Khái niệm biện pháp tổ chứcTCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 28 - 30)

Phần I MỞ ĐẦU

6. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Khái niệm biện pháp tổ chứcTCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ

5 – 6 tuổi

1.4.1. Khái niệm biện pháp

Biện pháp GD là một trong các thành tổ của quá ừình GD, nó có quan hệ mật thiết và có tính biện chứng với các thành tố khác của quả trình GD, đặc biệt là phương pháp GD.

Biện pháp GD là một phần củạ phương pháp GD, là những tác động riêng biệt của GV trong mỗi phương pháp GD cụ thể.

Theo từ điển tiếng Việt, biện pháp là “cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể”. Như vậy, ta có thể hiểu: Biện pháp là cách làm cụ thể, cách giải quyết một vấn đề cụ thể hay hướng tới giải quyết nhiệm vụ từng phần, cụ thể.

Trong quan hệ với phương pháp GD, biện pháp GD là yếu tố hợp thành của phương pháp GD, phụ thuộc vào phương pháp GD. Tuy nhiên, trong thực tiễn GD, “phương pháp” và “biện pháp” GD có quan hệ mật thiết với nhau đến nỗi khó có thể phân biệt được ranh giới giữa chúng. Trong từng tình huống cụ thể, phương pháp GD và biện pháp GD có thể chuyển hóa cho nhau. Có lúc phương pháp là con đường độc lập để giải quyết nhiệm vụ GD, có lúc phương pháp chi là một biện pháp cỏ tác dụng riêng biệt.

1.4.2. Khái niệm biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi

Vậy biện pháp được hiểu là những cách thức cụ thể, là thủ thuật tác động vào quá trình hoạt động nhằm làm cho hoạt động đạt được hiệu quả tốt nhất trong những điều kiện nhất định với những đối tượng xác định. Dựa vào cách hiểu trên, chúng tôi xác định khái niệm “biện” pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi trong phạm vi nghiên cứu Hcủa đề tài như sau:

Biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi là

tổng hợp những cách thức tổ chức TCVĐ nhằm hình thành khả năng chơi cùng nhau để thực hiện nhiệm vụ chơi ở trẻ 5 – 6 tuổi.

Việc lựa chọn, thiết kế, tổ chức và triển khai các biện pháp tồ chức TCVĐ t nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi phải tuân theo quy luật tổ chức của quá trình GD. Nghĩa là phải căn cứ vào mục đích, nội dung, các phương tiện GD và đặc điểm phát triển của trẻ.

29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đối với trẻ MG nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng thì KNHT có một vai trò hết sức cần thiết, vì nó là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Nhu cầu hợp tác ở trẻ 5 - 6 tuổi với mọi người xung quanh là rất lớn. Chính nhờ có KNHT mà trẻ bước vào cuộc sổng xã hội dễ dàng và thuận lợi hơn.

Việc hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi có thể được thực hiện thông qua TCVĐ, vì TCVĐ là loại trò chơi có luật, thường được tổ chức chơi theo tập thể và có yếu tố thi đua giữa các nhóm chơi, chính các yếu tố này giúp cho TCVĐ trở thành một phương tiện phù hợp để hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Do nhận thức được tầm quan trọng của KNHT đối với sự phát triển nhân cách của trẻ MN, nên trên thế giới cùng như Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề tổ chứcTCVĐ nhằm hìnhthành KNHT cho trẻ 5 - 6tuổi.

Biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi là cách thức tổ chức TCVĐ nhằm hình thành khả năng chơi cùng nhau để thực hiện nhiệm vụ chơi ở trẻ 5 - 6 tuổi trong TCVĐ. Các biện pháp tổ chức TCVĐ cỏ quan hệ chặt chẽ với hiệu quả của việc hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi, vì các biện pháp nếu được sử dụng một cách linh hoạt sẽ giúp cho KNHT của trẻ được hình thành và phát triển một cách thuận lợi nhất.

30

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)