7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3.1 Bối cảnh chung tác động đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
3.1.1. Quản lý thuế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là một khâu trong quá trình phát triển và là tiền đề cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay. Xu hƣớng này không chỉ mang lại lợi ích mà còn đặt nền kinh tế các quốc gia phải đối mặt với những thách thức, do những biến động tiêu cực của thị trƣờng, tài chính và kinh tế toàn cầu. Trong nhiều năm qua, các nƣớc đã sử dụng thuế nhƣ một công cụ để cạnh tranh thu hút đầu tƣ và thúc đẩy nền kinh tế nội địa. Một hình thức cạnh tranh thuế phổ biến là ƣu đãi về thuế, trong đó miễn thuế tạm thời, giảm thuế suất, cho phép đầu tƣ và miễn thuế nhập khẩu cho hàng hóa vốn là những dạng thông thƣờng nhất của ƣu đãi thuế. Tuy nhiên, các biện pháp ƣu đãi thuế chắc chắn phải đƣợc sử dụng rất cẩn thận và tiết kiệm để đảm bảo tính hiệu quả của những biện pháp này, cũng nhƣ hạn chế sự lạm dụng dẫn tới cạnh tranh thuế không lành mạnh tổn hại tới lợi ích của các quốc gia có liên quan. Xu hƣớng giảm thuế TNDN, tạo nhiều ƣu đãi thuế hơn đang đƣợc sử dụng rộng rãi nhằm thu hút đầu tƣ tại nhiều quốc gia. Trong vài thập kỷ vừa qua, số tiền nộp thuế của các doanh nghiệp lớn đang giảm dần do các quốc gia liên tiếp hạ thấp thuế TNDN để cạnh tranh lẫn nhau. Do đó, thuế suất thuế TNDN trên toàn cầu đã giảm từ mức trung bình 27,5% vào 10 năm trƣớc xuống còn 23,6% hiện nay và quá trình này đang có dấu hiệu tăng tốc.
3.1.2. Chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh dịch Covid – 19
Đại dịch Covid-19 đang lan tràn toàn cầu. Có nhiều giải pháp tài chính đƣợc Chính phủ các nƣớc đƣa ra nhằm ổn định nền kinh tế nhƣ sử dụng gói cứu trợ tài chính, sử dụng chính sách cắt giảm thuế, tăng chi tiêu công, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tƣ công, hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn lãi suất thấp,… Trong hệ thống các giải pháp đƣợc thực hiện thì giải pháp về chính sách thuế - một công cụ của chính sách tài khóa đƣợc nhiều nƣớc tích cực sử dụng trong bối cảnh sử dụng chính sách tiền tệ không thể mang lại nhiều hiệu quả trực tiếp và có độ trễ nhất định.
Với gói chính sách an sinh xã hội lên tới gần 62 nghìn tỷ đồng Việt Nam đã thực hiện hỗ trợ và giải cứu đƣợc nhiều đối tƣợng doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế khác nhau,… Trong giai đoạn ảnh hƣởng mạnh của đại dịch Covid-19, ngành thuế đã chỉ đạo chỉ thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ và không tiến hành thanh tra các doanh nghiệp bị ảnh hƣởng bởi dịch Covid-19. Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất đã đƣợc Chính phủ ban hành kịp thời để hỗ trợ ngƣời dân và doanh nghiệp bị ảnh hƣởng của dịch Covid-19. Các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh đƣợc gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất 5 tháng với giá trị khoảng 180.000 tỷ đồng.
3.1.3. Thuận lợi, khó khăn của công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình
3.1.3.1. Thuận lợi
Để đánh giá về việc thực hiện công tác quản lý thuế của cơ quan thuế cũng nhƣ việc chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp, Bộ tài chính, Tổng cục Thuế đã tổ chức các hội thảo với các chuyên gia kinh tế, các tổ chức thƣơng mại quốc tế, ngân hàng thế giới cũng nhƣ các doanh nghiệp trong và
ngoài nƣớc. Qua các cuộc hội thảo học hỏi kinh nghiệm quản lý thuế của các nƣớc tiên tiến, lắng nghe ý kiến của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, từ đó đề xuất với Quốc hội, Chính phủ để sửa đổi, bổ sung các chính sách về thuế. Để khuyến khích nền kinh tế phát triển cân bằng, đồng bộ thì đa số các nƣớc đều chuyển sang ƣu đãi theo diện rộng thay về ƣu đãi các ngành nghề mà cần thu hút đầu tƣ nhƣ trƣớc đây. Từ những bài học kinh nghiệm và xu hƣớng chung của thế giới thì Việt Nam cũng đã hạ mức thuế suất thuế TNDN từ 28% xuống 25% từ ngày 01/01/2009 (Theo Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12) và tiếp tục hạ xuống mức 20% từ ngày 01/01/2016 (Theo quy định của Luật số 32/2013 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN).
Để phát triển đồng đều giữa các vùng, các địa phƣơng thì Luật thuế TNDN sửa đổi ƣu tiên và tạo sức hấp dẫn ở ƣu đãi theo địa bàn và giảm sự chênh lệch trong chính sách ƣu đãi theo lĩnh vực đầu tƣ kinh doanh nhƣng vẫn phải đảm bảo để thu hút đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài.
Các chế độ chính sách về thuế TNDN cũng đã đƣợc đƣơn giản hóa rất nhiều để công tác quản lý, sổ sách, chứng từ của doanh nghiệp đƣợc giảm thiểu tối đa, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Cụ thể nhƣ các khoản chi tiêu nội bộ, chi phí tiếp khách,giảm giá, khuyến mại, chiết khấu không còn bị khống chế khi doanh nghiệp đƣa vào chi phí hợp lý.
Và một điểm rất quan trọng là việc doanh nghiệp không phải lập và nộp tờ khai hàng quý mà chỉ phải phải tự tính và tạm nộp thuế TNDN quý và chỉ nộp tờ khai quyết toán năm, việc này tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian và công sức cho danh nghiệp.
Nhiều dự án ứng dụng CNTT, hiện đại hóa ngành thuế đã đƣợc triển khai, hạ tầng kỹ thuật đƣợc chú trọng, đầu tƣ, nâng cấp thƣờng xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai, sử dụng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế tại cơ quan thuế các cấp. Để đẩy mạnh việc cải cách hiện đại hóa ngành
thuế, trong năm 2020 Tổng cục Thuế đã hoàn thành triển khai 182 trong tổng số 304 dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực thuế lên mức độ 3, 4 và hoàn thành triển khai tích hợp 94 dịch vụ công trực tuyến về khai thuế, nộp thuế điện tử lên cổng dịch vụ công quốc gia đáp ứng mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020 đã đề ra. Tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đều có giải pháp xác thực điện tử bằng hình thức ký số trên hồ sơ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử của NNT gửi đến cơ quan Thuế đảm bảo an toàn thông tin.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức thuế có nhiều tiến bộ, góp phần tích cực nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức thuế, đặc biệt là việc đẩy mạnh bồi dƣỡng nâng cao đạo đức công vụ; tập trung bồi dƣỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh theo quy định; tăng cƣờng bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp thực thi công vụ nhằm nâng cao tính chuyên sâu, chuyên nghiệp. CCT huyện Yên Bình đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho CBCC tại đơn vị để mỗi cán bộ thuế đều giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, liêm, chính, chí công vô tƣ.
3.1.3.2. Khó khăn
Việc xây dựng các văn bản hƣớng dẫn các luật thuế do Quốc hội ban hành còn chậm, chƣa cụ thể, dễ gây hiểu nhầm đối với cán bộ quản lý thuế và NNT. Liên tục những bất cập trong chính sách thuế đƣợc phản ánh đã cho thấy thực thi pháp luật về thuế đang gặp nhiều vấn đề. Hiện nay văn bản quy phạm pháp luật cao nhất là luật, tiếp theo là nghị định và thông tƣ. Khi có vƣớng mắc, cơ quan ban hành văn bản sẽ có văn bản hƣớng dẫn, giải thích. Tuy nhiên, khi xây dựng luật thƣờng rất đơn giản, ngắn gọn, hầu nhƣ không có vƣớng mắc gì. Sau khi đƣợc Quốc hội thông qua thì Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết hơn. Ở nghị định có sự tham gia của Bộ Tƣ pháp nhƣng đến thông tƣ thì Bộ Tƣ pháp không chi phối nữa. Do vậy thƣờng đến
thông tƣ thì đƣa ra rất nhiều điều kiện. Những vƣớng mắc từ thực tế sau đó đƣợc giải quyết bằng các công văn cá biệt.
Luật Thuế TNDN hiện hành vẫn còn một số nội dung chƣa hoàn thiện để đáp ứng tình hình mới nhƣ chƣa có quy định khống chế chi phí đƣợc trừ đối với chi phí trả lãi tiền vay vốn tƣơng ứng với khoản vay vƣợt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu, từ đó chƣa đảm bảo bình đẳng giữa doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu để kinh doanh với doanh nghiệp sử dụng vốn vay, đồng thời không đảm bảo an toàn tài chính của doanh nghiệp.
Số lƣợng văn bản hƣớng dẫn chính sách thuế nhiều, vòng đời của một văn bản ngắn nên nhiều khi các doanh nghiệp và ngay cả các cán bộ thuế cũng chƣa kịp cập nhật văn bản này thì đã có văn bản khác ra đời thay thế, sửa đổi bổ sung.
Vấn đề nợ đọng thuế TNDN có xu hƣớng tăng, một phần do sự ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19 làm cho việc lƣu thông, xuất khẩu hàng hóa bị hạn chế, hàng tồn kho lớn, sản xuất bị suy giảm đáng kể, chi phí về thuê mặt bằng, kho bãi, lãi suất ngân hàng cao dẫn đến các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ không có tiền để nộp thuế nên chây ỳ, chiếm dụng tiền thuế, bên cạnh đó cũng có một phần nguyên nhân do sự thiếu hiệu quả trong công tác thu nợ của cơ quan thuế. Với phƣơng châm cơ quan thuế và doanh nghiệp là bạn đồng hành, thu thuế phải thu đúng, thu đủ nhƣng cũng phải nuôi dƣỡng nguồn thu, bên cạnh việc thu thuế thì cán bộ thuế còn phải hỗ trợ, tƣ vấn về chính sách pháp luật thuế, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề liên quan đến việc có sự bắt tay giữa CBCC thuế và doanh nghiệp để lách các quy định, điều này cũng góp phần không nhỏ vào tình trạng nợ thuế cao nhƣ hiện nay. Ngoài ra, do khó khăn trong sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây đã làm cho nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới ra sản xuất kinh doanh bị phá sản, giải thể mà vẫn còn nợ tiền thuế. Các doanh nghiệp này trƣớc khi giải thể phá sản đã không hoàn
thành hết các thủ tục liên quan đến công tác quản lý thuế, kể cả việc thông báo với cơ quan thuế. Khi tiến hành các thủ tục liên quan đến công tác quản lý nợ thuế thì địa doanh nghiệp không tồn tại theo địa chỉ kinh doanh. Vì thế cơ quan thuế không thể thực hiện các biện pháp liên quan đến quy trình quản lý và cƣỡng chế nợ thuế.
Trong quá trình thu nợ thuế, mối quan hệ giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác chƣa chặt chẽ. Các cơ quan thuế bị giới hạn về thẩm quyền trong việc cƣỡng chế, trấn áp tội phạm về thuế. Do vậy, nhiều sự việc về vấn đề thu nợ thuế bị kéo dài và không đƣợc giải quyết một cách thỏa đáng, triệt để.