Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh đồng tháp (Trang 65 - 67)

Là một NHTM nằm trong hệ thống NHTM lớn nhất cả nước và chịu sự giám sát và quản lý của NHNN nên mọi sữ chỉ đạo của NHNN đều có tác động tới công tác huy động vốn của Sacombank nói chung và của Sacombank Đồng Tháp nói riêng. Với chức năng quản lý đối với hệ thống NH Việt Nam, NHNN phải tăng cường vai trò điều tiết, giám sát thường xuyên hoạt động kinh doanh của các NH nhằm đảm bảo sử ổn định trong hoạt động của NH và bảo vệ quyền lợi của KH, đặc biệt là người gửi tiền trong quan hệ với NH.

Công khai thông tin và hoạt động của các NH đang yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế mở cửa. NHNN cần quy định cụ thể các thông tin, số liệu về hoạt động mà các NH bắt buộc phải công khai cho công chúng biệt theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây là cách tốt nhất bảo vệ quyền lợi của công chúng, tăng cường sự tin tưởng khi quyết định gửi tiền hay giao dịch với NH.

Xây dựng chính sách linh hoạt cho từng kỳ

Lãi suất là công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ của Nhà nước nhằm diều chỉnh quan hệ cung cầu thị trường. Lãi suất là đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích người dân có tiển gửi vào NH để hưởng lãi và qua công cụ lãi suất thì NHNN sẽ tác động đến lượng tiền cung ứng thông qua NHTM, từ đó làm ảnh hưởng đến lượng tiền trong lưu thông. Do vậy để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiển tệ - tín dụng – NH thì cùng với việc xây dựng và

64

thực hiện đồng bộ có hiệu quả công cụ lãi suất trong từng thời kỳ để nâng cao chất lượng hoạt động của mình.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM

NHNN thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, tăng cường các hoạt động thanh tra, chấn chỉnh xử lý kịp thời những hành vi, biểu hiện sai trái làm thất thoát vốn của Nhà nước, của nhân dân, đừa hoạt động của các NHTM đi vào nề nếp, có hiệu quả, phục vụ tốt các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước và không ngừng nâng cao uy tín của hệ thống NH trong nền kinh tế.

Lành mạnh hóa hệ thống NH, đề cao trách nhiệm của các NHTM trong việc quyết định cho vay, nâng cao quyết định quản lý Nhà nước và thiết lập các cơ chế phòng rủi ro, bảo đảm sự lành mạnh, an toàn của hệ thống NH. Lành mạnh hóa hệ thống NH không chỉ là mục tiêu phấn đấu của bản thân ngành NH, mà còn bao quát cả một trận địa khá rộng và phức tạp, cần phồi hợp đồng bộ của mọi ngành chức năng của Nhà nước, từ lập pháp đến hiến pháp và tư pháp trong việc vận hành chính sách tiền tệ quốc gia đúng như quy định trong luật NHNN và luật các TCTD.

Bên cạnh việc thanh tra kiểm soát, NHNN yêu cầu các NHTM phải công khai thông tin về tình hình hoạt động của NH. Việc công khai thông tin một mặt sẽ giúp cho hoạt động của các NHTM lành mạnh hơn, mặt khác giúp các KH của NH theo dõi được hoạt động NHTM từ đó yên tâm đầu tư.

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn, 2012. Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Hiện Đại. Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

2. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương, 2013. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp.

3. Thái Văn Đại, 2013. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại Học Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, 2013. Quản trị ngân hàng thương mại. Đại Học Cần Thơ.

5. Nguyễn Thị Mỵ, Phan Đức Dũng, 2013. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp.

6. Lê Văn Tề, 2009. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

7. Nguyễn Ngọc Tú, 2011. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Eximbank chi nhánh Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại Học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh đồng tháp (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)