Quản lý chất lƣợng mạng, dịch vụ viễn thông và giá cƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 32 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG VỀ QLNN TRONG HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG

1.2.4. Quản lý chất lƣợng mạng, dịch vụ viễn thông và giá cƣớc

Chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông (QoS) là khả năng đáp ứng yêu cầu hoạt động thông suốt, ổn định, tin cậy của mạng viễn thông và yêu cầu thông tin liên lạc của ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông cả về âm thanh, dữ liệu hoặc hình ảnh, video [18]. Việc đảm bảo chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông là điều đặc biệt quan trọng trong kinh doanh viễn thông, nhất là khi thị trƣờng có tính cạnh tranh cao. Việc quản lý chất lƣợng đƣợc thực hiện thông qua hình thức chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp quy (đối với thiết bị đầu cuối, thiết bị vô tuyến điện), kiểm định (đối với

công trình viễn thông, thiết bị mạng và thiết bị vô tuyến điện) và công bố chất lƣợng, báo cáo chất lƣợng, kiểm tra thực tế chất lƣợng (đối với dịch vụ viễn thông). Vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc là ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về chứng nhận hợp quy, giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp và tiến hành thanh kiểm tra định kỳ.

Việc quản lý chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông cũng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông, đảm bảo hệ thống tính giá, cƣớc viễn thông của các doanh nghiệp chính xác, việc lắp đặt thiết bị viễn thông, thiết bị vô tuyến điện đảm bảo an toàn về mức phơi nhiễm điện từ trong các khu dân cƣ, …

Công trình viễn thông là công trình xây dựng, bao gồm hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm, cột, cống, bể) và thiết bị mạng đƣợc lắp đặt vào đó [08]. Việc quản lý chất lƣợng công trình viễn thông bao gồm ban hành, áp dụng và kiểm định theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn viễn thông đảm bảo an toàn chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông.

Song song với việc quản lý chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông, việc quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa viễn thông nhằm đảm bảo chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông và ngăn chặn đƣợc các hàng hóa viễn thông gây mất an toàn.

Tổ chức xây dựng hệ thống đo kiểm chuyên ngành viễn thông và Internet, triển khai đo kiểm chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng mạng và dịch vụ, đo kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Giá, cƣớc viễn thông bao gồm giá, cƣớc cần phải thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông và giá, cƣớc của các dịch vụ viễn thông ngƣời sử dụng phải trả cho doanh nghiệp viễn thông [08]. Quản lý giá, cƣớc viễn thông là việc xem xét, điều chỉnh giá, cƣớc kết nối giữa các doanh nghiệp viễn

thông cũng nhƣ giám sát giá cƣớc doanh nghiệp viễn thông cung cấp cho ngƣời sử dụng. Việc quản lý giá, cƣớc viễn thông nhằm mục đích cho doanh nghiệp mới có thể tham gia đƣợc thị trƣờng, thị trƣờng phát triển lành mạnh và hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông, và đảm bảo khả năng truy cập đƣợc dịch vụ viễn thông cơ bản của tất cả mọi ngƣời. Quản lý giá, cƣớc viễn thông và quản lý khuyến mại đối với các dịch vụ viễn thông nhằm đảm bảo các doanh nghiệp không ép giá, bán dịch vụ với giá quá cao đối với ngƣời sử dụng tại những nơi chƣa có cạnh tranh, tại những nơi đã có cạnh tranh thì doanh nghiệp viễn thông lớn không bán phá giá nhằm tiêu diệt doanh nghiệp nhỏ. Trên thế giới, tùy thuộc vào mức độ phát triển và tự do hóa của thị trƣờng mà cơ quan quản lý viễn thông quyết định tham gia quản lý giá, cƣớc viễn thông ở mức độ nào và đến đâu, cùng với việc quản lý chất lƣợng dịch vụ viễn thông.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 32 - 34)