QLNN về hoạt động viễn thông tại TP Hà Nội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 36 - 43)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1.QLNN về hoạt động viễn thông tại TP Hà Nội

1.3. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QLNN VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG

1.3.1.QLNN về hoạt động viễn thông tại TP Hà Nội

qua, Thành phố Hà Nội là một trong những thành phố đi đầu trong cả nƣớc về phát triển viễn thông xét trên các khía cạnh số lƣợng doanh nghiệp viễn thông, số lƣợng khách hàng, triển khai áp dụng các công nghệ mới, cung cấp các dịch vụ mới. Vì vậy việc quản lý Nhà nƣớc về hoạt động viễn thông tại Thành phố Hà Nội để đem lại hiệu quả cao nhất luôn là một thách thức không nhỏ, trong đó có các vấn đề về quản lý các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung và các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng viễn thông.

Đối với công tác quản lý các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung

Dịch vụ nội dung thông tin là dịch vụ cung cấp thông tin công cộng cho ngƣời sử dụng dịch vụ. Các thông tin công cộng là thông tin trên mạng của tổ chức cá nhân đƣợc công khai cho tất cả các đối tƣợng mà không cần xác định danh tính, địa chỉ cụ thể của đối tƣợng đó. Cụ thể các dịch vụ nội dung nhƣ sau:

+ Dịch vụ cung cấp, phân phối nội dung thông tin qua môi trƣờng mạng: truy vấn thông tin về thời tiết, giá cả, tài khoản ngân hàng .v.v thông

qua tin nhắn đến các đầu số đƣợc doanh nghiệp nội dung công bố, ví dụ 1900xxxx, 5xxx, 6xxx, 7xxx, 8xxx (x là số tự nhiên từ 0÷9).

Theo quy định của Nhà nƣớc, các doanh nghiệp cung cấp nội dung thông tin sau khi đƣợc cấp phép tiến hành ký hợp đồng với các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông đăng ký các đầu số sử dụng, thực hiện các kết nối đến doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và triển khai dịch vụ, thu phí sử dụng của khách hàng. Các dịch vụ điển hình nhƣ: truy vấn thông tin tài khoản ngân hàng, thời tiết, giá cả, kết quả xổ số .v.v; nhắn tin quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ; nhắn tin tƣ vấn dịch vụ.Theo thống kê của Sở Thông tin truyền thông Hà Nội, tính đến hết năm 2013, tại Thành phố Hà Nội có hơn 200 doanh nghiệp cung cấp, phân phối nội dung thông tin với tổng doanh thu

hơn 1000 tỷ đồng. Việc cung cấp các dịch vụ nội dung đã làm cho ngƣời sử dụng cảm thấy rất thuận tiện trong tìm kiếm các thông tin cần thiết, đảm bảo tính an toàn, bảo mật. Ví dụ: khách hàng đăng ký dịch vụ truy vấn tài khoản ngân hàng, khi một giao dịch thay đổi số tiền trong tài khoản (rút, nhập thêm) đều đƣợc nhắn tin về số điện thoại của khách hàng. Hoặc, nếu cần thông tin về thời tiết ở một khu vực nào đó, khách hàng có thể nhắn tin đến đầu số cung cấp dịch vụ, chủ dịch vụ sẽ nhắn tin phản hồi và cung cấp các thông tin về thời tiết trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài những mặt tích cực của dịch vụ nội dung, không tránh khỏi việc một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung lừa đảo khách hàng hoặc phát tán tin nhắn quảng cáo rác đến khách hàng, cũng nhƣ cung cấp những nội dung không lành mạnh nhƣ lô đề, bói toán, khiêu dâm, kích động bạo lực, khi khách hàng nhắn tin vào các đầu số này đều bị trừ tiền rất cao (ví dụ tin nhắn 67xx có giá 15.000đ/1 tin nhắn). Để lành mạnh hóa môi trƣờng kinh doanh dịch vụ nội dung, Sở Thông tin truyền thông Hà Nội đã ban hành quy trình xử lý đối với các đầu số, số điện thoại nhắn tin rác, số điện thoại thực hiện cuộc gọi nhỡ lừa đảo trên địa bàn.

Theo đó, Phòng Văn hóa - Thông tin (VHTT) các quận, huyện, thị xã và Phòng Tiếp dân của Sở TT-TT sẽ là đầu mối tiếp nhận thông tin về tin nhắn rác, cuộc gọi nhỡ lừa đảo. Thông tin này sẽ đƣợc thống kê, tổng hợp chuyển về sở mỗi tháng 1 lần. Phòng Bƣu chính viễn thông tổng hợp những số điện thoại, đầu số nhắn tin sai quy định và tham mƣu để lãnh đạo Sở ra văn bản yêu cầu các doanh nghiệp (DN) thông tin di động ngừng cung cấp dịch vụ các thuê bao vi phạm, chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh với các DN cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn dùng đầu số để phát tán tin nhắn rác, lừa đảo. Căn cứ trên thông tin, báo cáo từ DN về các thuê bao, DN dịch vụ nội dung có đầu số (CPS) vi phạm, thanh tra Sở sẽ tiến hành kiểm tra xử lý các vi phạm. Sở cũng yêu cầu các DN phải ngừng cung cấp dịch vụ đối với các số

điện thoại nhắn tin rác hoặc chấm dứt hợp đồng đối với các DN cung cấp dịch vụ nội dung (CPS), CP (đối tác cung cấp nội dung) vi phạm. Tính đến cuối năm 2013, Sở TT-TT đã ra 4 văn bản yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tiến hành xử lý và không cung cấp lại đối với 31 đầu số và 208 số điện thoại phát tán tin nhắn rác, lừa đảo.

+ Dịch vụ số hóa các văn bản, tài liệu, ấn phẩm, tác phẩm có bản quyền: cung cấp các thông tin thông qua các chƣơng trình đƣợc cài đặt trên thiết bị đầu cuối khách hàng nhƣ smart phone, máy tính .v.v và khách hàng phải trả phí cho nhà mạng viễn thông, sau đó nhà mạng viễn thông sẽ chia tỷ lệ % doanh thu cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung.

Số hóa là việc sử dụng các thiết bị công nghệ số để chuyển đổi các hình thức tài liệu dƣới dạng truyền thống sang dạng số để thông tin có thể đƣợc xử lý, lƣu trữ, và truyền phát qua các thiết bị kỹ thuật số và trên mạng. Vấn đề bản quyền trong số hoá tài liệu, cũng nhƣ bản quyền trong môi trƣờng kỹ thuật số nói chung rất phức tạp. Các Điều ƣớc quốc tế, cụ thể Hiệp ƣớc của WIPO về quyền tác giả (WCT) và Hiệp ƣớc của WIPO về cuộc biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) cùng hệ thống pháp luật quốc gia đã tiếp cận và điều chỉnh những vấn đề mới nảy sinh trong môi trƣờng số. Tuy nhiên, nó vẫn trở thành vấn đề “đau đầu” của không chỉ tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, cơ quan quản lý Nhà nƣớc mà cả những ngƣời muốn khai thác, sử dụng tác phẩm để số hoá một cách hợp pháp. Họ gặp phải rất nhiều câu hỏi về bản quyền khi tiến hành số hoá các tài liệu phục vụ cho các mục đích khác nhau, ví dụ thƣ viện số hoá các tài liệu để lƣu trữ và phục vụ bạn đọc tra cứu, tham khảo; số hóa các tác phẩm nghệ thuật (âm nhạc, văn học) và cung cấp trên các trang web; hoặc khi cung cấp một phần mềm từ điển điện tử có bản quyền ra thị trƣờng thì bản quyền nội dung từ điển phải trả cho cá nhân, tổ chức nào .v.v. Theo số liệu từ Cục Điện ảnh có tới hơn 400 website tiếng Việt đang công

khai chiếu hàng chục ngàn bộ phim trên Internet, đa số các bộ phim (cả trong nƣớc và quốc tế) đều chƣa đƣợc các website này mua bản quyền. Ngoài ra, trên mạng internet có hàng ngàn trang web cung cấp dịch vụ nghe nhạc, ebooks, tải tài liệu trực tuyến, các trang web này trực tiếp thu tiền đối với ngƣời sử dụng khi kích hoạt các đƣờng link thông qua việc thanh toán nộp thẻ điện thoại, chuyển khoản ngân hàng .v.v; tuy nhiên, việc thanh toán chi phí bản quyền cho các cá nhân, tập thể có quyền bản quyền hoặc quyền liên quan thì chủ các trang web không nhắc đến hoặc lờ đi. Sở TTTT Hà Nội chƣa đủ điều kiện về hệ thống thiết bị kiểm soát cũng nhƣ cơ chế quản lý để đảm bảo nội dung bản quyền cho các tác phẩm trên mạng, đây là một trong những tồn tại rất lớn đối với công tác quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực thông tin, truyền thông.

+ Dịch vụ cung cấp trò chơi trực tuyến (game online): là dịch vụ cung cấp cho ngƣời chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi các trò chơi điện tử trên mạng.

Theo thống kê của Bộ TTTT, số lƣợng game online đƣợc cấp phép tăng dần hàng năm (năm 2008: 21 game; năm 2009: 43 game; năm 2010: 55 game; năm 2011: 62 game; năm 2012: 76 game), ngoài ra, trên thị trƣờng có hàng trăm game không đƣợc cấp phép vẫn hoạt động, các game này đều xuất xứ từ nƣớc ngoài (chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc), sau đó đƣợc Việt hóa nội dung và triển khai hoạt động. Ngƣời chơi game khi truy cập vào các trang web để chơi phải đăng ký tài khoản và nạp tiền vào tài khoản, việc nạp tiền chủ yếu là mua thẻ cào của các mạng di động nhƣ Vinaphone, Mobiphone, Viettel .v.v kích hoạt. Ngành game đem lại nguồn doanh thu không nhỏ năm

2011 là hơn 6.000 tỷ đồng; năm 2012 là hơn 5.000 tỷ đồng, năm 2013 là khoảng 4.800 tỷ đồng. Ngoài việc phát triển game trên máy tính cùng các thiết bị chuyên dụng, một xu hƣớng mới nổi trong khoảng 3 năm gần đây là

phát triển game trên nền tảng thiết bị di động nhƣ Smart phone, máy tính bảng mà điển hình là game Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông, việc này đã làm cho game ngày càng trở nên phổ biến hơn, dễ dàng triển khai đến ngƣời dùng.

Căn cứ vào Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý internet, Sở TTTT Hà Nội lập kế hoạch tiến hành thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất game online và quản lý các đại lý internet. Qua quá trình thanh tra, kiểm tra, Sở TTTT Hà Nội phát hiện rất nhiều tồn tại trong việc quản lý đối với dịch vụ game online, cụ thể nhƣ: nội dung của các game online chủ yếu là bạo lực, có rất ít game mang tính giáo dục, định hƣớng nhân cách cho ngƣời chơi; có đến một nửa thị phần game online tại Việt Nam là thuộc các sản phẩm trò chơi do các doanh nghiệp nƣớc ngoài cung cấp xuyên biên giới (không có trụ sở tại Việt Nam, hoặc có trụ sở dƣới hình thức một doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam, đứng đằng sau là nƣớc ngoài), không nằm trong sự thống kê chính thức của Cơ quan quản lý Nhà nƣớc; theo quy định các đại lý internet chỉ đƣợc cung cấp dịch vụ đến 23 giờ đêm, tuy nhiên việc thực hiện chỉ hình thức, rất nhiều quán nét mở cửa xuyên đêm, từ đó phát sinh nhiều bất ổn cho xã hội.

Đối với công tác quản lý các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng viễn thông

Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng viễn thông: là các doanh nghiệp viễn thông có giấy phép triển khai hạ tầng mạng viễn thông và các dịch vụ viễn thông trên hạ tầng này. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế của cả nƣớc, với dân số hơn 6 triệu ngƣời (năm 2008) vì vậy đây là một trong những thị trƣờng viễn thông hấp dẫn nhất cho các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng viễn thông. Song song với đó, công tác quản lý các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn cần đƣợc tập trung nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Sở Thông tin truyền thông Hà Nội đã phát hiện

những rất nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nƣớc, cụ thể nhƣ:

Việc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động triển khai rất nhiều trạm BTS (trạm thu phát sóng) gần kề nhau, nhƣng không có quy định nào bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng chung cơ sở hạ tầng nhà trạm với nhau, dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tƣ của xã hội.

Trên các tuyến đƣờng, các đƣờng cáp của các doanh nghiệp viễn thông rất lộn xộn, thông thƣờng đi chung với cột điện lực dẫn đến không đảm bảo tính an toàn, tính mỹ quan đô thị, tỷ lệ ngầm hóa mạng cáp rất thấp.

Đối với các khu đô thị, tòa nhà, không có quy định bắt buộc về việc phải triển khai mạng viễn thông thụ động (để cung cấp các dịch vụ viễn thông, truyền hình) nên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông gặp nhiều khó khăn khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, mặt khác, việc thi công kéo cáp tại các khu đô thị, tòa nhà không đảm bảo tính an toàn trong phòng chống cháy, cũng nhƣ mỹ quan đô thị.

Để giải quyết những vấn đề nêu trên, năm 2009, Sở TTTT Hà Nội đã tham mƣu cho UBND Thành phố Hà Nội ban hành hai quyết định quan trọng, đó là quyết định số 56/2009/QĐ-UBND ngày 27-3-2009 của UBND thành phố về việc quản lý, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải tạo, sắp xếp lại các đƣờng dây cáp đi nổi trên địa bàn thành phố; quyết định số 114/2009/QĐ-UBND ngày 13-11-2009 của UBND thành phố về việc ban hành quy định quản lý, cấp phép xây dựng đối với các công trình trạm thu, phát sóng di động (BTS) trên địa bàn thành phố, tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, xây dựng phƣơng án, tiến hành ký kết hợp tác sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là trạm BTS, tính đến hết năm 2013, đã có gần 1200 trạm BTS sử dụng chung hạ tầng trên tổng

số 5700 trạm BTS của các nhà mạng Vinaphone, Mobiphone, Viettel, VietnamMobile, Gmobile.

Thứ hai, yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tiến hành thu hồi, cắt bỏ các tuyến cáp không đảm bảo kỹ thuật, các sợi cáp không sử dụng, song song với việc ngầm hóa dần các mạng cáp, hƣớng đến “thành phố không dây” vào năm 2015. Tính đến tháng 6 năm 2014, Thành phố Hà Nội đã tiến hành làm gọn mạng cáp trên 30 tuyến phố, tiếp tục triển khai thêm 50 tuyến phố vào cuối năm nay. Trong quá trình thực hiện, Sở TTTT Hà Nội đã chủ động lập kế hoạch, phối hợp với các Sở Xây dựng, Sở Giao thông, chính quyền các quận, phƣờng cùng phối hợp với các doanh nghiệp tiến hành đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo mỹ quan đô thị, đƣợc nhân dân ghi nhận.

Thứ ba, Sở TTTT Hà Nội đã tham mƣu cho UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định yêu cầu các tổ chức, cá nhân khi đầu tƣ xây dựng tòa nhà có trách nhiệm thiết kế, lắp đặt hệ thống cáp viễn thông trong tòa nhà, đảm bảo nguyên tắc ngƣời sử dụng dịch vụ đƣợc tự do lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, thúc đẩy cạnh tranh trong thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp trong tòa nhà.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 36 - 43)