Xuất một số biện pháp tố chứcTCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5-

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 53 - 67)

Phần I MỞ ĐẦU

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3. xuất một số biện pháp tố chứcTCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5-

tham gia vào TCVĐ một cách tích cực, chủ động, giúp trẻ phát huy vai trò chủ thể của mình trong TCVĐ. Bên cạnh đó phải tạo điều kiện nhận thức được vai trò tầm quan trọng của KNHT khi tham gia trò chơi các trò chơi nói chung và TCVĐ nói riêng, có như vậy kết quả hình thành KNHT cho trẻ mới đạt được như mong muốn.

3.3. Đề xuất một số biện pháp tố chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi 5 - 6 tuổi

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, những yêu cầu xây dựng biện pháp tồ chức TCVĐ. chúng tôi đề xuất một sổ biện pháp tổ chứo TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi như sau:

3.3.1. Biện pháp 1: Sưu tầm, lựa chọn và xây dựng TCVĐ phù hợp vói nội dung hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi

3.3.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa

Việc sưu tầm và lựa chọn TCVĐ là một khâu quan trọng trong việc tổ chức cho trẻ chơi, nó giúp GV tìm đưọc những trò choi phù hợp với đặc điểm nhận thức, kĩ năng chơi, KNHT của trẻ. Sưu tầm và lựa chọn được những TCVĐ phù hợp với nội dung hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi sẽ giúp trẻ hứng thú tham gia chơi, kích thích trẻ tích cực hợp tác với nhau để giải quyết nhiệm vụ chơi chung. Ví dụ sưu tầm TCVĐ dân gian như: mèo đuổi chuột, ném còn,...

3.3.1.2. Nội dung

Để tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi, đảm bảo phù hợp với hứng thú, đặc điểm nhận thức, kĩ năng chơi, KNHT của trẻ 5 - 6 tuổi, GV sưu tầm TCVĐ có nội dung hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi theo các nội dung chơi thuộc các lĩnh vực như nhóm TCVĐ dân gian, nhóm TCVĐ theo chủ đề, nhóm TCVĐ khộng theo chủ đề có sử dụng dụng cụ. Tiến hành lưu trữ bằng văn bản thành một hệ thống TCVĐ để tổ chức cho trẻ chơi nhằm đạt kết quả hình thành KNHT như mong muốn.

3.3.1.3. Cách tiến hành

- Sưu tầm các TCVĐ ở địa phương và các dân tộc Việt Nam có nội dung hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi. Ví dụ: Trò chơi rồng rắn lên mây, ném còn,

54 mèo đuổi chuột, nhảy bao bố…

- Sưu tầm trò chơi trong các tài liệu phát triển vận động cho trẻ: Giáo trình phát triển vận động cho trẻ, giáo trình tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp.

- Xây dựng môt số trò chơi vận động cho trẻ theo hướng tích hợp.

- Lựa chọn TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi phải dựa trên cơ sở phân tích đặc điểm nhận thức, kĩ năng chơi, KNHT của trẻ trong TCVĐ ví dụ như:

+ Đồ dùng, đồ chơi phạc vụ cho trò chơi dễ tìm kiếm. + Giúp hình thành và phát triển KNHT cho trẻ

+ Gây được hứng thú thu hút được sự chú ý của trẻ. +Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.

- Cho trẻ được hoạt động trong nhóm bạn bè và dành cho trẻ thời gian để suy ngĩ trao đổi, bàn bạc, thỏa thuận...cùng thực hiện nhiệm vụ chơi trong TCVĐ: KNHT là một kĩ năng khó hình thành ớ trẻ. Vì vậy, GV cần phải lựa chọn những trò chơi vận động sao cho phù hợp với lứa tuổi và khả năng vận động của trẻ. Mỗi trò chơi này cần phải gắn liền với chủ đề của tuần, tháng với nhiều chủ đề phong phú: Động vật, thực vật, giao thông…Hợp tác là quá trình trao đổi, giao tiếp giữa hai bên (giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người người và môi trường xung quanh), nên quá trình hợp tác chỉ được thực hiện khi trẻ được cùng các bạn trực tếp tham gia vào hoạt động, cụ thể ở đây là các TCVĐ. Nên giáo viên cần lựa chọn cho trẻ những trò chơi chơi theo nhóm, phân đội tạo cho trẻ có cơ hội hoạt động cùng nhau, trao đổi bàn bạc cùng nhau, trẻ có một khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ, thảo luận cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Đồng thời giáo viên phải tôn trọng ý kiến của trẻ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn, ấm cúng, công bằng, dân chủ. Ví dụ như trò chơi ném vòng cổ chai, trò chơi ném còn…

3.3.1.4. Điều kiện vận dụng

Việc sưu tầm và lựa chọn TCVĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi cần đáp ứng mội số yêu cẩu sau:

- Sưu tầm và lựa chọn TCVĐ có nội dung phù họp với mục tiêu GD đã đặt ra. Trò chơi tạo điều kiện tốt để hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi.

55

6 tuổi. GV phải nắm được khả năng nhu cầu, hứng thú. nguyện vọng của trẻ để lựa chọn nội dung và xác định nhiệm vụ chơi phù hợp.

- TCVĐ cần có sự kết hợp giữa tính GD và tính hấp dẫn. Chính sự cuốn húi hấp dẫn của TCVĐ sẽ kích thích trẻ 5 – 6 tuổi hợp tác với nhau để giải quyết nhiệm vụ của trò chơi.

- GV cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình CS - GD trẻ để làm cơ sở dịnh hướng, cho việc lựa chọn trò chơi, nội dung và xác định nhiệm vụ chơi cho trẻ.

- Lựa chọn nội dung chơi có hệ thống và nâng dần yêu cầu của trò chơi

3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường chơi phù hợp, hấp dẫn

3.3.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa

Việc xây dựng môi trường chơi phù hợp, hấp dẫn để lôi cụốn trẻ vào TCVĐ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc tổ chức TCVĐ cũng như trong việc hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi trong khi chơi. Việc xây dựng môi trường chơi phù hợp, hấp dẫn sẽ cuốn hút trẻ tích cực tham gia vào các TCVĐ, tạo cơ hội cho trẻ được thực hành với đồ chơi, vật liệu chơi và được hoạt động cùng nhau. Qua đó hình thành cho trẻ 5 - 6 tuổi KNHT, giúp trẻ học được cách chia sẻ, cộng tác với các bạn trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ chơi chung như: Biết trao đổi, bàn bạc, chia sẻ, giúp đỡ nhau, biết cách thương lượng với các bạn khi có mâu thuẫn xảy ra.

Bên cạnh đó, việc tạo ra môi trường chơi phù hợp, hấp dẫn cũng giúp cho GV có cơ hội làm việc với từng nhóm, từng cá nhân, đặc biệt GV sẽ có nhiêu thời gian để có thể quan sát, đánh giá những biểu hiện hợp tác của Irẽ trong quá trình chơi. Từ đó GV có thể điều chỉnh môi trường chơi cho phù hợp và tìm ra các biện pháp hình thành KNHT phù hợp với trẻ 5 - 6 tuổi.

3.3.2.2. Nội dung

GV cần xây dựng môi trường chơi phù hợp, hấp dẫn thúc đẩy trẻ 5 - 6 tuổi tích cực hợp tác với nhau khi tham gia các hoạt động nói chung và TCVĐ nói riêng. Cụ thể: GV bố trí chỗ chơi, địa điểm chơi phù hợp với các loại TCVĐ, lựa chọn, cung cấp và sắp xếp hợp lý các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho TCVĐ đảm bảo thời gian chơi cho trẻ, đồng thời tạo dựng mối quan hệ thân thiện giữa cô với trẻ. giữa các trẻ với nhau trong quá trình chơi. Việc làm này sẽ tạo cơ hội cho trẻ tích cực hợp tác, giúp đỡ nhau trong suốt quá trình chơi.

56

Tạo không gian chơi chơi kích thích trẻ tích cực hợp tác với nhau: không gian đế tổ chức TCVĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi vốn rất đơn giản. TCVĐ là loại trò chơi có lượng vận động chiếm ưu thế nên trò chơi này đòi hỏi phải có một khoảng không gian dù rộng để trẻ có thể phát huy tối đa khả năng vận động của bản thân.Tuy nhiên để tạo không gian chơi kích thích trẻ 5 - 6 tuổi tích cực hợp tác với nhau GV cần linh hoạt, chủ động trong việc thiết kế không gian, diện tích vốn có của lớp của trường để làm địa điểm tổ chức TCVĐ cho trẻ. Cụ thể những nơi có diện tích nhỏ (trong lớp, ngoài hiên) cô tạo một góc dành cho việc tổ chức các TCVĐ không đòi hỏi quá nhiều trẻ tham gia, còn những nơi có diện tích lớn (sân trường, bãi cỏ, tán cây...) tổ chức cho (trẻ chơi những TCVĐ như “Bịt mắt bắt dê”, “Cướp cờ”, “Chèo thuyền”...đó là các TCVĐ có thể tổ chức cho cả tập thể lớp cùng tham gia và thi đua. Tất cả những không gian GV lựa chọn để tổ chức TCVĐcho trẻ 5 - 6 tuổi cần đảm bảo các yêu cầu như là thuận tiện, thoáng mát, an toàn, hợp vệ sinh, có sức cuốn hút trẻ…Ví dụ: khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Trò chơi này yêu cầu không gian chơi phải rộng. Ta có thể tổ chức cho trẻ chơi ngoài sân trường, trước khi cho trẻ ra chơi phải đảm bảo sân trường sạch sẽ, thoáng mát, an toàn, lựa chọn thời gian ra sân phù hợp với điều kiện thời tiết.

Cung cấp, sắp xếp dồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu phù hợp theo chủ đề và với từng TCVĐ: Việc cung cấp và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu phù hợp theo chủ đề và với từng TCVĐ sẽ tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để trẻ được thực hành, trải nghiệm và bộc lộ KNHT của mình khi tham gia trò chơi. Vật liệu, đồ dùng để chơi TCVĐ rất đơn giản, dễ tìm kiếm. Do đó, GV có thể tổ chức cho trẻ cùng cô tìm kiếm các vật liệu chơi và làm đồ chơi trong TCVĐ. Sau đó GV cùng trẻ sắp xếp đồ chơi, vật liệu chơi vào các góc dành để tổ chức TCVĐ. Cách sắp xếp, bố trí đồ dung, đồ chơi, nguyên vật liệu chơi trong góc cần đảm bảo một số yêu cầu:

+ Sắp xếp, bố trí đồ chơi, nguyên vật liệu chơi vào đúng sóc quy định, dễ lấy ra và cất vào, an loàn, vừa tầm với trẻ.

+ Sắp xếp, bố trí đồ chơi, nguyên vật liệu chơi đa dạng, đẹp mắt, cuốn hút được sự chú ý của trẻ nhưng không quá nhiều.

+ Thường xuyên thay đổi, bổ sung đồ chơi, nguyên vật liệu chơi cho phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm.

57

khi chơi TCVĐ, GV không nên hối thúc trẻ chơi mà cần bố trí đủ thời gian cho trẻ chơi và thể hiện KNHT. Để có đủ thời gian cho trẻ chơi TCVĐ, GV có thể tổ chức cho trẻ chơi TCVĐ vào thời điểm khác nhau trong ngày và lồng ghép vào các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày: Hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chung, hoạt động chiều...Tuy nhiên, khi tổ chức cho trẻ chơi TCVĐ GV cần lưu ý về thời lượng chơi của trẻ, có thể tham gia 3,4 lượt chơi để trẻ cảm thấy có thích thú khi chơi mà không bị nhàm chán, không thời trẻ không bị vận động quá mức gây kiệt sức khi chơi xong.

Tạo dựng mối quan hệ thân thiện giữa cô với trẻ, giữa các trẻ với nhau trong quá trình chơi: Sự thân thiện giữa GV với trẻ và đặc biệt là giữa các trẻ với nhau trong quá trình chơi có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành KNHT cho trẻ MG nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng. Bởi vì sự thoải mái về mặt tâm lí sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp cũng như trong việc phối hợp hành động với các bạn để thực hiện nhiệm vụ chơi. Chính vì vậy, trong quá trình tố chức TCVĐ GV cần tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở với trẻ, động viên, khuyến khích trẻ mạnh dạn hòa mình với các bạn trong suốt quá trình chơi, bằng cách: Thu hút sự chú ý của trẻ vào TCVĐ bằng sự gần gũi, nhiệt tình, vui vẻ của mình, thường xuyên tạo cho trẻ cơ hội được khẳng định mình, được trao đổi, bàn bạc với các bạn trong nhóm, lớp. Điều đó sẽ giúp trẻ ngày càng tự tin, mạnh dạn hợp tác vớí các bạn để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chơi chung.

3.3.2.4. Điều kiện vận dụng

- Cần có sự đầu tư và quan tâm thích đáng đến việc tạo ra môi trường chơi ,phù hợp, hấp dẫn trẻ.

- Cẩn phải sắp xếp vị trí hoạt động phù hợp để trẻ dễ dàng quan sát, di chuyển và thực hiện các thao tác như bàn bạc, trao đổi và phối hợp hành động chơi cùng nhau.

- Tạo cho trẻ môi trường chơi tự do, thoải mái, có các đồ dùng phong phú nguyên vật liệu đa dạng, đảm bảo thẩm mỹ, an toàn và vệ sinh cho trẻ.

- GV tìm kiếm và dạy trẻ biết tim kiếm những vật liệu chơi có sằn trong tự nhiên ở địa phương, tồ chức cho trẻ tự làm những đồ chơi từ những nguyên vậtl iệu đó để phục vụ cho TCVĐ.

58

hợp với chủ đề, chủ điểm và các TCVĐ khác nhau. Đồ dùng, đồ chơi phải để gọn gàng trên giá, vừa tầm với trẻ và phải để mở để trẻ có thể dễ dàng lấy được.

- GV Phải nắm vững được đặc điểm tâm lí cũng như vốn hiểu biết và kĩ năng chơi của trẻ mẫu 5 – 6 tuổi.

- Luôn tạo ra bầu không khí vui vẻ, thân tình, cởi mở khi tổ chức TCVĐ cho trẻ.

3.3.3. Biện pháp 3: Tạo tình huống chơi bằng cách sử dụng các dạng nghệ thuật

3.3.3.1. Mục đích và ý nghĩa

Lôi cuốn trẻ 5 - 6 tuổi chơi cùng nhau cố ý nghĩa lớn trong việc tạo hứng thú cho trẻ đối với việc tham gia chơi TCVĐ và hợp tác với nhau khi chơi,giúp trẻ giải quyết các nhiệm vụ chơi TCVD một cách có hiệu quả.

Tạo ra nhiều tình huổng có vấn đề bằng cách sử dụng các dạng nghệ thuật (thơ truyện, câu đố, âm nhạc, phim ảnh...) sẽ tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và rèn luyện nhiều hơn, giúp trẻ vận dụng các kĩ năng đã có để giải quyết nhiệm vụ chơi trong nhiều tình huống khác nhau. Đồng thời các dạng nghệ thuật còn tác động mạnh mẽ đến tình cảm của trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của việc hợp tác với nhau khi chơi chung một cách nhẹ nhàng, khiến trẻ có nhu cầu hơp tác với các bạn trong nhóm, lớp để tích cực hoàn thành nhiệm vụ chơi chung. Ví dụ: Tạo tình huống cho trẻ như: Nhảy qua suối để mang nấm cho bác thỏ nâu,…

3.3.3.2. Nội dung

Thực chất của biện pháp này là giúp trẻ tìm kiếm các phương thức hoạt động phù hơp, cuốn hút trẻ vào TCVĐ, kích thích và duy trì hứng thú chơi của trẻ tạo điều kiện cho trẻ chủ động vận dụng những kĩ năng, thái dộ đã có vào những hoàn cảnh phù hợp, phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập của trẻ dối với việc hợp tác trong TCVĐ.

Giáo viên có thể tạo tình huống chơi bằng cách sử dụng các bài thơ, câu đổ, câuchuyện, các bài hát, phim ảnh...phải phù hợp với nội dung KNHT cho trẻ. Hoặc GV sử dụng hệ thống câu hỏi, lời gợi ý nhận xét và bổ sung câu trả lời của trẻ trước khi chơi, dùng hoàn cảnh cụ thể mà trẻ gặp phải, hay nâng cao dần mức độ khó của TCVĐ… hướng trẻ đến những yêu cầu của KNHT khi tham gia TCVĐ nhằm nâng cao sự hiểu biết của trẻ về sưu cần thiết của KNHT và biết cách thực hiện KNHT trong khi chơi với các bạn.

59

Xác định những KNHT cần hình thành ở trẻ để có thế định hướng được mục đích, nhiệm vụ cần thực hiện.

Khi tổ chức TCVĐ cho trẻ, GV đặt ra cho trẻ những tình huống chơi bằng cách sử dụng các dạng nghệ thuật nhằm lôi cuốn trẻ vào việc tìm kiếm các phương thức hoạt động để giải quyết nhiệm vụ chơi, chủ yếu là giúp trẻ nhận ra vai trò của việc hợp tác khi tham gia chơi TCVĐ để hoàn thành nhiệm vụ chơi chung.

Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng trẻ suy nghĩ về những hành động, những KNHT mà trẻ thực hiện trong TCVĐ. GV dẫn dắt trẻ vào các tình huống, có vấn đề, hướng sự chú ý của trẻ vào các vấn đề vừa xuất hiện, giúp trẻ ý

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)