Hoàn thiện công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế thu nhập doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 77)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa

3.3.2. Hoàn thiện công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế thu nhập doanh

Phân tích mọi điều kiện chủ quan lẫn khách quan để kịp thời phát hiện các nguy cơ làm giảm nguồn thu cũng nhƣ các nguồn thu dự kiến phát sinh mới. Đặc biệt lƣu ý đối với các doanh nghiệp thuộc khối thủy điện, khai khoáng đang chiếm tỷ trọng số thu khá lớn nhƣng lại chịu tác động mạnh bởi điều kiện thời tiết khí hậu, chính sách nhập khẩu của nƣớc ngoài.

3.3.2. Hoàn thiện công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp nghiệp

- Để thực hiện tốt các quy trình quản lý thuế thì phải cập nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp trên hệ thống TMS. Tăng cƣờng công tác kiểm soát và đôn đốc kê khai để kịp thời đôn đốc, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện kê khai đúng hạn, đầy đủ số thuế phải nộp. Phải có biện pháp kịp thời để xử lý các trƣờng hợp cố tình không kê khai, kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để nâng cao tính tự giác trong thực hiện pháp luật thuế.

- Cần tiến hành thu thập và phân tích tốt các thông tin về doanh nghiệp nhƣ: Tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, quy mô hoạt động, ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng, để từ đó đánh giá sức khỏe doanh nghiệp cũng nhƣ hạn chế các hoạt động vi phạm pháp luật thuế nhƣ việc kê khai, phát hành hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, gây thiệt hại cho NSNN.

- Thực hiện công khai trên cổng thông tin điện tử ngành Thuế các doanh nghiệp có rủi ro về thuế, cụ thể là: Thứ nhất, trốn thuế, chiếm đoạt tiền

thuế, mua bán hóa đơn bất hợp pháp, làm mất hóa đơn, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, không nộp tiền thuế đúng thời hạn sau khi cơ quan quản lý thuế đã áp dụng các biện pháp xử phạt, cƣỡng chế thu nợ thuế; thứ hai, các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của NNT làm ảnh hƣởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khác; thứ ba, không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật nhƣ: Từ chối không cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật; thứ tƣ, chống, ngăn cản công chức thuế, hải quan thi hành công vụ. Tiếp tục rà soát và chuẩn hóa Ứng dụng TMS, nâng cao hiệu quả khai thác phân tích rủi ro, ứng dụng hỗ trợ thanh tra kiểm tra. Chủ động nắm bắt những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để hoàn thiện công tác quản lý thuế trong tình hình mới.

3.3.3. Tăng cường quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ

- CCT huyện Yên Bình cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho NNT trong sản xuất kinh doanh, giải quyết kịp thời các khoản nợ xấu, xử lý nợ tiền chậm nộp cho các doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan, tạo điều kiện cho NNT đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hiệu quả, từ đó giảm nợ đọng thuế.

- CCT huyện Yên Bình cần tiếp tục triển khai đầy đủ các biện pháp nhƣ theo dõi sát tình hình kê khai của NNT; thực hiện phân loại đúng quy định làm cơ sở đôn đốc thu tiền thuế nợ; ban hành đầy đủ thông báo tiền thuế nợ gửi từng NNT để đôn đốc thu tiền thuế nợ; kiên quyết thực hiện cƣỡng chế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế. Tổ chức thực hiện một cách công khai, minh bạch quy định của pháp luật, đúng đối tƣợng, đúng thẩm quyền trong việc xử lý nợ thuế đối với NNT không còn khả năng nộp NSNN theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT và thực hiện điện tử hóa trong khâu ban hành thông báo nợ và quyết định cƣỡng chế nợ, phân công, phân loại nợ, thu gọn lại các nhóm nợ thuế, phân loại đầy đủ, chính xác, kịp thời và xử lý phù hợp theo tính chất của từng khoản nợ và tình hình thực tế, khắc phục các vƣớng mắc hiện nay, đảm bảo tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả việc quản lý nợ và thực hiện cƣỡng chế nợ thuế.

- CCT huyện Yên Bình thực hiện tốt công tác tham mƣu với UBND huyện Yên Bình để thành lập và chỉ đạo các ban ngành trên địa bàn huyện tổ chức phối hợp với cơ quan thuế thành lập và duy trì các đoàn công tác liên ngành thu hồi nợ đọng. Thực hiện tốt quy chế phối hợp với Kho bạc Nhà nƣớc, cơ quan kế hoạch đầu tƣ, các ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng,... để thực hiện nhiệm vụ đôn đốc thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối kết hợp thật chặt chẽ giữa cơ quan thuế với cấp ủy chính quyền, các cơ quan thi hành pháp luật trên địa bàn huyện để quản lý chặt chẽ và ngăn chặn kịp thời các cơ sở không đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh sản xuất, xây dựng một môi trƣờng kinh doanh công bằng và trong sạch.

- Cần tăng cƣờng kiểm tra công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế đối với cơ quan thuế. Kiểm tra theo các chuyên đề liên quan đến việc phân loại nợ thuế, theo dõi, báo cáo, tổng hợp nợ thuế, các bƣớc thực hiện trong quy trình cƣỡng chế, đôn đốc thu tiền thuế nợ. Tăng cƣờng cả về chất và lƣợng cho lực lƣợng CBCC làm công tác quản lý nợ. Cơ quan thuế thực hiện sắp xếp, đào tạo cán bộ, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý nợ thuế một cách hiệu quả nhất, góp phần đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ công tác thu ngân sách, đồng thời kéo giảm tỷ lệ nợ đọng thuế/tổng thu NSNN.

- Thông qua công tác phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích các quy định của pháp luật để nâng cao tính tuân thủ của NNT. Công khai thông tin ngƣời chây

ỳ, nợ thuế trên Cổng thông tin điện tử ngành Thuế nhƣ quy định của pháp luật. Đồng thời khen thƣởng và biểu dƣơng các cá nhân, tổ đội có các đóng góp tốt trong công tác quản lý và thu hồi nợ thuế, các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ thuế.

3.3.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách

Đối với cơ chế tự khai tự nộp và tự chịu trách nhiệm thì công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc đánh giá khâu quan trọng nhất của công tác quản lý thuế, giúp phát hiện để ngăn chặn cũng nhƣ xử lý các trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế. Đây là một trong những giải pháp nhằm chống thất thu NSNN. Hiện nay, phƣơng pháp áp dụng quản lý rủi ro mới đang đƣợc cơ quan thuế Việt Nam triển khai trong toàn ngành thuế. Kiểm tra - thanh tra thuế trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng. Với phƣơng pháp này, doanh nghiệp không chỉ đƣợc kiểm tra - thanh tra định kỳ mỗi 3 đến 5 năm mà có thể đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên hằng năm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đó là các doanh nghiệp cần phải hiểu đƣợc nguyên lý áp dụng, các yếu tố đƣa vào để đánh giá rủi ro của cơ quan thuế trong qua trình phân tích và lựa chọn đối tƣợng cho các đối tƣợng cần phải tiến hành thanh tra - kiểm tra hàng năm, từ đó danh nghiệp chủ động hoàn thiện và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế, giảm thiểu chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế nói chung và kiểm tra - thanh tra thuế nói riêng với mục tiêu để cơ quan thuế đánh giá việc tuân thủ pháp luật thuế đối với doanh nghiệp trong các nghiệp vụ quản lý thuế đã chính thức đƣợc luật hóa. Một vài điểm đáng lƣu ý đƣợc chỉ ra đó là:

Thứ nhất, Cơ sở dữ liệu sử dụng để phân tích, đánh giá doanh nghiệp về mức độ rủi ro và tuân thủ pháp luật thuế đƣợc thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau liên quan đến doanh nghiệp;

Thứ hai, cuối năm 2015, Tổng cục Thuế ban hành bộ tiêu chí đánh giá rủi ro bao gồm 20 tiêu chí tĩnh (áp dụng thống nhất tất cả các cục thuế) và

các tiêu chí động (do từng cục thuế tự xây dựng phù hợp với thực tế địa phƣơng theo gợi ý của Tổng cục Thuế) nhằm lựa chọn các trƣờng hợp kiểm tra - thanh tra.

Thứ ba, Ứng dụng Phân tích rủi ro (TPR) đƣợc ngành thuế xây dựng để tự động thu thập thông tin và tiến hành các phân tích đƣa ra xếp hạng mức độ rủi ro của các doanh nghiệp đang quản lý, trên cơ sở đó cơ quan thuế tiến hành thanh tra - kiểm tra;

Thứ tư, các trƣờng hợp kiểm tra - thanh tra tại trụ sở NNT đƣợc lựa chọn qua phân tích, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro phải đảm bảo không dƣới 90% số lƣợng trƣờng hợp đƣợc kiểm tra - thanh tra theo kế hoạch năm (số còn lại đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên).

Ngành thuế hiện nay đang tích cực triển khai các giải pháp để đơn giản hoá TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT, việc áp dụng kiểm tra - thanh tra thuế trên cơ sở rủi ro cần đƣợc thực hiện một cách khoa học, minh bạch, rõ ràng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Để thực hiện mục tiêu này, CCT huyện Yên Bình cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Các thông tin về doanh nghiệp đƣa vào phân tích đánh giá rủi ro phải đƣợc thu thập đầy đủ và chính xác, khi có càng nhiều các thông tin khác nhau nhƣ mức độ tuân thủ thuế, tình hình tài chính, mức độ đầu tƣ, hiệu quả đóng góp cho xã hội,... thì kết quả đánh giá rủi ro về doanh nghiệp sẽ càng chính xác. Và việc áp dụng bộ chỉ số phân tích đánh giá nên đƣợc thống nhất tại từng địa phƣơng.

- Các tiêu chí và trọng số rủi ro mà cơ quan thuế đƣa ra ảnh hƣởng rất nhiều đến mức độ rủi ro cũng nhƣ tính tuân thủ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc các loại hình, các lĩnh vực hoạt động khác nhau thì các tiêu chí và trọng số rủi ro cũng phải khác nhau để đảm bảo mức độ chính xác trong quá trình phân tích.

- Nhƣ đã phân tích thì các doanh nghiệp cần phải hiểu đƣợc nguyên lý áp dụng, các yếu tố đƣa vào để đánh giá rủi ro của cơ quan thuế. Vì vậy cơ quan thuế phải làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hiểu rõ về phƣơng thức quản lý rủi ro trong kiểm tra - thanh tra thuế, từ đó danh nghiệp chủ động hoàn thiện và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế, giảm thiểu chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Mỗi cán bộ thuế phải là một tuyên truyền viên giỏi, trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp, cán bộ thuế nên dành thời gian phổ biến, tƣ vấn cho các doanh nghiệp nâng cao tính tuân thủ luật thuế giúp cho việc tự khai, tự nộp đạt hiệu quả cao hơn. Nhận thức đƣợc mức độ tuân thủ của mình, các doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ yên tâm tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đƣợc cơ quan thuế tạo điều kiện trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế; ngƣợc lại, những doanh nghiệp tuân thủ chƣa tốt sẽ tự xem xét và hoàn thiện hệ thống quản lý của mình nhằm nâng cao thứ hạng tuân thủ.

- Bên cạnh việc hỏi đáp về nghiệp vụ công tác thuế, Cơ quan thuế cần có những tƣơng tác nhƣ đối thoại trực tiếp, phiếu khảo sát qua thƣ điện tử,... để thu thập ý kiến phản hồi của doanh nghiệp về hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra - thanh tra thuế.

3.3.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuế

Trong những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao và để các chính sách quản lý thuế đƣợc thực thi đồng bộ, ngoài các yếu tố tuyên truyền trên phƣơng tiện thông tin đại chúng thì đội ngũ CBCC thuế là lực lƣợng nòng cốt để tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế. Do vậy, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cùng với đó nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực bồi dƣỡng nâng cao nhận thức nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBCC thuế là hết sức thiết thực nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý, góp phần cùng ngành thuế cả nƣớc hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.

- Phải kiên định với mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thuế có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, kiến thức quản lý thuế hiện đại theo hƣớng chuyên sâu, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, tiêu chuẩn chức danh và ngạch công chức theo quy định. Các CBCC ngành thuế trong thời kỳ mới phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp. Kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính khi thi hành công vụ đƣợc quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, không để xảy ra những vụ việc gây hậu quả và tác động tiêu cực do sự quan liêu trong quản lý, thiếu trách nhiệm, tắc trách, vô kỷ luật trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao.

- CCT huyện Yên Bình phải xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức có đủ trình độ để đảm nhận công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ cho công chức, hƣớng dẫn cho NNT. Đội ngũ giảng viên phải là những ngƣời có trình độ, có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, có kỹ năng truyền tải nội dung. Các nội dung bồi dƣỡng gồm: Quy định Tiêu chuẩn văn hoá công sở và đạo đức công chức, viên chức ngành thuế; Tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam; Tập trung đào tạo các kỹ năng chuyên sâu về thanh tra, kiểm tra, CNTT.

- Xây dựng, biên soạn các chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng mới nhằm đáp ứng các yêu cầu của Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021 - 2025.

- Đẩy mạnh việc giáo dực tƣ tƣởng cho CBCC ngành thuế, đồng thời phải tăng cƣờng giám sát hoạt động của các CBCC là việc trực tiếp với NNT để kịp thời ngăn chặn và xử lý các CBCC có hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp hoặc thờ ơ, thiếu nhiệt tình hỗ trợ NNT. Với quy trình quản lý nội bộ đƣợc ban hành, hiệu quả của việc giám sát hoạt động của cơ quan thuế đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt. Tuy vậy vẫn còn có những sai phạm của CBCC ngành Thuế mà phải đến khi cơ quan chức năng điều tra mới phát hiện ra. Trong thời gian tới cần phải tăng cƣờng hơn nữa công tác giám sát hoạt

động của của cơ quan thuế các cấp, xử lý nghiêm các CBCC vi phạm kỷ luật, kỷ cƣơng ngành Thuế.

- Cần quan tâm đến đời sống của CBCC, hỗ trợ kịp thời những khó khăn để họ yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp phát triển của ngành Thuế. Đảm bảo chế độ lƣơng thƣởng để ổn định cuộc sống. Làm tốt công tác thi đua khen thƣởng đối với những CBCC có những sáng tiến cải tiến phục vụ cho nhiệm vụ thu NSNN.

3.3.6. Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

* Về nội dung:

- Thứ nhất, với việc sửa đổi để phù hợp với tình hình kinh tế dẫn đến sự ra đời của nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế, ngành thuế phải nỗ lực hơn nữa trong việc tuyên truyền chính sách, nhất là các qui định

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)