụ tư vấn về thuế, họp cấp chuyên viên, họp giữa chi cục thuế với các chi hội đại lý thuế…

- Hội nghị của Liên hiệp với sự tham gia của Thư ký Chánh văn phòng Tổng cục thuế: Tại các cuộc họp này, nếu cần thiết Tổng cục thuế có thể tiến hành giải thích (như yêu cầu hợp tác phổ cập E-tax, yêu cầu hợp tác đối với công tác quản lý hành chính thuế…), ngoài ra đại điện của hai bên cũng có thể tiến hành thảo luận liên quan đến những vấn đề còn tồn đọng, chưa giải quyết. Có thể thấy, đại lý thuế ở Nhật có vai trò và vị trí quan trọng trong công tác dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế. Do đó, Nhật bản đang từng bước hoàn thiện cả về mặt luật pháp và cách thức triển khai để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người nộp thuế. Hình thức và nội dung tư vấn, hỗ trợ qua các đại lý thuế ngày càng dễ hiểu, đáp ứng tốt nhất cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác kê khai qua mạng, nộp thuế điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên​ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)