6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
2.1.2. Nhân tố vi mô
a. Doanh nghiệp Viễn thông
Thành phố Đà Nẵng xác định doanh nghiệp Viễn thông có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm (GDP), hàng năm doanh nghiệp góp phần quyết định vào tăng trƣởng kinh tế, thu ngân sách, xuất khẩu, tham gia hiệu quả vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Nhờ vào môi trƣờng chính trị ổn định, cơ chế chính sách thông thoáng, tính đến thời điểm 31/12/2016 toàn thành phố có 2960 doanh nghiệp đang hoạt động trên tổng số 3.401 doanh nghiệp đăng ký. Tốc độ tăng doanh nghiệp bình quân hàng năm vào khoảng 15% giai đoạn 2011 - 2016 (sau khi đã loại trừ các doanh
nghiệp chƣa hoạt động, doanh nghiệp phá sản).
Bảng 2.3. Các doanh nghiệp viễn thông được cấp giấy phép và triển khai hoạt động tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2016
Đơn vị tính: doanh nghiệp
TT Doanh nghiệp đƣợc cấp phép và thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 Cấp giấy phép dịch vụ viễn thông cố định 7 7 8 10 10 10 -Thực hiện 2 2 2 2 2 2 -Tỷ trọng (%) 28.57 28.57 25.00 20.00 20.00 20.00 2 Cấp giấy phép dịch vụ di động 2G 7 7 7 7 6 6 -Thực hiện 6 7 7 6 5 5 -Tỷ trọng (%) 85.71 100.00 100.00 85.71 83.33 83.33 3 Cấp giấy phép dịch vụ di động 3G 5 5 5 5 4 5 -Thực hiện 4 4 4 4 4 5 -Tỷ trọng (%) 80.00 80.00 80.00 80.00 100.00 100.00 4 Cấp giấy phép dịch vụ di động không có hệ thống truy nhập vô tuyến (MVNO) 0 1 2 2 1 1 -Thực hiện 0 0 0 0 0 0 -Tỷ trọng (%) 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 5 Cấp giấy phép dịch vụ Internet 62 71 80 91 85 90 -Thực hiện 2 2 3 3 3 5 -Tỷ trọng (%) 3.23 2.82 3.75 3.30 3.53 4.44
(Nguồn: Sở TTTT thành phố Đà Nẵng)
Đối với dịch vụ viễn thông cố định, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chỉ có 3 doanh nghiệp cung cấp là VNPT, Viettel và FPT Telecom trong tổng số 10 doanh nghiệp đƣợc Bộ TTTT cấp phép, trong đó VNPT là doanh nghiệp truyền thống còn Viettel bắt đầu tham gia thị trƣờng viễn thông tại thành phố Đà Nẵng vào năm 2003, FPT Telecom mới triển khai vào năm 2013. Nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp viễn thông ít chú trọng vào dịch vụ điện thoại cố định đó là chi phí đầu tƣ lớn, thời gian thu hồi vốn dài, xu thế điện thoại di động sẽ ngày dần thay thế điện thoại cố định.
Đối với dịch vụ viễn thông di động 2G: đây là thị trƣờng hấp dẫn nhất, có xu thế tăng nhanh cả về sản lƣợng thuê bao và doanh thu, vì thế có nhiều doanh nghiệp đăng ký và triển khai hoạt động. Hiện tại Đà Nẵng có 5 doanh nghiệp đang hoạt động là VinaPhone, VMS (MobiFone), Viettel, Gtel Mobile (GMobile), Vietnamobile, những doanh nghiệp không hoạt động tại Đà Nẵng là do đã bị Bộ TTTT thu hồi giấy phép nhƣ Sphone hoặc phải sáp nhập vào doanh nghiệp khác nhƣ EVN Telecom.
Đối với dịch vụ di động 3G: tại Đà Nẵng có 4 doanh nghiệp đƣợc cấp phép và đều triển khai hoạt động là VinaPhone, VMS (MobiFone), Viettel và Vietnammobile. Dịch vụ di động 3G đang đƣợc các doanh nghiệp tập trung đầu tƣ hạ tầng, triển khai cung cấp dịch vụ ở tất cả các khu vực ngoại ô, khu công nghiệp, trƣờng học, bệnh viện.
Đối với dịch vụ Internet: Bộ TTTT đã cấp rất nhiều giấy phép nhƣng hiện tại ở Đà Nẵng chỉ có 5 doanh nghiệp đang triển khai cung cấp dịch vụ là CMC Telecom, SCTV, VNPT, Viettel và FPT Telecom.
b. Đại lý dịch vụ Viễn thông
Nhằm mở rộng thị trƣờng viễn thông, phát triển thuê bao, triển khai các ứng dụng dịch vụ viễn thông, các doanh nghiệp viễn thông đều sử dụng hệ
thống đại lý, kênh phân phối để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông đến với ngƣời tiêu dùng thuận lợi nhất. Tại Thành phố Đà Nẵng, hiện có 2 hình thức đại lý dịch vụ viễn thông
Thứ nhất, là các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh thiết bị viễn thông và các doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa. Tận dụng lợi thế khi khách hàng đến mua bán các thiết bị nhƣ máy tính, điện thoại, smart phone, các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh thiết bị viễn thông tiến hành tƣ vấn, giới thiệu và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông nhƣ dịch vụ Internet băng rộng, sim, thẻ điện thoại. Còn đối với các doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa, do có hệ thống kênh phân phối sản phẩm rộng khắp các quận huyện, xã phƣờng trên địa bàn toàn thành phố nên các doanh nghiệp này bán lại các sản phẩm dịch vụ viễn thông sim, thẻ để hƣởng % chiết khấu theo doanh số.
Thứ hai, là các cá nhân làm đại lý phát triển dịch vụ hoặc cung cấp lại dịch vụ cho các doanh nghiệp viễn thông. Đối với cá nhân làm đại lý phát triển dịch vụ tập trung vào việc bán các sản phẩm nhƣ dịch vụ Internet băng rộng, sim, thẻ điện thoại và thu cƣớc điện thoại. Còn đối với đại lý cung cấp lại dịch vụ cho các doanh nghiệp viễn thông, chủ yếu là các cửa hàng internet công cộng, quán game online.
Bảng 2.4. Số lượng đại lý dịch vụ viễn thông tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2016 Đơn vị tính: đại lý Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Đại lý tổ chức 110 146 192 246 298 377 - Tốc độ tăng trƣởng (%) 132,73 131,51 128,13 121,14 126,51 Đại lý cá nhân 857 1158 1378 1760 2102 2498 - Tốc độ tăng trƣởng (%) 135,12 119,00 127,72 119,43 118,84 (Nguồn: Sở TTTT thành phố Đà Nẵng)
doanh nghiệp viễn thông đã chú ý đến tạo lập kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ, một phần là nhu cầu của khách hàng rất lớn. Tuy nhiên, các đại lý dịch vụ viễn thông đặt mục tiêu là lợi nhuận lên hàng đầu, nên trong quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều vi phạm, điển hình là bán sim di động không có thông tin của khách hàng, cung cấp dịch vụ game online không đăng ký hoặc quá thời gian quy định.
c. Khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông
Xác định khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông là nguồn lực để phát triển, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng tập trung nâng cao chất lƣợng dịch vụ, chăm sóc khách hàng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Tác động của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông đến công tác quản lý Nhà nƣớc về hoạt động viễn thông tại Thành phố Đà Nẵng trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, khách hàng là cơ quan Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và các doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2016, Đà Nẵng có 8 quận huyện, 56 xã phƣờng, 20 sở ban ngành và hơn 17.000 doanh nghiệp. Đây là những khách hàng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp viễn thông, có nhu cầu rất lớn trong việc sử dụng các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin để đảm bảo thông tin trong công tác điều hành, chỉ đạo, lãnh đạo và sản xuất kinh doanh. Thông thƣờng, các khách hàng quan trọng này đều sử dụng các gói dịch vụ tích hợp nhƣ dịch vụ Internet băng thông rộng, tốc độ cao, điện thoại, truyền số liệu, truyền hình trực tuyến và yêu cầu chất lƣợng dịch vụ rất cao, đảm bảo kết nối duy trì liên tục, ổn định trên quy mô lớn từ thành thị đến tận các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Vì vậy, các doanh nghiệp viễn thông đều tập trung nguồn lực để phục vụ những khách hàng này nhằm đem lại doanh thu lớn. Tuy nhiên, do tính chất phải đảm bảo đƣợc dịch vụ trên diện rộng nên chỉ có các doanh nghiệp viễn thông lớn mới đủ khả năng, nguồn lực cung cấp
dịch vụ, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông mới chủ yếu ở 2 doanh nghiệp lớn là VNPT và Viettel, còn các doanh nghiệp khác chƣa đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ viễn thông cho đối tƣợng khách hàng này.