Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 106 - 108)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

3.3.1. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông

Thứ nhất, tiếp tục triển khai chƣơng trình dịch vụ công ích giai đoạn 2016 – 2020, trong đó bổ sung thêm dịch vụ truy nhập Internet tại các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và các khu vực mà doanh nghiệp viễn thông không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trƣờng. Phổ cập dịch vụ viễn thông công ích, bảo đảm quyền truy nhập bình đẳng, hợp lý cho mọi ngƣời dân, hộ gia đình, đồng thời theo từng thời kỳ ƣu tiên hỗ trợ cung cấp thiết bị đầu cuối và giá cƣớc dịch vụ viễn thông công ích cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tƣợng chính sách đặc biệt khác.

Thứ hai, phối hợp với Bộ Tài chính, Xây dựng thống nhất ký ban hành Thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phƣơng pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung, đặc biệt đối với việc thuê cột của các doanh nghiệp viễn thông với các công ty điện lực. Thông tƣ này là cơ sở để các doanh nghiệp tính toán giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung theo một phƣơng pháp thống nhất, đảm bảo công bằng, minh bạch về giá thuê công trình kỹ thuật sử dụng chung. Ngoài ra, xây dựng đề án thành lập Công ty hạ tầng tại các địa phƣơng đƣợc hỗ trợ, sử dụng một phần nguồn vốn từ Quỹ viễn thông công ích của Bộ TTTT, Quỹ đầu tƣ tại các địa phƣơng.

Thứ ba, xây dựng tiêu chuẩn và ban hành quy định sử dụng các cơ sở dữ liệu lớn, tài nguyên thông tin của đất nƣớc, tạo hạ tầng dữ liệu dùng chung cho các Bộ, ngành, địa phƣơng tránh đầu tƣ trùng lặp.

chóng, gần nhƣ không có khoảng cách giữa ngành viễn thông và ngành công nghệ thông tin, vì vậy nên tách ngành CNTT với tƣ cách là một lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật ra khỏi ngành Khoa học và Công nghệ và đƣa vào ngành Thông tin và Truyền thông nhằm có sự thống nhất cao trong công tác quản lý, điều hành thực hiện các mục tiêu đề ra.

Thứ năm, nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức của các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nƣớc chuyên trách về viễn thông, tần số vô tuyến điện, Internet và an toàn, an ninh thông tin để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cạnh tranh, hội nhập.

Thứ sáu, căn cứ tình hình phát triển thị trƣờng theo từng thời kỳ trình Thủ tƣớng Chính phủ quyết định việc cấp phép cho các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông và Internet.

Thứ bảy, xây dựng và hoàn thiện cơ chế đầu tƣ khẩn cấp phục vụ kết nối các mạng viễn thông công cộng.

Thứ tám, có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp tăng cƣờng bảo mật thông tin cá nhân của ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông để tránh tình trạng dữ liệu này bị khai thác trái quy định pháp luật và nghiên cứu ban hành quy định để quản lý hình thức quảng cáo bằng cách gọi điện thoại trực tiếp đến ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông.

Thứ chín, xây dựng hành lang pháp lý tăng cƣờng công tác quản lý, kinh doanh kho số, đặc biệt là các dãy số đẹp của các doanh nghiệp viễn thông; tăng cƣờng giám sát việc phân phối SIM từ các “đầu nậu” nhằm khắc phục tình trạng “nuôi SIM”, kích hoạt SIM hàng loạt hiện nay trên thị trƣờng.

Thứ mƣời, nhanh chóng ban hành văn bản quy định các nội dung cần thiết phải có trong hợp đồng mẫu cung cấp dịch vụ di động trả trƣớc để các doanh nghiệp kịp thời thực hiện, góp phần tăng cƣờng quản lý thông tin thuê bao di động trả trƣớc, đảm bảo an toàn an ninh thông tin.

Thứ mƣời một, thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các đối tƣợng là cán bộ làm công tác thanh tra để đƣợc nâng cao trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 106 - 108)