Hoàn thiện quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 98 - 100)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Hoàn thiện quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn

chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lƣợng.

Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định và phổ biến tiêu chuẩn về viễn thông sau khi thống nhất với Sở Thông tin và Truyền thông.

Sở TTTT Quản lý hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông phục vụ yêu cầu quản lý chất lƣợng thiết bị, mạng và dịch vụ viễn thông.

2.2.5. Hoàn thiện quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông thông

a. Mục tiêu:

Tạo môi trƣờng kinh doanh viễn thông lành mạnh và thu nguồn vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài; các quy định mới đã đƣợc thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh viễn thông trong môi trƣờng công bằng, minh bạch theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

b. Đối tượng thực hiện:

Sở TTTT, Sở Công thƣơng và các doanh nghiệp viễn thông.

c. Giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, tăng cƣờng phổ biến kiến thức pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp viễn thông cũng nhƣ các đại lý dịch vụ viễn thông, đảm bảo các dịch vụ viễn thông trên nền mạng internet có nội dung lành mạnh, phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Thứ hai, tăng cƣờng kiểm soát nội dung dịch vụ viễn thông phục vụ công tác an ninh – quốc phòng, đề nghị Bộ TTTT soạn thảo quy định bắt buộc các hãng cung cấp dịch vụ nội dung trên nền mạng phải đặt máy chủ tại Việt

Nam, có cơ chế chủ động phối hợp giữa cơ quan quản lý và đại diện của các hãng nhằm đảm bảo việc cung cấp dịch vụ an toàn, lành mạnh.

Thứ ba, thƣờng xuyên kiểm tra, thanh tra công tác quản lý nội dung dịch vụ viễn thông ở các doanh nghiệp viễn thông và đại lý dịch vụ viễn thông, từ đó chấn chỉnh các sai sót, vi phạm.

d. Tổ chức thực hiện:

Do tính đặc thù của các hành vi cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng cũng nhƣ của lĩnh vực viễn thông nói chung, WTO đã có một phụ lục riêng về viễn thông nhằm xử lý các vấn đề đặc thù, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp viễn thông.

Các quy định có liên quan đến cạnh tranh chung đã đƣợc quy định rất chi tiết trong Luật Cạnh tranh và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Đối với lĩnh vực viễn thông, nhiều quy định về cạnh tranh đã đƣợc cụ thể hóa trong Luật Viễn thông và Nghị định 25/2011/NĐ-CP, cụ thể:

- Doanh nghiệp viễn thông không đƣợc thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh.

- Doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trƣờng, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phƣơng tiện thiết yếu không đƣợc thực hiện các hành vi "Bù chéo dịch vụ viễn thông" để cạnh tranh không lành mạnh; Sử dụng ƣu thế về mạng viễn thông, phƣơng tiện thiết yếu để cản trở việc xẩm nhập thị trƣờng, hạn chế, gẩy khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác; Sử dụng thông tin thu đƣợc từ doanh nghiệp viễn thông khác vào mục đích cạnh tranh không lành mạnh; Không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phƣơng tiện thiết yếu và thông tin thƣơng mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ viễn thông. Đẩy là các hành vi đặc thù trong hoạt động viễn thông mà chỉ có trong hoạt động viễn thông và đƣợc quy định

tại Bản tham chiếu WTO.

- Doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trƣờng, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phƣơng tiện thiết yếu phải thực hiện thống kê, kế toán riêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế để xác định giá thành dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế.

- Các doanh nghiệp viễn thông khi tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trƣờng dịch vụ liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trƣớc khi tiến hành tập trung kinh tế.

- Thẩm quyền, thủ tục xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông: Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm xử lý các vụ việc cạnh tranh trong hoạt động thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại Luật Viễn thông.

Dựa vào đó, Sở TTTT làm việc với các doanh nghiệp viễn thông cũng nhƣ Bộ TTTT để thực hiện các giải pháp đã nêu trên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)