.1 Quy trình của Inbound Marketing

Một phần của tài liệu 168 giải pháp marketing online nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối với sản phẩm sữa tại công ty cổ phần gp mama sữa non (Trang 32 - 42)

Nguồn: AdsPlus

Các yếu tố chính của tiếp thị trong nước là nội dung, thu hút sự chú ý, tham gia, niềm tin chuyển đổi và sự hài lòng.Tất cả các yếu tố này có một mục tiêu duy nhất: giúp các doanh nghiệp kết nối với khách hàng tiềm năng của họ và thiết lập một kênh giao tiếp hai chiều với họ, sau đó sẽ dẫn đến doanh số cao hơn.

Nói cách khác, inbound marketing là phương pháp tích hợp các phương thức marketing online để mang tới cơ hội chuyển đổi tối ưu:

- Đặt content marketing làm trọng tâm cho các nội dung từ SEO, Email, cho tới các trang mạng xã hội

- Dùng SEO, SEM để thu hút khách hàng đang có nhu cầu

- Dùng Social Media Marketing để tăng độ nhận diện thương hiệu và tạo lưu lượng ghé website ban đầu.

- Sử dụng Performance Marketing để tăng tỷ lệ để lại lead ban đầu, thông qua đó thu thập thông tin quan trọng để làm tiền đề cho các chiến dịch marketing tự động.

- Ứng dụng email automation để tự động chăm sóc những khách hàng đã để lại thông tin.

- Dùng CRM để chắt lọc những khách hàng có tiềm năng chuyển đổi cao có thể chốt sale ngay.

Ưu điểm của chiến lược Inbound Marketing là tính hiệu quả dài hạn ngay cả khi đã ngưng quảng cáo. Đồng thời với sự kết hợp của nhiều công cụ, hệ thống, inbound marketing cũng là phương pháp duy nhất giúp doanh nghiệp nhận định được lúc nào ‘thời cơ đủ chín’ để nhấc máy gọi điện tư vấn khách hàng.

1.4 Các bước Marketing Online trong doanh nghiệp

Để có một chiến lược Marketing phù hợp với sản phẩm cũng như phù hợp với cách thức hoạt động và thương hiệu của mình các doanh nghiệp cần hoạch định cho mình những bước đi cụ thể cho từng giai đoạn khác nhau.

1.4.1 Xác định phân khúc khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Bước đầu tiên cũng là bước rất quan trọng trong các bước để thực hiện Marketing Online tại doanh nghiệp vì việc lựa chọn đúng phân khúc khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tập trung được nguồn lực và ngân sách để phục vụ những khách hàng phù hợp nhất và nhanh chóng đứng vững trên thị trường đó. Ngoài ra, cần phân tích điểm mạnh điểm yếu của đối thủ để giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra những phương pháp marketing cụ thể và đúng hướng nhất.

Để xác định được phân khúc khách hàng của mình doanh nghiệp cần dựa vào loại hình kinh doanh đang thực hiện hoặc là dựa vào sản phẩm của doanh nghiệp có giá cao hay thấp. Dưới đây là một số tiêu chí để các doanh nghiệp có thể xác định được phân khúc khách hàng của mình:

• Nhân khẩu học

- Vị trí: Doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ phân tích trang web như Google Analytics để dễ dàng xác định vị trí lưu lượng truy cập trang web của doanh nghiệp đến từ những đâu.

- Tuổi: Tùy thuộc vào sản phẩm mà doanh nghiệp muốn cung cấp cho khách hàng xác định độ tuổi phù hợp. Cách tốt nhất để thu thập dữ liệu đó là dựa trên dữ liệu khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện có của doanh nghiệp.

- Thu nhập: Vì đây là thông tin khá nhạy cảm nên doanh nghiệp có thể lựa chọn thu thập dưới hình thức cá nhân tránh thu thập qua các biểu mẫu trực tuyến

- Chức vụ: Đây sẽ thiết lập ra dựa trên cơ sở từ khách hàng hiện tại của doanh nghiệp

- Sở thích: Tìm hiểu sở thích của khách hàng liên quan đến sản phẩm hay dòng sản phẩm của doanh nghiệp để đưa ra những chiến lược phù hợp.

- Thói quen và hoạt động: Những thói quen của khách hàng liên quan hay tác động đến việc mua sản phẩm

- Thái độ, ý kiến: Xác định quan điểm của khách hàng rồi dựa vào đó để biết rằng liệu họ có nằm trong phân khúc khách hàng của doanh nghiệp hay không.

Ngoài việc xác định được phân khúc khách hàng của mình doanh nghiệp cũng cần xác định được các đối thủ cạnh tranh của mình là ai để hoạch định những chiến lược cho doanh nghiệp một cách phù hợp nhất. Doanh nghiệp cần tìm hiểu và xác định các đối tượng cạnh tranh sau:

• Đối thủ canh tranh trực tiếp: Là những doanh nghiệp cung cấp cùng sản

phẩm dịch vụ như mình. Đảm bảo đầy đủ tính năng và tác dụng như nhau mang lại cùng lợi ích đối với người sử dụng. Có cùng một đối tượng khách hàng mục tiêu.

• Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: cung cấp những sản phẩm và dịch vụ không

giống nhau nhưng lại có thể giải quyết chung một vấn đề, một nhu cầu của khách hàng.

• Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Là những đối thủ có khả năng gia nhập và

cạnh tranh trong một ngành, phân khúc khách hàng nhưng chưa gia nhập.

1.4.2 Xây dựng Website chuẩn SEO

Chúng ta đều biết rằng để được khách hàng nhanh chóng tìm thấy website của mình trên các công cụ tìm kiếm so với các đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp cần thiết kế website chuẩn SEO. Xây dựng một website chuẩn SEO và tối ưu hóa nó với các công cụ tìm kiếm là cách nhanh nhất và tiết kiệm nhất để mang lại lượng lớn khách hàng truy cập vào trang Web, từ đó thúc đẩy khả năng mua hàng cao hơn.

Những giá trị từ việc thiết kế websie chuẩn SEO mang lại cho doanh nghiệp đó là:

- Một website chuẩn SEO tức là website đó phải tối ưu rất nhiều yếu tố về kĩ thuật như code web, thiết kế giao diện, tốc độ tải nhanh,.. ..do đó chắc chắn là tỉ lệ lỗi trang sẽ được giảm xuống ở mức thấp nhất.

- Khi website thân thiện với các bộ máy tìm kiếm, làm thân với Google, khả năng đứng ở top cao của bảng tìm kiếm là điều không phải lo lắng.

cập, tăng tương tác với khách hàng, làm tăng tỉ lệ chuyển đổi trên web.

- Thiết kế chuẩn SEO giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí quảng cáo trên Google cũng như là trên các kênh khác.

Một website được gọi là chuẩn SEO mang lại đến những trải nghiệm tốt đẹp cho người dùng, cần phải:

- Có nội dung dễ đọc, dễ hiểu, liên kết nội bộ hợp lý, có ích cho người dùng.

- Giao diện đẹp, bố cục trang rõ ràng, dễ tìm đến bất kì nội dung nào. - Cấu trúc trang tương thích với mọi loại trình duyệt.

- Tốc độ load trang tốt nhất nên dưới 0,6s và hạn chế lượng file đính kèm.

1.4.3 Xây dựng hệ thống mạng xã hội

Hiện nay, mạng xã hội đã trở thành bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống. Truyền thông trên mạng xã hội mang lại cho doanh nghiệp những hiệu quả vô cùng lớn. Các website sau khi hoàn thiện cũng cần tới các trang mạng xã hội để làm truyền thông, tiếp cận người dùng mang lại Traffic lớn và lượt Follow cho Website. Các kênh Social media đang phổ biến hiện nay như Facebook, Youtube, Tiktok, Instagram, Zalo,.. .Doanh nghiệp có thể dựa vào loại hình kinh doanh, phân khúc khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh để lựa chọn cho doanh nghiệp kênh social phù hợp nhất với loại hình và ngân sách của doanh nghiệp.

Ngoài ra, khi xây dựng các nội dung trên các kênh Social Media doanh nghiệp nhớ đồng nhất những thông tin cung cấp cho khách hàng trên tất cả các mạng xã hội, như vậy sẽ tạo được sự tin tưởng của Google và người dùng hơn.

1.4.4 Xây dựng Content Marketing chất lượng

Xây dựng nội dung Content hấp dẫn, mang lại giá trị cho người đọc. Cũng như có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm từ khóa và phân tích ví dụ như Keywordtool.io hay Google Trends để xây dựng nội dung bám sát các tiêu chí của bộ máy tìm kiếm nhằm mang lại lượt traffic tốt giúp cho website dễ dàng được tăng hạng và tỉ lệ chuyển đổi mua hàng cũng cao hơn. Không chỉ xây dựng content trên website mà doanh nghiệp cũng cần chú ý xây dựng content trên các trang mạng xã hội để thu hút người đọc cũng như là tăng lượt traffic.

Các doanh nghiệp hãy luôn nhớ rằng hãy làm content để mang lại giá trị cho khách hàng nhiều hơn thay vì cứ chăm chăm bán hàng. Vì khi mà doanh nghiệp đã

xây dựng được thương hiệu cũng như tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng thì họ sẽ quan tâm đến mặt hàng mà bạn đang bán.

1.4.5 Truyền thông trên mạng xã hội

Ở bước trên chúng ta đã thực hiện việc xây dựng nội dung trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, để tăng thu hút của các trang mạng xã hội để tìm về khách hàng tiềm năng cũng như tăng lượt follow cho các trang mạng xã hội và website thì doanh nghiệp cần tiến hành truyền thông trên các trang Web.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức quảng cáo như Facebook Ads, Google Ads,... để tăng traffic cho website của doanh nghiệp cũng như các kênh mạng xã hội khác. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần chú ý rằng không phải cứ đầu tư ngân sách đổ tiền vào quảng cáo là sẽ đạt được hiệu quả như doanh nghiệp mong muốn. Mà doanh nghiệp nhớ đầu tư cả về Content và hình ảnh hấp dẫn để kích thích khách hàng Click vào bài quảng cáo hay website của mình. Ngoài ra, cũng cần có đội ngũ kĩ thuật có đầy đủ kĩ năng và kinh nghiệm để đưa bài quảng cáo của mình đến đúng phân khúc khách hàng.

1.4.6 Tiếp cận khách hàng tiềm năng

Ngay từ bước đầu tiên doanh nghiệp đã xác định được cho mình những phân khúc khách hàng phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp. Qua các bước sau đó doanh nghiệp sẽ tìm được cho mình những đối tượng khách hàng tiềm năng.

Từ đó, doanh nghiệp tiếp cận những khách hàng tiềm năng giúp tăng tỉ lệ mua hàng và bạn dễ dàng chăm sóc khách hàng hơn. Xác định đúng khách hàng tiềm năng sẽ tiết kiệm được thời gian chăm sóc, tập trung nguồn lực cho những khách hàng đó tăng khả năng bán hơn thay vì cùng lúc chăm nhiều khách hàng không biết đâu là khách hàng tiềm năng đâu là khách hàng không có nhu cầu làm giảm hiệu quả bán của doanh nghiệp.

1.4.7 Chăm sóc khách hàng

Nói rằng bước xác định phân khúc khách hàng rất quan trọng thì cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng. Vì chính có thể nhờ vào việc chăm sóc khách hàng sẽ là nguồn chính giúp doanh nghiệp mang lại lợi nhuận.

cao hơn. Lượng khách hàng cũ được chăm sóc tốt có thể tiếp tục sử dụng. Hơn thế nữa chính những khách hàng cũ sẽ là kênh truyển thông của doanh nghiệp nếu mà bạn làm tốt khách hàng mới cũng sẽ tăng lên nhờ khách hàng cũ giới thiệu.

Email marketing và SMS brandname là các công cụ chăm sóc khách hàng và quảng bá thương hiệu rất hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu các cơ sở lý luận về Marketing Online trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta có thể có được những cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động Marketing Online trong thời điểm hiện tại và xu hướng trong thời gian tới. Từ việc nghiên cứu và phân tích những cơ sở lí luận này sẽ tạo tiền để để áp dụng và phân tích thực trạng hoạt động Marketing Online tại Công ty cổ phần G&P Mama Sữa Non. Đồng thời, cũng dựa trên những cơ sở lí luận đó có thể xây dựng những giải pháp cho công ty trong phần chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN G&P MAMA SỮA NON

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần G&P Mama Sữa Non

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

- Tên công ty: Công ty cổ phần G&P Mama Sữa Non - Tên giao dịch: MA MA SỮA NON ., JSC

- Mã số thuế: 0102460302 - Địa chỉ:

+ Miền bắc: Số 26/134 Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

+ Miền nam: Số 26-28 Đường số 6, khu nhà ở Z756, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: (024) 285.222.733 / 0963.755.439

- Website: https://mamasưanonvn.com/

- Lĩnh vực hoạt động chính: Là công ty kinh doanh phân phối các sản phẩm về sữa, sản phẩm tiêu dùng nhanh và thực phẩm chức năng. Là công ty phát triển đầu tiên về thị trường sữa non tại Việt Nam.

- Tầm nhìn của công ty: Trở thành công ty có thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong việc phân phối và phát triển các sản phẩm về sữa non an toàn và đạt mang

lại hiệu quả về sức khỏe cho người dùng. Hướng tới những sản phẩm có nguồn gốc từ

thiên nhiên.

- Văn hóa công ty: Bất cứ doanh nghiệp nào đều mang trong mình những nét văn hóa riêng. Tại Mama Sữa Non cũng vậy, công ty xây dựng cho mình những giá trị về văn hóa ứng xử là sự đoàn kết, chia sẻ của các thành viên trong công ty. Hơn thế nữa, công ty cũng luôn củng cố niềm tin, sự nhiệt huyết và niềm tự hào của các nhân viên đối với công ty để để tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp. Với mong muốn chính những nhân viên trong công ty sẽ là đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp.

cốt lõi để là nền tảng bền vững cho sự phát triển của công ty đó là: + Uy tín để thành công

+ Chất lượng để trường tồn + Chuyên nghiệp để phát triển

- Thông điệp công ty muốn gửi đến khách hàng “ KHỎE TỪ THIÊN NHIÊN ”. Mang tới cho khách hàng những sản phẩm thiên nhiên an toàn nhất từ những giọt sữa non của bò hay mật ong của Manuka.Với mong muốn sẽ bổ sung được kháng thể, tăng cường được miễn dịch cho người dùng. Hơn thế nữa, công ty luôn cố gắng mở rộng mạng lưới phân phối của mình để đưa sản phẩm gần nhất đến tay người tiêu dùng. Luôn luôn chăm sóc, tư vấn sức khỏe và sản phẩm phù hợp đến với khách hàng, luôn tận tâm, tận tình như một bác sĩ của gia đình.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Vào đầu những năm 2000, khi tỉ lệ các bé sinh non, còi cọc, thiếu cân ngày càng tăng tại Việt Nam. Lúc đó, nhu cầu tìm kiếm một sản phẩm có thể giúp các bé tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng cho mẹ ngày càng trở thành một vấn đề cấp thiết. Trong thời điểm ấy, trên thị trường chưa có lấy một sản phẩm nào đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả như mong muốn của các mẹ.

Thấu hiểu được mong muốn của các mẹ vào ngày 09/11/2007 Công ty cổ phần

G&P Mama Sữa Non được thành lập là đơn vị tiên phong đưa Sữa Non về Việt Nam.

Mong muốn cải thiện tầm vóc người Việt và tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho người dân. Với nguồn nguyên liệu chính là sữa non được nhập khẩu 100% từ Hoa Kỳ.

Đến năm 2009, các sản phẩm chứa sữa non của Mama Sữa Non đã trở thành hàng “độc tôn” tại các gian hàng, quầy thuốc, shop sữa tại nước ta. Cũng trong năm đó, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của người tiêu dùng, công ty đã hoàn thành việc xây dựng nhà máy GP - France với dây chuyền hiện đại chuyên sản xuất các sản phẩm thiên nhiên tốt cho sức khỏe của người dùng. Đây được coi là dấu mốc quan trọng đánh dấu cho sự phát triền của công ty, tính tự chủ trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng danh mục sản phẩm.

100 các chuyên gia dinh dưỡng trong và ngoài nước để ngày càng hoàn thiện và

Một phần của tài liệu 168 giải pháp marketing online nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối với sản phẩm sữa tại công ty cổ phần gp mama sữa non (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w