1.3. Các phƣơng pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc
1.3.3. Phƣơng pháp quan sát hành vi
Khi thực hiện một công việc, ngƣời lao động sẽ phải thực hiện rất nhiều các thao tác, hành vi khác nhau. Phƣơng pháp này chú trọng đến việc quan sát các hành vị của ngƣời lao động. Có hai yếu tố đƣợc xem xét ở đây là số lần quan sát và tần số lặp lại các hành vi. Ngƣời đánh giá sẽ ghi lại tất cả các sai lầm cũng nhƣ thành tích của ngƣời lao động trong một giai đoạn. Vì vậy, thông qua tần suất của các hành vi, ngƣời quản trị sẽ đánh giá đƣợc năng lực làm việc của nhân viên.
Cách đánh giá của phƣơng pháp này sẽ chú trọng đến những sai lầm và những thành tích tốt của nhân viên, các công việc diễn ra bình thƣờng sẽ không đƣợc ghi nhận. Điều này cho thấy sẽ có những nhân viên làm việc tốt và nhân viên làm việc
chƣa tốt đƣợc đánh giá. Với những nhân viên có những sai lầm thì ngƣời đánh giá cần phải kiểm tra, đôn đốc để nhân viên khắc phục đƣợc hành vi.
Hình 1.4: Ví dụ về quan sát hành vi
(Nguồn: https://topica.edu.vn/) Với phƣơng pháp này, nhà quản trị có thể tập trung vào khắc phục các điểm yếu, sai lầm của nhân viên để họ hoàn thiện bản thân. Các lỗi gặp phải nếu đƣợc nhắc nhở điều chỉnh kịp thời thì cả nhân viên và tổ chức sẽ tốt lên.
Phƣơng pháp này có ƣu điểm là có sự trao đổi qua lại giữa ngƣời đánh giá và ngƣời đƣợc đánh giá. Các ƣu điểm và nhƣợc điểm của ngƣời lao động đƣợc nhắc nhở động viên kịp thời. Ngoài ra, phƣơng pháp này cũng tránh đƣợc các lỗi chủ quan từ phía ngƣời đánh giá.
Tuy nhiên, phƣơng pháp này có nhƣợc điểm là công tác ghi chép sẽ tốn nhiều thời gian của ngƣời đánh giá. Có thể một số công việc bị bỏ qua do lỗi trong quá trình ghi chép. Mặt khác, đối với ngƣời lao động sẽ có tâm lý không thoải mái khi luôn có ngƣời theo dõi để ghi lại các sai lầm của cá nhân.