ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QLNN VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔN GỞ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 72)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QLNN VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔN GỞ

Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.3.1. Thành tựu

a. Đánh giá thành tựu trong công tác Quản lý Nhà nước về hoạt động viễn thông

Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại, đặc biệt là bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Xác định đƣợc tầm quan trọng đó, Sở TTTT đã đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nƣớc, tập trung các nguồn lực cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ, chỉ tiêu đƣợc giao, trong đó có thể kể đến những thành tựu trong công tác quản lý Nhà nƣớc về hoạt động viễn thông nhƣ sau:

Quy hoạch, phát triển viễn thông và cấp giấy phép

tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ, viễn thông, internet. Cho phép doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có đủ điều kiện tham gia thị trƣờng cung cấp dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ ứng dụng công nghệ viễn thông trong nƣớc và quốc tế. Mở rộng thị trƣờng trên cơ sở phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nƣớc.

Triển khai chƣơng trình viễn thông công ích giai đoạn 2016-2010: Sở TTTT đã hƣớng dẫn các doanh nghiệp lập mức đầu tƣ triển khai hạ tầng thuộc chƣơng trình và yêu cầu 6 doanh nghiệp thực hiện cung cấp chƣơng trình viễn thông công ích đến các đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng (Trƣờng học, bệnh viện, UBND cấp xã, hộ nghèo và hộ cận nghèo theo tiêu chuẩn Trung ƣơng, tàu cá). Kiểm tra, xác nhận danh sách cho 105 tàu cá đƣợc hƣởng hỗ trợ dịch vụ viễn thông hàng hải công ích; giải trình danh mục và sơ bộ tổng mức đầu tƣ các dự án thiết lập hạ tầng viễn thông tại Đà Nẵng.

Thiết lập mạng viễn thông

Dựa vào các chính sách thƣơng quyền của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp viễn thông, Sở TTTT đã tổ chức thực hiện các chính sách điều tiết thiết lập mạng lƣới tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ, động viên các doanh nghiệp tự huy động các nguồn vốn để đầu tƣ thiết lập mạng lƣới và kinh doanh dịch vụ, đồng thời có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ phổ cập, dịch vụ công ích theo yêu cầu của Nhà nƣớc.

Về cơ sở hạ tầng viễn thông, Sở TTTT đã tổ chức triển khai các giải pháp đẩy mạnh sắp xếp, chỉnh trang cáp thông tin; phối hợp quản lý tốt công tác di dời, ngầm hóa cáp; thanh tra, kiểm tra và kịp thời yêu cầu các đơn vị chấn chỉnh tình trạng kéo treo sai quy định, gây mất mỹ quan thành phố. Tính đến 31/10/2016 đã triển khai sắp xếp, chỉnh trang 213 đoạn/tuyến với tổng chiều dài là 64.550 mét, tăng 37,9% so với khối lƣợng sắp xếp, chỉnh trang cáp của cả năm 2015 (46.810 mét).

Quản lý kết nối các mạng và dịch vụ, chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông và quản lý tài nguyên viễn thông

Năm 2015, tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố đƣợc kết nối bằng cáp quang băng rộng. Năm 2016, “xa lộ thông tin” đã nối tới tất cả xã phƣờng trên toàn thành phố bằng cáp quang và các phƣơng thức truyền dẫn băng rộng khác; ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và Internet băng rộng.

Phối hợp với Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Viễn thông, tham gia quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên viễn thông nhƣ: phổ tần số vô tuyến điện, kho số, mã số; tạo bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động.

Thực hiện khảo sát hiện trạng, kết quả giám sát lƣu lƣợng sử dụng thực tế, đề xuất danh sách các đơn vị sử dụng đƣờng truyền Mạng truyền số liệu chuyên dùng.

Về quản lý trụ ăng-ten, trạm BTS: Xác định quy hoạch, cấp phép trạm thu phát sóng di động (BTS) theo hƣớng dùng chung cột ăng-ten và khuyến khích sử dụng trạm BTS thân thiện với môi trƣờng. Đề nghị sở Xây dựng và UBND các quận huyện kiểm tra hạ tầng trạm BTS tại các khu công nghiệp và khu chế xuất; yêu cầu các doanh nghiệp triển khai hạ độ cao, đảm bảo an toàn trƣớc mùa mƣa bão. Bên cạnh đó, Sở TTTT cũng đã đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai Thông tƣ liên tịch 05/2016-TTLT-BXD về Hƣớng dẫn quản lý việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

Quản lý chất lƣợng mạng, dịch vụ viễn thông và giá cƣớc

Cùng với các doanh nghiệp viễn thông, hiện nay đã cung cấp cho xã hội, ngƣời tiêu dùng các dịch vụ viễn thông hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cả thấp.

Đổi mới chính sách giá cƣớc theo quy định của Bộ TTTT, đảm bảo thiết lập đƣợc môi trƣờng cạnh tranh thực sự, tạo động lực để các doanh nghiệp

phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ.

Quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông

Thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh, Luật Viễn thông cùng hệ thống các văn bản pháp quy khác, hòa vào lộ trình chuyển lĩnh vực viễn thông sang thị trƣờng cạnh tranh.

Nhanh chóng triển khai các chính sách, biện pháp cụ thể thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia thị trƣờng dịch vụ viễn thông, internet.

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nƣớc về viễn thông phù hợp với xu hƣớng hội tụ công nghệ; năng lực quản lý theo kịp tốc độ phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quản lý Nhà nƣớc có hiệu lực, hiệu quả.

Xây dựng tốt chính sách đào tạo phù hợp để có đƣợc đội ngũ chuyên gia giỏi về kinh tế, kỹ thuật; đội ngũ quản lý kinh doanh giỏi, đặc biệt chú trọng đội ngũ phần mềm viễn thông.

Triển khai đồng bộ giải pháp quản lý dịch vụ Internet và trò chơi trực tuyến; giám sát trực tuyến hoạt động của đại lý Internet giúp công tác quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ Internet và trò chơi trực tuyến dần đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả. Trong năm 2016, Sở TTTT đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đại lý Internet trên địa bàn thành phố, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 10 đại lý với tổng số tiền là 43,5 triệu đồng.

Quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông theo đúng pháp luật, giảm bớt các thủ tục hành chính, tăng cƣờng các biện pháp “hậu kiểm”, không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chú trọng định hƣớng và dự báo; gắn quy hoạch, kế hoạch với hệ thống cơ

chế chính sách và thị trƣờng; đảm bảo phát triển lành mạnh, bình đẳng. Bảo vệ quyền lợi của Nhà nƣớc, ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp.

b. Kết quả đạt được

Thị trƣờng viễn thông tại Đà Nẵng trƣớc đây chỉ có VNPT độc quyền cung cấp các dịch vụ cho Nhà nƣớc, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng. Sau khi Pháp lệnh bƣu chính viễn thông ra đời, bắt đầu mở ra thời kỳ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, tạo điều kiện rộng rãi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận với dịch vụ viễn thông hiện đại. Năm 2003, Viettel bắt đầu triển khai dịch vụ tại Đà Nẵng, cùng với VNPT, hai doanh nghiệp này đã góp phần thúc đẩy lành mạnh hóa thị trƣờng viễn thông, cho ngƣời sử dụng đƣợc lựa chọn sản phẩm dịch vụ, giá cƣớc viễn thông ngày càng giảm. Số lƣợng thuê bao điện thoại và internet tăng lên nhanh chóng, đặc biệt đối với các thuê bao sử dụng công nghệ di động GSM, góp phần nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu về viễn thông – công nghệ thông tin giai đoạn 2008 – 2013 và 2013-2018 của UBND thành phố đề ra.

Mặc dù chịu nhiều ảnh hƣởng do khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, thiên tai bão lụt nhƣng ngành viễn thông Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2016 đã thực hiện tốt những mục tiêu đề ra, cùng với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn, công tác quản lý Nhà nƣớc về hoạt động viễn thông đã đạt đƣợc những thành tựu sau:

Thứ nhất, công tác tham mƣu ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý Nhà nƣớc về hoạt động viễn thông tại thành phố Đà Nẵng ngày càng phù hợp với tính hình thực tiễn tại địa phƣơng, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho tổ chức, cá nhân thực hiện, nâng cao tính hiệu lực của công tác quản lý Nhà nƣớc về viễn thông.

Thứ hai, công tác quản lý Nhà nƣớc về hoạt động viễn thông ngày càng đạt đƣợc hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, doanh thu của ngành viễn thông

ngày càng tăng, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nƣớc tại thành phố cũng nhƣ đã tạo cơ hội cho tổ chức, cá nhân sử dụng các dịch vụ viễn thông tiên tiến, hiện đại cũng nhƣ rút ngắn khoảng cách số giữa các khu vực, vùng miền.

Thứ ba, theo quyết định số 3401/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2007 của UBND thành phố về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển bƣu chính, viễn thông đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 có chỉ tiêu phát triển: đến năm 2013 đạt tỷ lệ 40,51 thuê bao điện thoại/100 dân; độ phủ sóng điện thoại đạt 100% ; tính đến năm 2013, Đà Nẵng đã có 854,458 thuê bao, mật độ 69,6 thuê bao/100 dân, vƣợt xa chỉ tiêu đề ra. Riêng chỉ tiêu về độ phủ sóng điện thoại di động, 100% diện tích thành phố đã đƣợc phủ sóng.

Thứ tƣ, theo quyết định số 2036/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2012 của UBND thành phố về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển bƣu chính, viễn thông giai đoạn 2011 - 2020 có chỉ tiêu “đến năm 2015 đảm bảo 100% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới về Internet”. Dƣới sự chỉ đạo của UBND thành phố, một số xã vùng sâu, vùng xa nhƣ xã Hòa Bắc của huyện Hòa Vang đã đƣợc các doanh nghiệp viễn thông lắp đặt các thiết bị nhƣ DSLAM, BTS Node 3G để cung cấp đƣợc dịch vụ Internet qua mạng cố định hoặc sóng di động, hoàn thành chỉ tiêu nói trên, góp phần đƣa thành phố Đà Nẵng là một trong 10 tỉnh thành cả nƣớc ngay trong năm 2013 đạt tiêu chí 8.1 “Xã có điểm phục vụ bƣu chính, viễn thông” và tiêu chí 8.2 “Xã có Internet đến thôn” trong bộ tiêu chí số 8 của chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020: xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn.

Thứ năm, theo quyết định số 2036/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2012 của UBND thành phố về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển bƣu chính, viễn thông giai đoạn 2011 - 2020 có chỉ tiêu phát triển: đến năm 2018 đạt 113,700 thuê bao điện thoại cố định, mật độ 8,8 thuê

bao/100 dân; 1.129.000 thuê bao di động, tỷ lệ số ngƣời sử dụng đạt 68%; đến hết năm 2016, Đà Nẵng đã có hơn 1,039,163 thuê bao điện thoại, với tốc độ tăng trƣởng 15%/năm, ƣớc tính đến năm hết năm 2017, thành phố đã có tổng cộng gần 1.270.000 thuê bao, đạt chỉ tiêu đề ra.

Thứ sáu, về chỉ tiêu Internet, đến năm 2016 Đà Nẵng đã có hơn 53 nghìn thuê bao Internet, cùng với việc các doanh nghiệp viễn thông đầu tƣ hơn 700 trạm BTS Node 3G từ năm 2013 đến năm 2016 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thuê bao internet di động 3G. Với tốc độ tăng trƣởng 200%/năm, ƣớc tính đến năm 2017, Đà Nẵng sẽ có tổng cộng gần 84.000 thuê bao internet di động 3G. Cùng với việc tốc độ phát triển Internet cố định hơn 20%/năm, dự kiến cuối năm 2017, Đà Nẵng sẽ có gần 45.000 thuê bao. Nhƣ vậy đến cuối năm 2017 sẽ có tổng cộng khoảng 129.000 thuê bao internet, vƣợt chỉ tiêu đề ra năm 2018 đạt 124.618 thuê bao internet.

Thứ bảy, về mạng lƣới truyền dẫn: nhanh chóng hoàn thành các chỉ tiêu 100% số xã, trƣờng học, bệnh viện trong thành phố đƣợc cung cấp các dịch vụ kết nối cáp quang. Năm 2012, các doanh nghiệp viễn thông bắt đầu triển khai xây dựng mạng truy nhập quang thuê bao FTTx cho thuê bao hộ gia đình nhằm hƣớng đến mục tiêu “quang hóa các dịch vụ viễn thông cố định”, đến năm 2013 đã đạt đƣợc 2% số hộ gia đình (hơn 5.000 hộ) sử dụng các dịch vụ viễn thông nhƣ Internet, truyền hình trên hệ thống cáp quang. Về mạng chuyển mạch: giai đoạn 2012 – 2015 các doanh nghiệp viễn thông đã triển khai xây dựng lớp truy nhập mạng NGN song song với mạng truy nhập quang thuê bao FTTx, hƣớng dần từ công nghệ IPv4 chuyển lên công nghệ IPv6.

Thứ tám, về mạng di động: trong giai đoạn 2011 – 2016 các nhà mạng đã phát triển mới 768 trạm BTS 2G, 712 trạm BTS 3G theo quy hoạch để đảm bảo chất lƣợng dịch vụ điện thoại di động, chống nghẽn mạng, đảm bảo an toàn trong các tình huống nhƣ thiên tai vẫn duy trì tốt thông tin liên lạc phục

vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền cũng nhƣ phát triển kinh tế xã hội, trong đó nổi bật là các doanh nghiệp Viettel, Vinaphone, Mobiphone. Ngoài việc phát triển mới các vị trí trạm thu phát sóng di động, các nhà mạng đã tăng cƣờng công tác sử dụng chung cơ sở hạ tầng, đã có 150 trạm BTS đƣợc sử dụng chung, tập trung chủ yếu giữa Vinaphone và Mobiphone.

Thứ chín, về thị trƣờng viễn thông: Đà Nẵng đã sớm ban hành và thực hiện đồng bộ các văn bản pháp luật nhằm tạo lập thị trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin cùng hợp tác phát triển. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, kinh doanh cung cấp dịch vụ viễn thông và internet, đặc biệt trong lĩnh vực bán lại dịch vụ, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền mạng viễn thông.

Thứ mƣời, về phát triển dịch vụ: Khách hàng là tổ chức, cá nhân tại Đà Nẵng dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn với giá cả phù hợp và chất lƣợng đạt chuẩn. Các doanh nghiệp viễn thông cũng đã chú trọng công tác nâng cao chất lƣợng dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin khi cung cấp cho khách hàng, số lƣợng phản ánh chất lƣợng dịch vụ từ di động đến băng rộng, cố định đã giảm hẳn so với trƣớc đây. Ngoài ra, các doanh nghiệp đã chủ động thực hiện các dịch vụ mới phù hợp với xu hƣớng hội tụ công nghệ giữa viễn thông – công nghệ thông tin – truyền hình, cùng trên một đƣờng truyền dẫn và một thiết bị, khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ gọi điện thoại, truy nhập internet, xem tivi .v.v. Chú trọng triển khai các dịch vụ ứng dụng trên Internet nhƣ chính phủ điện tử, thƣơng mại điện tử, truyền thông đa phƣơng tiện, giải trí. Đà Nẵng cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin triển khai cung cấp các dịch vụ, các ứng dụng cho cơ quan Nhà nƣớc thông

qua công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử. Đà Nẵng đã sớm chỉ đạo các Sở ban ngành, UBND cấp quận huyện phải có trang web, dần đƣa các thủ tục hành chính triển khai qua mạng Internet. Đến nay, 100 % Sở ban ngành, UBND cấp quận huyện đã có trang web/cổng thông tin điện tử, 80% đã triển khai cung cấp các thủ tục hành chính công cấp độ 1, 2, 3 (công bố quy trình thủ tục, tiếp nhận, trả lời hồ sơ thủ tục đăng ký qua mạng).

2.3.2. Hạn chế

Mặc dù đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, với sự thay đổi nhanh chóng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 72)