Giải pháp hạn chế Chi phí

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh đồng tháp (Trang 60 - 61)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2.2Giải pháp hạn chế Chi phí

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA

5.2.2Giải pháp hạn chế Chi phí

Trong quá trình phát triển chi nhánh, việc đưa ra các sản phẩm dich vụ mới là cần thiết. Do điều kiện khách quan nên khi đưa ra một sản phẩm dịch vụ mới nào thì phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng giữa giá trị mà nó mang lại với chi phí bỏ ra có hợp lý chưa, xem nó có mang lại lợi nhuận lâu dài cho NH không hay chỉ tức thời trong thời gian ngắn. Điều này không chỉ gây hao phí về vật lực, mà còn về nhân lực.

59

Đối với chi phí tác nghiệp, mỗi cán bộ nhân viên phải nâng cao ý thức bảo quản tài sản công, tránh lãng phí. Trừ những hao phí do máy móc thiết bị cũ kỹ,… thì đề nghị NHTW nâng cấp thiết bị, đầu tư mới, đảm bảo hoạt động của NH được thông suốt.

- Phải lập định mức chi phí, cụ thể là định mức cho các khoản cho phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động của NH mình.

- Thu thập thông tin về chi phí thực tế. Công việc này không chỉ là trách nhiệm của phòng kế toán, mà còn phải được sự tham gia của các phòng, ban khác để ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý thông tin chi phí. Các chi phí phải được phân bổ thành từng loạicụ thể.

- Phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ, dựa trên những thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập để dễ dàng xác định sự khác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động. Sau khi điều tra và biết được nguyên nhân biến động chi phí, sẽ xác định các chi phí và kiểm soát được của từng bộ phận nhân viên.

- Các cấp lãnh đạo phòng, ban phải thường xuyên đánh giá, phân tích các báo cáo chi phí cũng như có cách ứng xử thích hợp với nhân viên trong việc kiểm soát chi phí, đưa ra các chế độ thưởng phạt hợp lý. Vì việc kiểm soát chi phí của NH không chỉ là bài toán về giải pháp tài chính, mà còn là giải pháp về cách dùng người của nhà quản trị. Đây chính là vấn đề sống còn của NH trong thời kỳ hội nhập.

Quản lý tốt hơn các khoản chi phí để nâng cao lợi nhuận của NH. Trong giai đoạn này NH đang phát triển tốt với tốc độ tăng trưởng nhanh thì chi phí hoạt động của NH có tăng thêm là khó tránh khỏi nhưng NH cần kiểm soát các khoản chi nhằm duy trì ở mức gia tăng hợp lý để đảm bảo mức độ lợi nhuận tăng trưởng đều hàng năm.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh đồng tháp (Trang 60 - 61)