Thực trạng về việc tổ chứcTCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5-

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 30)

Phần I MỞ ĐẦU

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Thực trạng về việc tổ chứcTCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5-

6 tuổi trong chương trình GDMN

2.1.1. Chương trình cải cách GDMN

Chương trình cải cách GDMN được xây dựng dựa trên lý thuyết “hoạt động” và được ban hành toàn quốc toàn quốc từ năm 1984. Nội dung chương trình được xây dựng phù hợp với từng độ tuổi, theo hướng cơ bản là:

- Bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự tăng trưởng lành mạnh của cơ thể trẻ. - Hình thành và phát triển các chức năng chung phù hợp với sự phát ưiến độ tuổi.

- Trau dồi những tình cảm tri thức, thói quen cần thiết cho cuộc sống và sự phát triển của trẻ.

- Chuẩn bị cho trẻ sau này thích nghi tốt ở trường phổ thông.

Nội dung chương trình nhằm mục tiêu phát triển đầy đủ toàn diện cho trẻ về các mặt: Thể dục, đức dục, trí dục, thẩm mỹ và lao động. Tuy nhiên mục tiêu và nội dung hình thành KNHT cho trẻ nói chung và hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuối trong TCVĐ nói riêng thì chương trình không đề cập đến, vì vấn đề về kĩ năng sống, trong đỏ có KNHT còn khá mới mẻ trong giai đoạn khi đó.

2.1.2. Chương trình GDMN hiện nay

Chương trình GDMN hiện nay được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/07/2009. Mục tiêu của chương trình được xác định thông qua 5 mặt phát triển: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ.

Về thực chất, chương trình GDMN hiện nay kế thừa những ưu điểm của các chương trình chăm sóc GD trẻ trước đây, nhất là chương trình đổi mới nhưng được phát triển trên các quan điểm đảm bảo đáp ứng sự đa dạng cùa các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển. Chương trình chú trọng đến việc đánh giá sự phát triển của trẻ để làm cơ sờ cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với nhu cầu và khả năng cùa trẻ. Chương trình GDMN mới bao gồm: Chương trình GD

31

nhà trẻ và chương trình GD mẫu giáo.

Đối với GD mẫu giáo chương trình chú trọng đổi mới cách tổ chức môi trường GD nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo. Đồng thời coi trọng hoạt động chủ đạo của trẻ MG với phương châm chơi mà học, học mà chơi.

Cũng giống như chương trình cải cách và chương trình đổi mới GD mẫu giáo, trong chương trình GDMN mới mục tiêu và nội dung hình thành KNHT cho trẻ MG nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng không được xác định riêng rẽ, mà nó năm trong mục tiêu và nội dung GD phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, cụ thể là năm trong phân nội dung phát triển kĩ năng xã hội (hành vi và quy tắc ứng xử xã hội), bao gồm các nội dung: lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chi lễ phép, chờ đến lượt, hợp tác.

Vấn đề kĩ năng sống trong đó có KNHT ngày càng được quan tâm, do đó việc hình thành KNHT cho trẻ được GVMN chú trọng và lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động của trẻ dưới nhiêu hình thức khác nhau như trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, trong lao động, trong hoạt động vui chơi...Chương trình cũng đưa ra một số phương pháp và hình thức để hình thành KNHT cho trẻ như: Phương pháp thực hành, trò chơi, nêu tình huống có vấn đề, luyện tập, nêu gương, đánh giá...Tuy nhiên, chương trình mới chỉ chú trọng hình thành KNHT cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề mà chưa thấy được TCVĐ cũng là một phương tiện hữu hiệu, cơ hội thuận lợi để hình thành KNHT cho trẻ. Do đó chương trình chưa có những yêu cầu cụ thể đối với GV trong việc tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Qua việc tìm hiểu và phân tích ba chương trình GD trên cho thấy: Chương trình cải cách MG chưa quan tâm đến vấn đề về kĩ năng sống, trong đỏ có việc hình thành KNHT cho trẻ, còn chương trình đổi mới và chương trình GD mới đã bắt đầu chủ trọng đến việc GD phát triển các kĩ năng xã hội cần thiết cho trẻ MG. Tuy nhiên nội dung hình thành KNHT cho trẻ nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng vẫn chưa được đề cập cụ thể, các phương pháp, biện pháp và hình thức cũng chưa được sắp xếp một cách hệ thống. Hình thức chủ yếu để hình thành KNHT cho trẻ MG vẫn là thông qua hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề, còn TCVĐ vẫn nhằm chủ yếu để hình

32

thành và rèn luyện các vận động cơ bản và các tố chất thể lực cho trẻ, cho nên TCVĐ vẫn chưa được coi là một hình thức thích hợp và phương tiện hữu hiệu để hình thành KNHT cho trẻ nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng.

2.2. Thực trạng về tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi

2.2.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu thực trạng tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non

2.2.2. Khách thể điều tra

- Để tìm hiểu vấn đề chúng tôi đã tiến hành khảo sát 30 GV đang trực tiếp giảng dạy tại 2 trường mầm non: Hùng Vương – Thị Xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.

Hầu như 100% GV tham gia khảo sát đều có trình độ trung cấp trở lên và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm công tá trong ngành. Đội ngũ giáo viên đều có đặc điểm yêu nghề, mến trẻ và có nhiều kĩ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong việc chăm sóc - GD trẻ.

2.2.3. Nội dung điều tra

Nội dung điều tra thực trạng tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi bao gồm:

- Nhận thức của GV về ý nghĩa của KNHT đối với sự phát triển nhân cách của trẻ 5 – 6 tuổi.

- Thực trạng tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi. - Thuận lợi và khó khăn GV thường gặp khi TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi.

- Những kinh nghiệm của GV trong việc hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCVĐ.

2.2.4. Cách tiến hành điều tra

- Sử dụng phiếu điều tra (an két) đối với GV kết hợp với đàm thoại, trao đổi trực tiếp với GV.

- Quan sát trực tiếp và ghi chép quá trình tổ chức TCVĐ ở 2 lớp 5 – 6 tuổi của trường MN Hùng Vương.

33

2.2.5. Kết quả điều tra

2.2.5.1. Kết quả điều tra bằng phiếu an két

- Kết quả đánh giá GV về tầm quan trọng của KNHT đối với trẻ 5 – 6 tuổi.

Kết quả đánh giá GV về tầm quan trọng của KNHT đối với trẻ 5 – 6 tuổi được thể hiện ở bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1: Tầm quan trọng của KNHT đối với trẻ 5 – 6 tuổi

STT Tầm quan trọng Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ %

1 Rất quan trọng 23/30 76.7

2 Quan trọng 7/30 23,3

3 Ít quan trọng 0 0

4 Không quan trọng 0 0

Từ kết quả trên cho thấy: Hầu như các GV tham gia khảo sát đã nhận thức được tầm quan trọng của KNHT đối với trẻ 5 – 6 tuổi. Tất cả đều cho rằng KNHT rất cần thiết hoạc cần thiết đối vơi trẻ 5 – 6 tuổi, trong đó số GV đánh giá rằng KNHT rất cần thiết chiếm tỷ lệ cao (76,7%). Không có giáo viên nào phủ nhận vai trò của KNHT đối với sự phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi. Điều này chứng tỏ việc hình thành KNHT cho trẻ cũng được GV quan tâm trong quá trình chăm sóc – GD trẻ 5 – 6 tuổi, đồng thời đây sẽ là tiền đề cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi đươc tốt hơn.

- Kết quả đánh giá của GV về việc hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi

Kết quả đánh giá của GV về việc hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCVĐ được thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2: Hình thành KNHT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua TCVĐ

STT Hình thành kĩ năng hợp tác thông qua TCVĐ Ý kiến lựa

chọn Tỷ lệ

1 Có 30/30 100

2 Không 0 0

Theo kết quả điều tra, 100% GV tham gia khảo sát cho là chú ý đến việc hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCVĐ. Do đa số GV đều nhận thức được tầm quan trọng của KNHT đối với trẻ MG nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi

34

nói riêng nên khi tổ chức các hoạt động của trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi, trong đó có TCVĐ, các GV đã bắt đầu chú ý đến việc hình thành KNHT cho trẻ trong các trò chơi.

Nhưng trên thực tế, qua việc quan sát, dự giờ các hoạt động vui chơi của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN, đặc biệt là TCVĐ, thì kết quả lại ngược lại, hầu như cac GV chưa lồng ghép được nhiều nội dung hoặc không có nội dung hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi, bên cạnh đó, các phương pháp, biện pháp để hình thành KNHT của trẻ thông qua TCVĐ còn nghèo nàn, chưa có hệ thống, dẫn đến việc hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi đạt hiệu quả chưa cao.

- Kết quả đánh giá GV về biểu hiện của KNHT của trẻ 5 – 6 tuổi

Kết quả đánh giá GV về biểu hiện của KNHT của trẻ 5 – 6 tuổi trong TCVĐ được thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3: Biểu hiện của KNHT của trẻ 5 – 6 tuổi trong TCVĐ

STT Biểu hiện Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ

1 Trẻ chấp nhận sự phân công của người trưởng trò và của các bạn trong nhóm chơi.

19/30 63,3

2 Trẻ biết troa đổi, bàn bạc, thảo luận với nhau để đưa ra cách thức thực hiện nhiệm vụ chơi

13/30 43,3

3 Trẻ biết phối hợp hoạt động chơi với các bạn trong nhóm, lớp để hoàn thành nhiệm vụ chơi chung.

21/30 70

4 Trẻ biết chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ các bạn trong nhóm, lớp để hoàn thành nhiệm vụ chơi chung.

9/30 30

5 Trẻ có thái độ thân thiện với các bạn, biết cách thương lượng khi có mâu thuẫn xảy ra trong khi chơi.

5/30 16,7

Theo kết quả điều tra cho thấy: Phần lớn GV cho rằng biểu hiện của KNHT trong TCVĐ của trẻ 5 – 6 tuổi là trẻ biết phối hợp hành động chơi với các bạn trong nhóm, lớp để hoàn thành nhiệm vụ chơi chung (chiếm 70%), Trẻ chấp nhận sự phân

35

công của người trưởng trò và của các bạn trong nhóm chơi (chiếm 63,3%).

Trên thức tế, 2 biểu hiện của KNHT mà GV lựa chọn là dễ dàng nhận thấy khi trẻ 5 – 6 tuổi chơi các TCVĐ, còn các biểu hiện còn lại thường khó thấy vì GV ít chú ý đến việc hình thành KNHT cho trẻ. Ví dụ như: trong các TCVĐ, GV thường là người chủ động chọn lựa trò chơi, phân vai chơi cho trẻ, nên ít trẻ có cơ hội được thỏa thuận, bàn bạc chọn trò chơi và vai chơi mà mình yêu thích. Hay khi chơi TCVĐ có kèm yếu tố thi đua giữa các nhóm chơi, nếu nhóm bị thua thì sẽ gây gổ với nhau vì kết quả chơi không làm trẻ hài lòng, GV chưa GD trẻ thái độ thân thiện với bạn cùng chơi, và nếu xảy ra xung đột thì thường sẽ gây gổ với nhau, chứ trẻ chưa biết cách giải quyết những xung đột đó.

- Kết quả nhận thức của GV về các biện pháp hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCVĐ

Kết quả nhận thức của GV về các biện pháp hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCVĐ được thể hiện qua bảng 2.4

Bảng 2.4: Biện pháp hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCVĐ

STT Biện pháp Ý kiến lựa

chọn Tỷ lệ

1 Tạo cơ hội cho trẻ làm việc nhóm 11/30 36,7 2 Lập kế hoạch chơi theo hướng tích cực hóa

hoạt động hợp tác của trẻ

10/30 33,3

3 Hướng dẫn trẻ kĩ thuật hợp tác (Biết lắng nghe, trình bày ý kiến, nhượng bộ, giải quyết xung đột, thống nhất ý kiến)

8/30 26,7

4 Theo dõi, giúp đỡ, hướng dẫn trẻ khi xảy ra xug đột trong nhóm

1/30 3.3

5 Động viên, khuyến khích trẻ khi trẻ hợp tác thành công

0 0

6 Đưa ra các tiêu trí và cách đáh giá kết quả hoạt động theo chất lượng của sự hợp tác của trẻ

36

Theo kết quả điều tra cho thấy hầu như các GV lựa chọn sử dụng các biện pháp như tạo cơ hội cho trẻ làm việc theo nhóm (chiếm 36,7%) , lập kế hoạch chơi theo hướng tích cực hóa hoạt động hợp tác của trẻ (chiếm33,3%) và hướng dẫn trẻ kĩ thuật hợp tác (chiếm 26,7%) để hình thành KNHT của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCVĐ. Các biện pháp còn lại hầu như là GV ít sử dụng, thậm chí là không sử dụng khi tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN.

Tuy nhiên trên thực tế, qua việc quan sát, dự giờ các hoạt động vui chơi của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN, đặc biệt là TCVĐ, thì kết quả cho thấy các phương pháp, biện pháp hầu hết các GV sử dụng để hình thành KNHT của trẻ thông qua TCVĐ còn nghèo nàn, chưa có hệ thống, đẫn đến việc hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi đạt hiệu quả chưa cao.

- Kết quả đánh giá của GV về những thuận lợi khi hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCVĐ

Kết quả đánh giá của GV về những thuận lợi khi hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCVĐ được thể hiện qua bảng 2.5

Bảng 2.5: Những thuận lợi khi hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCVĐ

STT Thuận lợi Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ

1 Nhà trường quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn việc hình thành KNHT cho trẻ 12/30 40 2 Cơ sở vật chất đầy đủ 11/30 36,7 3 Trẻ thích chơi các TCVĐ cần có sự hợp tác 4/30 13,3

4 Có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc GD trẻ

5/30 16,7

5 Tất cả các ý kiến trên 13 43,3

Theo kết quả cho thấy: Có 40% GV cho rằng những thuận lợi khi hình thành KNHT cho trẻ đó là nhà trường quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn việc hình thành KNHT cho trẻ (Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề về kĩ năng sống nói chung, và KNHT nói riêng cho GV và phụ huynh, bên cạnh đó, nhà trường

37

còn trang bị sách, báo chí…chuyên về kĩ năng sống cho GV làm tài liệu tham khảo…), có 36,7% GV cho rằng thuận lợi hình thành KNHT cho trẻ là cơ sở vật chất đầy đủ (Sân chơi rộng dãi để trẻ thoải mái hoạt động và vui chơi các trò chơi, đặc biệt là trò chơi vận động, đồ dùng, đồ chơi của trẻ phong phú giúp trẻ tăng hứng thú khi chơi…), cũng có 13,3% GV cho rằng trẻ thích chơi các TCVĐ cần có sự hợp tác là điều thuận lợi, bên cạnh đó có 16,7 % GV cho rằng công tác chăm sóc GD trẻ là một thuận lợi để GV dễ dàng giúp trẻ hình thành KNHT trong TCVĐ. Và phần lớn GV (chiếm 43,3%) cho rằng 4 yếu tố trên đều thuận lợi để hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi.

2.3. Hiệu quả của việc hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCVĐ TCVĐ

2.3.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu hiệu quả của việc hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCVĐ ở một số trường MN.

2.3.2. Khách thể điều tra

Chúng tôi tiến hành khảo sát 60 trẻ ở 2 lớp 5 – 6 tuổi thuộc trường MN Hùng Vương – Thị Xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ. Các cháu được khảo sát đều phát triển bình thường về thể chất trí tuệ, có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt động GD dành cho trẻ 5 – 6 tuổi. Các cháu được chăm sóc và GD theo chương trình MN hiện nay.

2.2.3. Nội dung điều tra

Chúng tôi khảo sát hiệu quả của việc hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TCVĐ ở 2 trường MN theo 5 nội dung: Trẻ chấp nhận sự phân công của người trưởng trò và của các bạn trong nhóm chơi trẻ biết trao đồi bàn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)