5. Kết cấu của luận văn
1.1.7. Sự cần thiết phát triển nâng cao chất lượng kê khai qua mạng, nộp
thuế điện tử
“Chất lượng dịch vụ là một thước đo quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, và là một trong những kết quả hoạt động
chính của các cơ quan này. Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là mục đích chính của các cơ quan, vì họ còn phải thực hiện nhiều chức năng khác như hỗ trợ cho sự tăng trưởng, điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng và định hướng tăng trưởng (Arawati và cộng sự, 2007).
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm thu nhập cho người lao động, xoá đói, giảm nghèo... Doanh nghiệp phát triển là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam chiếm khoảng 16% số đối tượng nộp thuế trên cả nước. Song số thu thuế từ các doanh nghiệp hàng năm chiếm 70% tổng số thu nội địa (không kể số thu từ dầu thô). Do đó việc hỗ trợ tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển là vấn đề mà nhà nước cần hết sức quan tâm và chú trọng.
Mặt khác, tính ưu việt của một xã hội được phản chiếu một cách rõ ràng qua chất lượng cung ứng dịch vụ công, bởi vì dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội, đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững và có kỷ cương, trật tự. Mọi xã hội đều có những vấn đề chung, liên quan đến cuộc sống của tất cả mọi người. Các doanh nghiệp cũng không phải ngoại lệ. Doanh nghiệp cũng có những nhu cầu được hỗ trợ từ nhà nước, cộng đồng và các tổ chức xã hội thông qua việc cung ứng các dịch vụ công như dịch vụ
hành chính công, dịch vụ làm các thủ tục về thuế... mà trong đó nhà nước sử dụng quyền lực của mình để đảm bảo quyền dân chủ và các quyền hợp pháp khác của công dân và doanh nghiệp, tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân và sự cần thiết phát triển các dịch vụ công tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển thì Tổng cục Thuế cũng đầu tư phát triển các dịch vụ công hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Ngành Thuế đặt mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp là phần quan trọng nhất trong kế hoạch tổng thể cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế. Theo đó, cơ chế dịch vụ sẽ được phát triển tối đa bao gồm kê khai thuế điện tử, cập nhật thông tin chính sách qua mạng, xây dựng trung tâm hỗ trợ với mạng điện thoại trả lời tự động, tư vấn trực tiếp trao đổi qua hệ thống mail, fax,... tra cứu thông tin liên quan đến doanh nghiệp qua tin nhắn, dịch vụ đại lý thuế, tư vấn thuế...
Và đặc biệt là trong vòng 5 năm trở lại đây, ngành Thuế có sự đầu tư đáng kể về việc phát triển các dịch vụ CNTT trong công tác quản lý thuế và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình. Chiến lược của ngành Thuế trong giai đoạn này là hướng tới hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ CNTT trong việc kê khai thuế, tiếp cận thông tin liên quan đến lĩnh vực thuế qua trang thông tin điện tử ngành Thuế. Với mục tiêu cung cấp ngày càng nhiều hình thức dịch vụ phong phú, nội dung có chất lượng cao để phục vụ doanh nghiệp, Tổng cục Thuế đã xây dựng và cung cấp miễn phí phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế sử dụng công nghệ mã vạch hai chiều để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện kê khai thuế theo các quy định của pháp luật thuế, hỗ trợ tính toán công thức số học trên tờ khai, đối chiếu số liệu trên tờ khai với phụ lục tờ khai, giảm các lỗi số học, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Từ năm 2009, Tổng cục Thuế tiếp tục phát triển các dịch vụ khai thuế qua mạng HTKK nhằm giảm chi phí, thời gian và nhân lực
cho doanh nghiệp (không phải in tờ khai và bảng kê giấy, giảm nhân lực chi phí lưu trữ tờ khai, giảm thời gian đi lại) đồng thời cũng tránh tình trạng quá tải của việc nộp tờ khai thuế tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan thuế vào những ngày cao điểm (hạn nộp tờ khai).
Với việc phát triển các dịch vụ và đặc biệt là dịch vụ công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành Thuế đã khiến cho số thu thuế của ngành ngày một gia tăng và năm 2013 ngành Thuế đã thu 105% so với dự toán pháp lệnh, bằng 112,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi ngành Thuế đã thực hiện chính sách động viên khi thực thi các luật thuế mới và miễn, giảm, giãn thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã làm giảm thu ngân sách và nợ thuế tăng. Do đó, việc phát triển các dịch vụ trong ngành Thuế cho doanh nghiệp luôn là mục tiêu chiến lược của ngành Thuế trong giai đoạn hiện nay.