Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SACOMBANK ĐỒNG THÁP
3.3.1 Thuận lợi
- Sacombank Đồng Tháp là một trong những Ngân hàng TMCP có cơ sở vật chất hiện đại, khang trang. Mạng lưới hoạt động phân bổ rộng khắp.
- Có nguồn vốn dồi dào, đáp ứng được mọi yêu cầu vay vốn của khách hàng.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên của Sacombank Đồng Tháp ngày càng được củng cố và hoàn thiện về trình độ tay nghề cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng. Cán bộ nhân viên của Sacombank Đồng Tháp luôn được tiếp xúc với những chương trình đào tạo mới, công nghệ mới để phục vụ tốt hơn cho khách hàng.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên của Sacombank Đồng Tháp là đội ngũ trẻ, năng động, nhiệt tình luôn phấn đấu vì mục tiêu chung của Ngân hàng đề ra. Bên cạnh đó, lãnh đạo Ngân hàng luôn động viên, khuyến khích các nhân viên phát huy nhân lực, làm việc có hiệu quả, làm cho môi trường làm việc ở Ngân hàng thân thiện, tập thể gắn kết, mỗi nhân viên là một thành viên trong đó, quán triệt quan niệm phấn đấu vì Ngân hàng cũng là phấn đấu vì bản thân mình.
- Hệ thống máy rút tiền tự động (ATM) phát triển với công nghệ cao, nhiều chức năng phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. - Luôn có sự hỗ trợ và hướng dẫn kịp thời từ Hội sở, tranh thủ được các mối quan hệ tốt đẹp với các doanh nghiệp, các đối tác làm ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
3.3.2 Khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi thì Ngân hàng vẫn còn tồn tại không ít khó khăn gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
- Số lượng và mạng lưới hoạt động của các TCTD ngày càng được mở rộng tạo nên sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trong tất cả các mặt, việc tìm
27
kiếm khách hàng trở nên khó khăn hơn do sự cạnh tranh bằng nhiều hình thức như đơn giản hóa thủ tục hành chính, chạy đua lãi suất,... Đặc biệt là các Ngân hàng Nước ngoài, Ngân hàng liên doanh với nhiều ưu thế về chất lượng dịch vụ, công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế, trình độ quản lý vượt trội.
- Các thành phần kinh tế chưa hoàn thiện điều này cũng gây khó khăn và lo ngại cho việc đầu tư vốn của Ngân hàng. Kinh tế quốc doanh đang trong quá trình chuyển đổi, kinh tế tư nhân, hộ gia đình đang phát triển tuy nhiên chất lượng còn thấp rủi ro trong hoạt động còn cao.
- Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, dẫn đến việc xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng bị hạn chế, kém hiệu quả.
- Ngoài ra, Sacombank Đồng Tháp còn phải đối mặt với nhiều rủi ro thị trường như rủi ro về tỷ giá, rủi ro lãi suất và các rủi ro hệ thống. Đặc biệt là rủi ro về các khách hang của Ngân hàng là các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh có thể làm ăn thua lỗ, thất bại cạnh tranh.
3.3.3 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Ngân hàng Sacombank Đồng Tháp
Mục tiêu tổng quát của Sacombank Đồng Tháp là bám sát định hướng, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, tiếp cận các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh Đồng Tháp để chủ động trong việc bố trí vốn đầu tư, mở rộng dịch vụ, công tác huy động vốn.
Trong những năm qua Sacombank Đồng Tháp đã hoàn thành việc tập trung chỉnh đốn hoạt động của Ngân hàng. Trong những năm tới, Sacombank Đồng Tháp đã đề ra những chiến lược phát triển liên tục không ngừng trong giai đoạn mới
- Tận dụng thời cơ đẩy nhanh nhịp độ phát triển trong mọi lĩnh vực, vừa phải liên tục củng cố nâng cao chất lượng về mọi mặt. Mục tiêu chung nhất là quyết tâm xây dựng Sacombank Đồng Tháp thành một Ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại tốt nhất khu vực, hướng tới mục tiêu kì vọng tiếp theo là sớm hình thành một tập đoàn Tài chính đa năng, với vai trò trung tâm của Sacombank. Mặt khác tiếp tục mở rộng và hình thành các mối liên hệ liên minh liên kết hợp tác, phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh trực thuộc và thu hút ngày càng nhiều các nguồn nhân lực từ bên ngoài. Qua đó giảm bớt áp lực và nâng cao sức cạnh tranh, đủ điều kiện cung cấp cho thị trường các giải pháp tài chính trọn gói. Từng bước hinh thành một Sacombank group khi cơ chế, môi trường, điều kiện khách quan và chủ quan cho phép.
28
- Với định hướng là một Ngân hàng bán lẻ, đối tượng khách hàng phục vụ chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tiểu thương, các cá nhân, hộ gia đình,... Do đó việc hoàn tất cơ bản về kế hoạch phát triển và mở rộng mạng lưới được xem là mục tiêu chiến lược trong kế hoạch phát triển của Ngân hàng. Chiến lược mở rộng mạng lưới năm 2015 của toàn hệ thống tiếp tục là thành lập từ 230 điểm giao dịch lên 330 điểm giao dịch trên toàn quốc. Do đó, Ngân hàng chủ trương thành lập thêm các đơn vị trực thuộc tại các huyện của tỉnh Đồng Tháp nhằm đưa các sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Mặt khác Ngân hàng còn tăng nhanh năng lực tài chính, điều đặn phát hành cổ phiếu ra thị trường nhằm bổ sung vốn điều lệ phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới hoạt động.
- Tiếp tục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngủ công nhân viên và tăng cường trình độ quản lý tập trung.
- Kết thúc tiến trình hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ qua đó thực hiện tốt vai trò chức năng bán lẻ hàng đầu.
- Hoàn chỉnh tái cấu trúc bộ máy hoạt động và tạo hành lang pháp lý theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất.
- Nghiên cứu, đánh giá thị trường theo ngành, theo mô hình sản xuất kinh doanh từng khu vực. Trên cơ sở đó Sacombank Đồng Tháp sẽ xây dựng các đề án đề suất Hội sở đưa ra các cơ chế, chinh sách nhằm phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ vốn cho các ngành nghề tiềm năng.
- Lợi nhuận dự kiến tăng 49% trong năm tới. Chinh vì thế, Sacombank Đồng Tháp cũng đề ra phương hướng nhằm nâng cao vốn huy động, doanh số cho vay, để từ đó đạt được lợi nhuận đề ra.
- Đồng thời, Ngân hàng cũng duy trì, củng cố và mở rộng thị phần đối với các sản phẩm dịch vụ truyền thống, giới thiệu, xâm nhập, mở rộng các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, để đa dạng hóa hoạt động Ngân hàng.
- Sacombank Đồng Tháp đang chuẩn bị mọi điều kiện cho việc thành lập Sở giao dịch khu vực Miền Tây Nam bộ, đặt tại Đồng Tháp, nhằm hỗ trợ phân phối mọi hoạt động của các chi nhánh trong khu vực.
- Tiếp tục coi trọng cơ cấu lại hoạt động tín dụng theo chính sách tín dụng của Ngân hàng và nâng cao hơn nữa hoạt động kiểm soát tín dụng nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
29
- Cơ cấu lại tông dư nợ cho vay theo hướng giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tiền tệ, phát triển mạnh các dịch vụ Ngân hàng. Đồng thời có biện pháp thu hút ngày càng nhiều vốn nhàn rỗi trong thanh toán của các tổ chức kinh tế xã hội và của các tầng lớp dân cư.
- Thu hút và tận dụng nhân tài tại chỗ thông qua việc liên kết với các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp ở các địa phương thông qua chương trình học bổng Sacombank.
Phương châm hành động để thực hiện kế hoạch năm 2015 là ”Biến cơ hội thành lợi thế, biến cạnh tranh thành động lực và biến cơ hội thành đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động của Ngân hàng. Toàn thể Sacombank phấn đấu vượt lên chính mình, biến lợi thế so sánh hiện có thành lợi thế cạnh tranh của Sacombank”.
30
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH
ĐỒNG THÁP
4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SACOMBAK ĐỒNG THÁP
Trong hoạt động kinh doanh của NH thì nguồn vốn luôn dóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của bất kỳ một NH nào. Do đó việc duy trì và tăng trưởng nguồn vốn của NH có ý nghĩa rất quan trọng nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Tại Sacombank Đồng Tháp ngoài nguồn vốn điều lệ thì nguồn vốn cho vay của NH chủ yếu từ hai nguồn: Vốn huy động, vốn điều chuyển từ NH cấp trên.
Đối với nguồn vốn huy động: NH được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do NHNN quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho KH.
Đối với nguồn vốn điều chuyển tử NH cấp trên: NH chỉ sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại NH, khi đó NH sẽ yêu cầu được điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển.
Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò quan trọng của công tác nguồn vốn, Sacombank Đồng Tháp luôn quan tâm đến công tác này, coi tạo nguồn vốn là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ NH. Một NH sẽ không thể vững mạnh nếu không có nguồn vốn vững chắc ổn định. Trong những năm qua, tập thể cán bộ công nhân viên NH đã cố gắng nổ lực trong việc huy động vốn như: Không ngừng quảng bá hình ảnh của NH thông qua các chương trình khuyến mãi, hậu mãi cho KH đổi mới phong cách tác phong làm việc, đơn giản hóa các thủ tục mở tài khoản cũng như thu chi tiết kiệm tạo tâm lý thoải mái cho KH khi đến gửi tiền, giao dịch tại NH, bên cạnh đó tuân thủ chế độ nên hoạt động huy động vốn đã đạt những kết quả đáng khích lệ.
31
BẢNG 4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA SACOMBANK ĐỒNG THÁP TỬ NĂM 2011 -2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu/Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % 1.Vốn huy động 206.324 272.612 335.781 66.288 32,13 63.169 23,17 - TGTK 176.314 233.224 289.755 56.91 32,28 56.531 24,24 - TGTT 21.247 28.542 32.765 7.295 34,33 4.223 14,80 - GTCG 8.763 10.846 13.261 2.083 23,77 2.415 22,27 2.Vốn điều chuyển 80.159 54.807 49.034 (25.352) (31,63) (5.773) (10,5) Tổng 286.483 327.419 384.815 40.936 14.29 57.396 17.53 (Nguồn:Phòng tín dụng Sacombank Đồng Tháp) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu/Năm T6/2013 T6/2014 T6/2013 So với T6/2014 Số tiền % 1.Vốn huy động 138.024 172.902 34.878 25,27 - TGTK 123.36 155.42 32.06 25,99 - TGTT 13.662 16.084 2.422 17,73 - GTCG 1.002 1.398 396 39,52 2.Vốn điều chuyển 33.546 27.312 (6.234) (18,58) Tổng 171.57 200.214 28.644 16.70 (Nguồn:Phòng tín dụng Sacombank Đồng Tháp)
Trong tổng nguồn vốn của NH thì bao gồm cả nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển từ NH Sacombank và không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2011 vốn huy động chiếm 206.324 triệu đồng trong khi đó vốn điều chuyển chỉ chiếm 80.159 triệu đồng. Sang năm 2012 vốn huy động tăng 32,13% so với năm 2011. Tuy nguồn vốn huy động NH khá cao nhưng NH vẫn tăng nguồn vay các NH khác để đảm bảo hoạt động của NH. Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp như: chỉ tiêu giá tiêu dùng tăng cao trong các tháng đầu năm, lãi suất huy động và cho vay thay đổi liên tục,…đã ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động. Đến năm 2013 tình hình huy động vốn vẫn tiếp tục tăng và mang lại hiệu quả
32
cao, cụ thể vốn huy động tăng 23,17% so với năm 2012, trong khi đó vốn điều chuyển giảm 31,63% điều này cho thấy NH đã có được những chính sách phù hợp hơn, công tác huy động vốn tại chỗ ngày càng được chú trọng.
Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 khả năng huy động vốn của NH tiếp tục tăng, cụ thể là vốn huy động tại chỗ tăng so với 6 tháng đầu năm 2013 25,27%. Bên cạnh đó, vốn điều chuyển về NH có giảm 18,58%. Tuy nhiên, tình hình huy động vốn của NH vẫn đạt được hiệu quả cao, mặc dù việc kinh doanh có thể gặp rủi ro nhưng NH vẫn duy trì mức huy động vốn theo chiều hướng tiếp tục tăng dần qua các năm. Nguồn vốn huy động của NH có chiều hướng tăng do nền kinh tế đang phát triển nhanh, đời sống của người dân khấm khá hơn, các doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Lãi suất tiền gửi liên tục tăng để huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh cũng có sự cố gắng của ban lãnh đạo cùng đội ngũ nhân viên trong NH với phương châm hoạt động nhanh chóng, tiện lợi, thủ tục đơn giản, có uy tín, các hình thức huy động ngày càng đa dạng.
Mặc dù việc huy động vốn NH đã đạt được nhiều kết qủa khả quan, nhưng vẫn cần phát triển hơn nữa bởi lẽ nhu cầu sử dụng vốn của NH sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới vì kinh tế địa phương đang phát triển mạnh và nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển các ngành nghề tăng rất nhanh do đó nếu không có chiến lược huy động vốn kịp thời thì NH sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn trong các hoạt động kinh doanh. Mặc khác, các NH đang đua nhau cạnh tranh lãi suất kho đó KH có nhiều lựa chọn NH để gửi tiền có lợi cho mình nhất. Vì vậy NH cần phải có các biện pháp hiệu quả để nâng cao nguồn vốn hơn nữa.
Ngoài ra, đối vối NH nguồn vốn huy động tại địa phương là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Việc NH đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vừa đảm bảo cho hoạt động của NH được ổn định và đạt được hiểu quả cao. Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế hoạt động NH chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động. Do đó, NH cần tạo cho được nguồn vốn ổn định, phù hợp với yêu cầu về vốn.
Tiền gửi tiết kiệm
Khách hàng đầu tư lượng tiền nhàn rỗi của mình với kỳ vọng tích lũy và sinh lợi, nên việc tiền gửi tiết kiệm tăng hàng năm chứng tỏ NH đã thu hút được nhiều vốn tiền gửi hơn trong thời gian qua.
33
Tiền gửi tiết kiệm năm 2012 tăng 32,28% so với năm 2011 là 176.314 triệu đồng, năm 2013 tăng 24,24% so với 2012. Những con số này cho thấy hiệu quả trong việc huy động vốn và kế hoạch tiếp cận các nguồn vốn nhàn rỗi của NH đạt kết quả tốt. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 thì so với 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi tiết kiệm đã tăng 25,99%. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng này là do trong những năm qua NH ngày càng khẳng định được uy tín của mình, tạo lòng tin giúp khách hàng yên tâm khi gửi tiền vào NH dù lãi suất đôi khi có thể thấp hơn so với các NH khác.
Tiền gửi tiết kiệm đối với NH là một nguồn vốn ổn định, phục vụ có hiệu quả trong công tác cho vay và thực hiện các dự án của NH. Nên cần đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhiều hơn nữa các khách hàng tiềm năng.
Tiền gửi thanh toán
Chủ các tài khoản tiền gửi thanh toán thường yêu cầu NH thanh toán hộ các khoản chi hộ mình, cũng như tiếp nhận các khoản thu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng tiền mặt. Việc này đẩy mạnh