Phân tích Chi phí

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh đồng tháp (Trang 46)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK

4.3.2 Phân tích Chi phí

Cùng với sự gia tăng của thu nhập, sự đa dạng hóa các hinh thức các hình thức cho vay và các dịch vụ cung cấp cho khách hàng,... kèm theo đó các chi phí cũng tăng theo. Vì chi phí cũng là một nhân tố trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận của NH, nên qua phân tích về chi phí sẽ giúp ta biết được các chi phí chính mà NH phải chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh. Qua đó, biết được cơ cấu các khoản mục chi phí nhằm hạn chế các khoản chi chưa hợp lý, góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho NH.

BẢNG 4.4 CHI PHÍ CỦA NH TỪ 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU 2014

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu/Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % 1.Chi phí trả lãi 31.906 38.426 46.711 6.519 20,43 8.285 21,56 - Chi phí trả lãi tiền gửi 19.463 24.977 30.829 5.514 28,33 5.852 23,43 - Chi phí trả lãi tiền vay 12.443 13.449 15.882 1.006 8,08 2.433 18,09 2.Chi phí ngoài lãi 4.313 5.381 6.457 1.068 24,76 1.076 20,00 - Chi phí HĐ 1.406 1.903 2.312 497 35,35 409 21,49 - Chi tiền lương,

phụ cấp NV 2.398 2.657 2.906 259 10,80 249 9,37 - Chi phí khác 509 821 1.239 312 61,30 418 50,91

Tổng chi phí 36.219 43.807 53.168 7.588 20,95 9.361 21,37

45 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu/Năm T6/2013 T6/2014 T6/2013 So với T6/2014 Số tiền % 1.Chi phí trả lãi 21.315 25.525 4.210 19,75

- Chi phí trả lãi tiền gửi 14.281 17.612 3.331 23,33 - Chi phí trả lãi tiền vay 7.034 7.913 879 12,49

2.Chi phí ngoài lãi 985 1.250 265 26,90

- Chi phí HĐ 230 345 115 50,00

- Chi tiền lương, phụ cấp NV 576 690 114 19,79

- Chi phí khác 179 215 36 20,11

Tổng chi phí 22.300 26.775 4.475 20,07

(Nguồn:Phòng tín dụng Sacombank Đồng Tháp)

4.3.2.1 Chi phi lãi

Chi phí lãi là chi phí mà Ngân hàng bỏ ra để huy động vốn và khoản chi phí trả lãi tiền vay từ Hội sở của vốn điều chuyển để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Và chi phí lãi là loại chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn nhằm mục đích cho vay của NH.

Chi phí lãi bao gồm 2 khoản mục là chi phí trả lãi tiền gửi và chi phí trả lãi tiền vay của NH. Đây là loại chi phí chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của lãi suất. Nhìn chung tình hình chi phí lãi hàng năm của NH đều tăng, năm 2012, chi phí lãi của NH tăng 20,43% so với năm 2011. Sang năm 2013, chi phí lãi của NH tiếp tục tăng 21,56% so với năm 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2014, chi phí lãi của NH đã tăng 19,75% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến chi phí lãi tăng là do hoạt động kinh doanh của NH đang được mở rộng, nguồn vốn huy động cũng như doanh số cho vay đều tăng.

Chi phí trả lãi tiền gửi

Hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu của NH và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. Nên cùng với thu nhập tăng cao thì các khoản chi trả cho hoạt động này tăng mạnh, năm sau cao hơn năm trước đó. Năm 2011 chi phí trả lãi tiền gửi từ 19.463 triệu đồng thì sang năm 2012 chi phí trả lãi tăng lên 28,33% so với năm 2011, sang năm 2013 chi phí này tăng lên 23,43% so với năm trước đó. Và trong 6 tháng đầu năm 2014 chi phí này so với 6 tháng đầu năm 2013 tăng 23,33%. Do trong những năm qua cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các NH làm cho chi phí tăng và sự biến động đó cũng tác động tích cực đến các cá nhân tổ chức kinh tế trong việc tiết kiệm tiêu dùng để đầu tư tiền nhàn rỗi vào NH. Từ những tác động của thị trường làm cho vay lãi

46

suất huy động và lãi suất cho vay của NH phải điều chỉnh tăng tương ứng, điều này làm cho chi phí lãi cũng tăng theo. Bên cạnh đó, để thu hút khách hàng đầu tư tiền gửi, NH đã áp dụng các hình thức, chương trình khuyến mãi và áp dụng các mức lãi suất hấp dẫn dành cho khách hàng gửi nhiều tiền hơn vao NH, điều này cũng góp phần làm tăng chi phí trả lãi tiền gửi.

Chi phí trả lãi tiền vay

Ngoài nguồn vốn huy động từ bên ngoài thì NH còn phải huy động thêm từ Hội sở và từ Ngân hàng Nhà nước, năm 2012 chi phí trả lãi tiền vay tăng 8,08% so với năm 2011, bước sang năm 2013 tăng 18,09% so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014 chi phí này so với 6 tháng đầu năm 2013 tăng 12,49%. NH đang tận dụng tối đa các nguồn hỗ trợ vốn cho NH từ các tổ chức có uy tín để từ đó phát triển quy mô tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động của NH nhiều hơn nữa.

Nhìn chung, sự tăng nhanh chi phí cho các khoản trả lãi là do nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế gia tăng, nên NH cần nguồn vốn huy động lớn để đáp ứng. Mặt khác, nguồn vốn vay tăng chứng tỏ quy mô tín dụng của NH ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, với các biến động về lãi suất huy động vốn của thị trường, NH cần có biện pháp cân bằng giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn kinh doanh nhằm giảm chi phí tín dụng cũng như góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của NH.

4.3.2.2 Chi phí ngoài lãi

Chi phí ngoài lãi của NH tăng hàng năm do lạm phát làm cho các chi phí như chi ấn chỉ, giấy tờ in, chi trang phục giao dịch, chi mua sắm công cụ lao động, chi bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên, chi văn phòng phẩm, chi thuê nhà, chi xăng dầu, chi công tác phí, chi tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, chi điện nước,vệ sinh cơ quan, chi hội nghị,… đều tăng cao. năm 2011, chi phí của NH là 4.313 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên 5.381triệu đồng tỷ lệ tăng là 24,73% tương đương 1.068 triệu đồng. Sang năm 2013, chi phí ngoài lãi của NH là 6.457 triệu đồng so với năm 2012 tăng lên tỷ lệ tăng là 20,00% tương đương 1.076 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, chi phí của NH là 1.250 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013 là 985 triệu đồng tỷ lệ tăng là 26,90% tương đương 265 triệu đồng.

Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động ở đây bao gồm chi phí điều hành, chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí kinh doanh vàng và ngoại hối. Năm 2012 chi phí hoạt động của NH tăng 35,35% so với năm 2012, sang năm 2013 tăng 21,49% so với

47

năm 2012. Và trong 6 tháng đầu năm 2014 chi phí này tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2014. Hàng năm, để duy trì hoạt động binh thường trong NH, khoản chi hoạt động là loại chi phí tất yếu NH cần phải chi trả, khoản chi này có xu hướng ngày càng tăng, năm sau cao hơn nhiều so với năm trước đó vì NH luôn muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, cả về quy mô và chất lượng. ngoài ra việc chi phí tăng cao còn do lạm phát.

Chi phí hoạt động là chi phí cơ bản, cần thiết trong quá trình hoạt động của NH. Vì vậy, chi phí hoạt động là một trong những loại chi phí quan trọng cần được tính toán hợp lý, việc này là cần thiết cho sự phát triển lâu dài của NH.

Chi tiền lương và phụ cấp nhân viên

Tiền lương và các khoản thu nhập của công nhân viên thể hiện toàn bộ các khoản bù đắp đã chi cho tất cả công nhân viên trong ngân hàng. Khoản bù đắp này không chỉ bao gồm tiền lương mà còn bao gồm các khoản chi có tính chất xã hội, cho sức khỏe của nhân viên. Các khoản chi cho nhân viên ngày

càng tăng, năm 2011 khoản chi tiền lương và phụ cấp nhân viên tăng 10,80%

so với năm 2011, bước sang năm 2013 tăng 9,37% so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014 chi phí này tăng 19,79% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nhìn chung, mức chi phí bỏ qua hàng năm để chi trả cho lương và phụ cấp

nhân viên tăng chủ yếu là do mức lương nhân viên tăng đều hàng năm, do đội

ngũ cán bộ nhân viên làm việc có hiệu quả, giúp NH đạt lợi nhuận cao nên cán bộ làm tốt được tăng lương hay do lương thâm niên của các nhân viên làm việc gắn bó lâu dài với NH.

Tuy nhiên mức lương như hiện nay vẫn duy trì tốc độ tăng khá ổn định trong tổng chi phi của NH bởi lạm phát, ngoài ra còn do số lượng nhân viên trong NH trong các năm gần đây không tăng quá nhanh do có sự hỗ trợ của công nghệ khoa học.

Hiện nay, tình hình kinh tế xã hội của nước ta đang trên đà phát triển, mặt bằng đời sống của người làm công ăn lương đang ngày một tăng lên, thì mức lương chi trả hàng tháng cho nhân viên NH không hẳn là quá cao, tuy nhiên cũng có thể nói đây là mức lương phù hợp để khuyến khích lòng yêu nghề, hăng say trong công việc, sẽ là điều kiện để tăng thu nhập cho NH và cũng tạo tiền đề cho mỗi nhân viên phấn đấu hơn nữa để đóng góp cho NH.

Ngoài ra, trong NH lúc nào cũng có xu hướng tăng thu giảm chi tới mức tối thiểu. Tuy nhiên, đây là những khoản chi không thể cắt giảm và những khoản chi này luôn luôn tỷ lệ thuận với kết quả hoạt động kinh doanh của NH.

48  Chi phí khác

Chi phí khác là loại chi phí chung cho chi phí hoạt động còn lại của ngân hàng. Khoản này thường bao gồm các khoản chi phí như quảng cáo, bảo hiểm, chi phí giám đốc, bưu phí, chi cho các hoạt động, các chương trình khen

thưởng,….Các khoản chi này còn bao gồm chi phí nộp thuế và phí trong hoạt

động của NH. Năm 2012 khoản chi này tăng 61,30% so với năm 2011, sang năm 2013 tăng 50,91% so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014 chi phí này so với 6 tháng đầu năm 2013 tăng 20,11%. Sở dĩ có sự tăng lên này là do NH đã mở thêm các khóa học đào tạo cho nhân viên, để nâng cao kinh nghiệm trình độ thẩm định các dự án đầu tư. Nhận thức được vai trò quan trọng của cán bộ công nhân viên, NH rất quan tâm đến chất lượng đội ngũ cán bộ này như mở các đợi tập huấn tăng cường các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, các chương trình hội thảo tìm kiếm chiến lược kinh doanh mới nhằm tăng doanh thu cho NH. Bên cạnh đó NH cũng chú trọng đào tạo cho cán bộ nhân viên cách xử ly những tình huống, sự cố bất ngờ có thể xảy ra như mở lớp tập huấn cách sử dụng các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện có ở NH và các biện pháp phòng ngừa cháy nổ có thể xảy ra. Ngoài ra, do nhu cầu của công việc, hàng năm NH luôn có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cho nhân viên mới, để nhân viên mới có thể tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn trong thời gian phù hợp. Đồng thời NH cũng tổ chức khen thưởng cho cá nhân, tổ chức mang lại hiệu quả thiết thực cho chi nhánh.

Tóm lại, sau khi đã phân tích tình hình chi phí thực tế của chi nhánh, có thể đánh giá khái quát rằng trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là ngành Ngân hàng luôn cạnh tranh gay gắt và NH cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ từ biến động của thị trường. Tuy nhiên, NH luôn tìm biện pháp thích hợp để kiểm soát tình hình và tiết kiệm chi phí nhằm đảm bảo sự ổn định trong hoạt động kinh doanh. Hơn thế nữa, hầu hết các nghiệp vụ của NH đều đang có xu hướng phát triển, uy tín của NH ngày càng được khẳng định trên thị trường.

4.3.3 Phân tích Lợi nhuận

Trong những năm vừa qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cũng đã xuất hiện nhiều NHTM tiến hành mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Để hòa nhập và xu thế phát triển chung và tăng cường khả năng cạnh tranh với các NH khác trên cùng địa bàn, Ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công nhân viên NH Sacombank Đồng Tháp đã không ngừng nỗ lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của NH, đầy mạnh và phát triển hoạt động kinh doanh cả về số lượng lẫn chất lượng, đưa các sản phẩm dịch vụ của NH dần dần trở nên quen thuộc với KH.

49

Từ việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của NH đã mang lại kết quả bước đầu như sau

BẢNG 4.5 LỢI NHUẬN CỦA NH TỪ 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU 2014 2014 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu/Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % tiền Số % Tổng thu nhập 67.764 82.672 99.206 14.908 22 16.534 20 Tổng chi phí 36.219 43.807 53.168 7.588 20,95 9.361 21,37 Lợi nhuận trước thuế 31.545 38.865 46.038 7.320 23,20 7.173 18,46 (Nguồn:Phòng tín dụng Sacombank Đồng Tháp) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu/Năm T6/2013 T6/2014 T6/2013 So với T6/2014 Số tiền % Tổng thu nhập 40.723 54.211 13.488 33,12 Tổng chi phí 22.300 26.775 4.475 20,07

Lợi nhuận trước thuế 18.423 27.436 9.013 48,92

(Nguồn:Phòng tín dụng Sacombank Đồng Tháp)

Lợi nhuận trước thuế thu được của NH là khoản thu nhập sau khi đã trừ chi phí. Dù kinh doanh trên lĩnh vực nào đi chăng nữa mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận. Năm 2011 lợi nhuận đạt 31.545 triệu đồng sang năm 2012 đạt tăng 23,20% so với năm 2011. Trong năm 2012 lợi nhuận trước thuế của NH tăng đáng kể so với năm 2011 điều đó cho thấy sự phát triển, hoạt động khinh doanh của NH ngày càng có hiệu quả, trong hoạt động tín dụng cũng như trong việc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ của NH. Năm 2012 chi phí và thu nhập tăng song hành cùng với nhau. Tuy nhiên tốc độ tăng của thu nhập cao hơn tốc độ tăng của chi phí, phần tăng lên của thu nhập đã bù đáp sự gia tăng của chi phí. Từ đó làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2012 tăng lên so với năm 2011. Bước sang năm 2013 tăng lên 18,46% so với năm 2012. Do NH đã quản lý tốt nguồn vốn, cắt giảm những chi phí không cần thiết, từ huy động vốn đến cho vay, thu nợ đều thực hiện tốt. Đa dạng hóa các hình thức cho vay, phát triển dịch vụ tăng cường thu nhập cho NH.

50

Tiếp tục đà phát triển đó, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận đạt đươc đã tăng 48,92% cho thấy NH đang hoạt động có hiệu quả. Cùng với sự cạnh tranh giữa các NHTM trên cùng địa bàn tỉnh Đồng Tháp, diễn ra gay gắt trong tất cả các mặt như huy động vốn, cho vay, cung cấp dịch vụ, mở rộng mạng lưới,… Trong bối cảnh đó thì việc lợi nhuận của NH không ngừng tăng hàng năm là một kết quả đáng biểu dương. Có được thành quả đó là sự kết tinh từ sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo chi nhánh, Ban giám đốc chi nhánh và sự đoàn kết một lòng, nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên đang làm việc hết mình.

Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của NH là rất tốt, kết quả hoạt động kinh doanh khả quan, NH kinh doanh có lãi, lợi nhuận đạt được tương đối cao, lợi nhuận trước thuế đạt trên 30 triệu đồng từ năm 2011 và đang trên đà phát triển.

4.4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK ĐỒNG THÁP SACOMBANK ĐỒNG THÁP

4.4.1 Đánh giá kết quả hoạt động Tín dụng

Trong thời gian qua Sacombank Đồng Tháp không ngừng mở rộng quy mô tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng. Thông qua các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn mà chi nhánh đã đạt được

BẢNG 4.6 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NH TỪ 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU 2014

(Nguồn:Phòng tín dụng Sacombank Đồng Tháp)

Chỉ tiêu/Năm Đơn vị tính 2011 2012 2013

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh đồng tháp (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)