Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
5.2.3 Giải pháp thu hút khách hàng mới cho chi nhánh
Để hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên liên tục thì NH phải có một số KH đủ lớn có quan hệ giao dịch với KH với KH quan tâm đến sản phẩm mà mình cung ứng là một nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động NH. Muốn vậy thì đòi hỏi NH phải thực hiện tốt công tác Marketing NH. Hiện nay các sản phẩm NH chưa được các phương tiện thông tin đại chúng quảng cáo rầm rộ như các sản phẩm khác, có chăng chỉ là các sản phẩm truyền thống như tiết kiệm, cho vay và một số sản phẩm khác và cũng chỉ thực hiện
60
khi các NH cần vốn để thực hiện cho một dự án đầu tư cụ thể. Các sản phẩm dịch vụ mới thì chưa được quảng cáo, hướng dẫn, giới thiệu. Như vậy là chưa cung cấp một cách đầy đủ các thông tin cần thiết đến dân chúng khiến cho họ có tâm lý e ngại khi có nhu cầu cần tìm một NH để giao dịch, đặc biệt là các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Do vậy mà NH cần phối hợp với các ngành phát thanh, truyền hình, báo chí để xây dựng hình ảnh của mình trong lòng thị trường. Không nhất thiết phải thực hiện thường xuyên mà có thể định kỳ hàng tuần, hàng tháng có những buổi phát sóng quảng cáo qua radio, đài phát thanh để giới thiệu về NH, các hình thức dịch vụ mà NH cung ứng, giới thiệu, hướng dẫn các sản phẩm dịch vụ mới.
Để thực hiện thành công Marketing trong NH, ngoài bộ phận chuyên trách phân tích thì tất cả nhân viên cũng như ban lãnh đạo dêu phải tham gia vào hoạt động này, coi tiếp thị là một công tác trọng tâm trong hoạt động của NH. Bên cạnh đó đặc biệt chú trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm, giáo dục thái dộ9 phục vụ ân cần, niềm nở cho đội ngũ nhân viên giao dịch tại quầy. Thái dộ phục vụ chính là yếu tố tạo nên ấn tượng của KH về NH. Với sự phục vụ tận tình của mình, các cán bộ công nhân viên đã tham gia một cách tự nhiên vào hoạt động Marketing NH. NH nên thực hiện nghiên cứu chu kỳ KH về nhu cầu nguồn vốn cũng như các dịch vụ khác của NH, tiến hành phân tích KH để nắm bắt được nhu cầu của KH từ đó nâng cao hiệu quả phục vụ KH một cách tốt nhất. Ngoài ra, NH phài có chiến lược KH đúng đắn, ưu tiên KH truyền thống, KH giao dịch với số lượng lớn về lãi suất, phí dịch vụ, thời gian và các ưu đãi khác. Cần có chính sách khuyến khích vật chất với những KH lớn đề có thị trường đầu tư vốn, vừa thu hút được KH và có khả năng được khối lượng lớn nguồn vốn.
Hằng năm nên tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác Marketing, công tác KH trong năm trước, phát huy những điểm mạnh hạn chế điểm yếu, tham khảo kinh nghiệm của các NH khác trên địa bàn, quan tâm đến động thái của các doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh để thực hiện chính sách Marketing phù hợp với đặc điểm và qui mô của NH.
5.2.4 Giải pháp về nhân sự, tổ chức
Đổi mới tiêu chuẩn cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, trên quan điểm coi trọng cả đức và tài. Trên cơ sở tiêu chuẩn chung, xây dụng tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh và từng cán bộ nghiệp vụ, làm căn cứ để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và bố trí sử dụng.
61
Xây dựng và thực thi chiến lược, bồi dưỡng, đào tạo dài hạn, với phương châm “Chiêu hiền đãi sĩ” để tạo ra một đội ngũ nhân sự có đủ trí và lực, đủ khả năng hoạch định, đổi mới, thích nghi và triển khai có hiệu quả chiến lược kinh doanh mới theo tư duy thị trường, tiến dần đến thông lệ quốc tế, phát huy sáng tạo, chủ động chứ không trong chờ vào cơ chế.
Rà soát, phân tích, đánh giá đội ngũ cán bộ, trên cơ sở đó điều chỉnh, sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ hiện có. Phát hiện những cán bộ có đủ tiêu chuẩn, có năng lực, có triển vọng phát triển để bố trí vào những cương vị thích hợp. Đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ là một trong nhũng nội dung quan trọng của công tác cán bộ. Có quy hoạch tốt đội ngũ cán bộ mới đảm bảo tích kế thừa vàliên tục, hình thành đội ngũ cán bộ có 3 độ tuổi kế tiếp nhau. Phải kế thừa tạo nguồn cán bộ, chú trọng cán bộ lãnh đạo, quản lý có thành tích xuất sắc dưới 45 tuổi.
Vấn đề đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ là một vấn đề bức xúc đang được đặt ra. Căn cứ vào đối tượng để đề ra nội dung đào tạo, bồi dưỡng cà về lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và phẩm chất đạo đức. Có phương pháp đào tạo và bồi dưỡng thích hợp, đảm bảo cán bộ có thể cập nhật, bổ sung được các kiến thức mới về kinh tế thị trường, về quản trị, về tư duy kinh doanh trong điều kiện mới nhất là công nghệ NH hiện đại.
Đổi mới quan điểm đánh giá, lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ. Đánh giá và sử dụng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác thực tế cà sự tín nhiệm của tập thể là thước đo chủ yếu.
Đổi mới và hoàn thiện các cơ chế chình sách đối với người lao động, đồi mới chế độ tiền lương, có chính sách thi đua khen thưởng
62
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận
Việt Nam đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp, hàng năm thu từ hoạt động nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của cả nước. Nên việc phát triển kinh tế nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của Sacombank chi nhánh Đồng Tháp.
Thực hiện công cuộc ”Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” đất nước. Với mục tiêu đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân. Điều này đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn. Bởi lẽ, vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính với nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là huy động vốn để cho vay và đầu tư. Do vậy, vấn đề mở rộng hoạt động kinh doanh là vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng thương mại.
Đối với Sacombank Đồng Tháp, mặc dù kết quả hoạt động khả quan và cơ cấu vốn đang dần được hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Do vậy trong luận văn này, tôi đã đề cập một số giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao doanh thu tại chi nhánh. Với những giải pháp mà tôi đã đưa mới chỉ mang tính lý thuyết, vận dụng phần nào vào thực tế tại Sacombank chi nhánh Đồng Tháp. Trong thực tế, lý thuyết phải đi đôi với thực hành, lý thuyết phải được soi sáng bằng thực tiễn, thực tiễn đó sẽ khẳng định lý luận đó đúng hay sai. Vì thế, tôi rất mong những giải pháp trên có thể giúp ích cho ban lãnh đạo ngân hàng ở khía cạnh nào đó trong quá trình phân tích, đổi mới để nâng cao chiến lược kinh doanh vì sự nghiệp ” Công nghiệp hóa – hiện đại hóa”
đất nước.
Với những hiểu biết của mình và trong thời gian tìm hiểu thực tế tôi đã hoàn thiện khóa luận này. Tuy nhiên, đây chỉ là cách nhìn nhận của cá nhân tôi nên chỉ đúng ở một phương diện nào đó và trong quá trình lập luận còn có nhiều thiếu sót. Vì thế, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô, cán bộ đang công tác tại Sacombank Đồng Tháp để bài làm của tôi được hoàn thiện hơn
63
6.2 Kiến nghị
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ.
Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước có điều kiện kiểm tra, giám sát và đề xuất để kịp thời điều chỉnh những lỗ hổng để công tác quản lý nhà nước ngày càng hoàn thiện. Tạo mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với Ngân hàng, để Ngân hàng có cơ hội chỉ ra những khiếm khuyết của các chính sách ban hành qua quá trình thực thi.
Chính quyền địa phương cần kết hợp với Ngân hàng để đưa các chính sách ưu đãi đến với nhân dân, tạo nguồn lực lớn cho việc xây dựng các mô hình phát triển sản xuất mới.
6.2.2 Đối với Ngân hàng nhà nước
Là một NHTM nằm trong hệ thống NHTM lớn nhất cả nước và chịu sự giám sát và quản lý của NHNN nên mọi sữ chỉ đạo của NHNN đều có tác động tới công tác huy động vốn của Sacombank nói chung và của Sacombank Đồng Tháp nói riêng. Với chức năng quản lý đối với hệ thống NH Việt Nam, NHNN phải tăng cường vai trò điều tiết, giám sát thường xuyên hoạt động kinh doanh của các NH nhằm đảm bảo sử ổn định trong hoạt động của NH và bảo vệ quyền lợi của KH, đặc biệt là người gửi tiền trong quan hệ với NH.
Công khai thông tin và hoạt động của các NH đang yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế mở cửa. NHNN cần quy định cụ thể các thông tin, số liệu về hoạt động mà các NH bắt buộc phải công khai cho công chúng biệt theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây là cách tốt nhất bảo vệ quyền lợi của công chúng, tăng cường sự tin tưởng khi quyết định gửi tiền hay giao dịch với NH.
Xây dựng chính sách linh hoạt cho từng kỳ
Lãi suất là công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ của Nhà nước nhằm diều chỉnh quan hệ cung cầu thị trường. Lãi suất là đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích người dân có tiển gửi vào NH để hưởng lãi và qua công cụ lãi suất thì NHNN sẽ tác động đến lượng tiền cung ứng thông qua NHTM, từ đó làm ảnh hưởng đến lượng tiền trong lưu thông. Do vậy để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiển tệ - tín dụng – NH thì cùng với việc xây dựng và
64
thực hiện đồng bộ có hiệu quả công cụ lãi suất trong từng thời kỳ để nâng cao chất lượng hoạt động của mình.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM
NHNN thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, tăng cường các hoạt động thanh tra, chấn chỉnh xử lý kịp thời những hành vi, biểu hiện sai trái làm thất thoát vốn của Nhà nước, của nhân dân, đừa hoạt động của các NHTM đi vào nề nếp, có hiệu quả, phục vụ tốt các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước và không ngừng nâng cao uy tín của hệ thống NH trong nền kinh tế.
Lành mạnh hóa hệ thống NH, đề cao trách nhiệm của các NHTM trong việc quyết định cho vay, nâng cao quyết định quản lý Nhà nước và thiết lập các cơ chế phòng rủi ro, bảo đảm sự lành mạnh, an toàn của hệ thống NH. Lành mạnh hóa hệ thống NH không chỉ là mục tiêu phấn đấu của bản thân ngành NH, mà còn bao quát cả một trận địa khá rộng và phức tạp, cần phồi hợp đồng bộ của mọi ngành chức năng của Nhà nước, từ lập pháp đến hiến pháp và tư pháp trong việc vận hành chính sách tiền tệ quốc gia đúng như quy định trong luật NHNN và luật các TCTD.
Bên cạnh việc thanh tra kiểm soát, NHNN yêu cầu các NHTM phải công khai thông tin về tình hình hoạt động của NH. Việc công khai thông tin một mặt sẽ giúp cho hoạt động của các NHTM lành mạnh hơn, mặt khác giúp các KH của NH theo dõi được hoạt động NHTM từ đó yên tâm đầu tư.
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Dờn, 2012. Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Hiện Đại. Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương, 2013. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp.
3. Thái Văn Đại, 2013. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại Học Cần Thơ.
4. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, 2013. Quản trị ngân hàng thương mại. Đại Học Cần Thơ.
5. Nguyễn Thị Mỵ, Phan Đức Dũng, 2013. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp.
6. Lê Văn Tề, 2009. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
7. Nguyễn Ngọc Tú, 2011. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Eximbank chi nhánh Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại Học Cần Thơ.