Hoàn thiện quản lý chất lƣợng mạng, dịch vụ viễn thông và giá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 96 - 98)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Hoàn thiện quản lý chất lƣợng mạng, dịch vụ viễn thông và giá

cƣớc

a. Mục tiêu:

Nâng cao công tác quản lý chất lƣợng dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin.

Cung cấp các dịch vụ viễn thông với chất lƣợng tốt, giá cƣớc hợp lý trên cơ sở cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời sử dụng dịch vụ, đồng thời tăng cƣờng phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông trên cơ sở hạ tầng viễn thông đã đƣợc xây dựng nhằm phát huy tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch vụ

b. Đối tượng thực hiện: Sở TTTT, Sở Khoa học – Công nghệ và các doanh nghiệp viễn thông.

c. Giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, các cơ quan chuyên ngành hoàn thiện các quy định tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ, bắt buộc các doanh nghiệp viễn thông phải áp dụng tiêu chuẩn này. Việc xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ phải căn cứ trên tình hình thực tế cũng nhƣ bám sát vào các khuyến nghị của tổ chức Liên minh viễn thông thế giới (ITU) nhằm hƣớng đến tiêu chuẩn quốc tế đối với các dịch vụ viễn thông.

Thứ hai, từng bƣớc điều chỉnh giá cƣớc kết nối và giá cƣớc thuê kênh giữa các doanh nghiệp trên cơ sở giá thành. Xác định rõ phần đóng góp cho việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trong giá cƣớc kết nối.

Thứ ba, tôn trọng quyền tự định giá cƣớc của các doanh nghiệp viễn thông và Internet. Tránh can thiệp bằng biện pháp hành chính vào việc điều chỉnh giá cƣớc trên thị trƣờng đối với các dịch vụ đã thực sự có cạnh tranh. Nhà nƣớc chỉ quyết định giá cƣớc đối với các dịch vụ công ích, các dịch vụ khống chế thị trƣờng có ảnh hƣởng đến sự thâm nhập thị trƣờng của các

doanh nghiệp khác.

Thứ tƣ, từng bƣớc đổi mới hệ thống lệ phí, phí cấp phép, sử dụng tài nguyên viễn thông và Internet (tần số, kho số, tên miền, địa chỉ Internet) theo nguyên tắc: đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí tài nguyên, đồng thời không làm tăng quá mức chi phí sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác xây dựng tiêu chuẩn trong lĩnh vực viễn thông và Internet phù hợp với pháp luật Việt Nam, thông lệ và quy định quốc tế.

Thứ sáu, tăng cƣờng quản lý chất lƣợng mạng lƣới, dịch vụ viễn thông và Internet thông qua hình thức công bố chất lƣợng trên cơ sở các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng hoặc do các doanh nghiệp viễn thông và Internet tự nguyện áp dụng.

Thứ bảy, tăng cƣờng quản lý chất lƣợng thiết bị đầu cuối, thiết bị thông tin vô tuyến điện và các thiết bị khác có khả năng gây nhiễu cho thông tin vô tuyến điện thông qua các hìnhthức: công bố phù hợp tiêu chuẩn; chứng nhận hợp chuẩn; thừa nhận lẫn nhau (MRA), quản lý tƣơng thích điện từ trƣờng (EMC).

Thứ tám, đầu tƣ thiết bị đo kiểm hoặc triển khai các phòng thí nghiệm đo kiểm theo từng vùng, từ đó thƣờng xuyên tiến hành công tác đo kiểm trên diện rộng đối với các dịch vụ viễn thông đƣợc cung cấp ra thị trƣờng. Thông qua kết quả đo kiểm chất lƣợng dịch vụ, Sở TTTT ra các khuyến nghị đối với từng doanh nghiệp tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại các khu vực đạt dƣới mức tiêu chuẩn đề ra. Sau một thời gian nhất định, nếu doanh nghiệp viễn thông không thực hiện việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ thì Sở TTTT có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trƣờng hợp vi phạm nhiều lần có thể đề nghị Bộ TTTT ra quyết định ngừng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn thành phố.

d. Tổ chức thực hiện:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)