Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác đánh giá kết quả làm việc của ngƣời lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả làm việc của người lao động tại công ty VNPT technology (Trang 34 - 39)

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc

1.4.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác đánh giá kết quả làm việc của ngƣời lao

ngƣời lao động

1.4.4.1.Các nhân tố gắn với bản thân người lao động

Năng suất lao động là chỉ số đánh giá quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Năng suất chịu tác động của nhiều yếu tố, nhƣng quan trọng nhất là ngƣời lao động. Ngƣời lao động đóng vai trò tiên quyết quyết định đến năng suất lao động. Các yếu tố xung quanh nhƣ trình độ văn hóa, chuyên môn sẽ tác động trực tiếp đến năng suất lao động.

Trình độ văn hoá: Ở đây, trình độ văn hóa đƣợc hiểu là các kiến thức cơ bản của ngƣời lao động về mọi vấn đề xung quanh. Kiến thức cộng với cách vận dụng hợp lý sẽ tạo ra khả năng sáng tạo. Trong công việc rất cần đến khả năng tƣ duy sáng tạo của ngƣời lao động để tạo ra những khác biệt. Với khả năng đó, ngƣời lao động có thể tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách nhanh chóng và áp dụng thuần thục vào công việc. Trong quá trình làm việc, ngƣời có trình độ sẽ có những cách vận dụng linh hoạt các công cụ vào công việc của họ làm tang hiệu quả công việc.

Trình độ chuyên môn: Là khả năng thuần thục thực hành một chuyên môn nào đó trong tổ chức. Ngƣời có chuyên môn sâu là ngƣời nắm vững các bƣớc thực hành để thực hiện công việc, đồng thời có thể chỉ bảo cho những ngƣời khác về các lỗi gặp phải trong quá trình thực hành. Khi thực hiện công việc, những ngƣời có chuyên môn sâu sẽ thực hiện chính xác và tốn ít thời gian hơn, làm tăng năng suất lao động.

Năng suất lao động chịu tác động rất lớn từ hai yếu tố trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Trong khi trình độ văn hóa giúp ngƣời lao động có khả năng tiếp thu và vận dụng sáng tạo các tiến bộ của khoa học công nghệ thì trình độ chuyên môn giúp cho ngƣời lao động tối ƣu đƣợc quá trình làm việc, giảm thời gian hao phí, nâng cao chất lƣợng công việc. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, vòng đòi của các sản phẩm ngày càng bị thu hẹp, dẫn đến đòi hòi ngƣời ngƣời lao động phải có trình độ nhất định để theo kịp các thay đổi.

Tình trạng sức khoẻ: Muốn thực hiện đƣợc công việc, trƣớc tiên ngƣời lao động phải có sức khỏe. Sức khỏe tốt sẽ giúp cho ngƣời lao động có khả năng tập trung cao độ, tính chính xác trong công việc cao. Ngƣợc lại, nếu sức khỏe không tốt sẽ làm giảm tính chình xác trong công việc, mất tập trung, chất lƣợng công việc không đảm bảo dẫn đến nâng suất lao động bị ảnh hƣởng.

Thái độ lao động: Là các biểu hiện của ngƣời lao động trong quá trình thực hiện công việc. Thái độ của ngƣời lao động khi tiếp nhận công việc đánh giá đƣợc phần nào khả năng hoàn thành của công việc. Nếu ngƣời lao động có một thái độ cầu thì thì chất lƣợng của công việc đƣợc hoàn thành sẽ ở mức cao. Ngƣợc lại, với thái độ làm cho xong việc thì chất lƣợng hoàn thành công việc chỉ ở mức trung bình.

Kỷ luật lao động: Mỗi tổ chức có những quy định, quy chế riêng để đảm bảo ngƣời lao động làm việc trong khuân khổ cho phép. Nếu không có những quy định này thì ngƣời lao động nhƣ đƣợc buông lỏng quản lý, rất dễ xảy ra tình trạng mất kiểm soát. Một số quy định phổ biến nhƣ thời gian làm việc trong ngày, số ngày làm việc trong tuần, số ngày nghỉ phép, chất lƣợng công việc, các hình thức xử lý khi vi phạm…

Tinh thần trách nhiệm: Đƣợc hiểu đơn giản là trách nhiệm của ngƣời lao động với công việc đƣợc giao. Mỗi cá nhân trong tổ chức muốn phát triển đƣợc phải có tính trách nhiệm với công việc. Trách nhiệm đƣợc hình thành khi ngƣời lao động đƣợc phân công công việc và có vai trò trong tổ chức. Một khi các cống hiến của ngƣời lao động đƣợc ghi nhận thì tinh thần trách nhiệm với công việc của ngƣời lao động càng tăng cao, ngƣời lao động cảm thấy yên tâm, có sự tin tƣởng

vào tổ chức. Ngƣời lao động sẵn sang hy sinh vì tổ chức, rèn luyện bản thân, nâng cao kinh nghiệm để tăng hiệu quả công việc.

Sự gắn bó với doanh nghiệp: Nhân lực là tài nguyên vô giá của tổ chức, vì vậy bất cứ tổ chức nào cũng muốn duy trì sự gắn bó của nhân viên với tổ chức. Để làm đƣợc điều này, tổ chức cần tạo ra môi trƣờng làm việc gần gũi, thân thiện, gắn bó giữa các cá nhân. Ngƣời lao động cảm thấy đƣợc làm chủ công việc của mình, đƣợc tự do sáng tạo và phát triển bản thân. Khi có những khó khăn vƣớng mắc, ngƣời lao động sẽ có đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ từ tổ chức. Làm đƣợc điều này thì ngƣời lao động sẽ coi tổ chức nhƣ chỗ dựa về mặt tinh thần, trung thành và cống hiến hết mình vì tổ chức.

Cƣờng độ lao động: Đƣợc hiểu là thời gian làm việc, cống hiến của ngƣời lao động cho tổ chức. Con ngƣời không thể so sánh với máy móc, cũng cần có những thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động. Vì vậy, tổ chức nên quan tâm đến ngƣời lao động, tổ chức các kỳ nghỉ, các hoạt động giúp gắn bó các thành viên trong tổ chức và cũng là khoảng thời gian để ngƣời lao động đƣợc nghỉ ngơi. Điều này có tác dụng không nhỏ tới hiệu quả làm việc của ngƣời lao động.

1.4.4.2.Các yếu tố gắn với tổ chức lao động

Phân công lao động: Là sự phân chia các đầu việc cho từng cá nhân cụ thể để thực hiện. Quá trình này bao gồm hai bƣớc cụ thể là chia nhỏ công việc lớn thành các gói công việc nhỏ, có thể hoàn thành trong một khoảng thời gian. Tiếp theo đến bƣớc phân công cho từng cá nhân đảm nhận các công việc nhỏ, phù hợp với khả năng và năng lực của họ. Để phân công lao động hợp lý thì ngƣời chịu trách nhiệm phân công phải hiểu rõ từng đầu việc và khả năng của từng ngƣời lao động. Xem xét khả năng hoàn thành công việc trong thời hạn để không ảnh hƣởng đến tiến độ chung của công việc lớn.

Tiền lƣơng, tiền thƣởng: Ngoài các yếu tố về chuyên môn, năng lực thì yếu tố chế độ đãi ngộ với ngƣời lao động là hết sức quan trọng. Chế độ đãi ngộ bao gồm tiền lƣơng, tiền thƣởng và các phúc lợi khác, nó sẽ tạo động lực giúp ngƣời lao động hoàn thành công việc. Mặt khác, tiền lƣơng tiền thƣởng chính là ghi nhận của tổ chức với những đóng góp của ngƣời lao động. Lƣơng càng cao cũng đồng nghĩa với việc ngƣời lao động càng có giá trị với tổ chức. Vì vậy, ngƣời lao

động càng có lý do để nâng cao trình độ bản thân và khẳng định mình trong tổ chức.

Môi trƣờng làm việc: Đƣợc hiểu là tất cả các yếu tố xung quang ngƣời lao động, hỗ trợ ngƣời lao động hoàn thành công việc. Ở đây có thể là máy móc, thiết bị, các phần mềm, bàn ghế, khuân viên…Để nhân viên có thể thoải mái sáng tạo, thể hiện khả năng thì môi trƣờng làm việc đóng vai trò hết sức quan trọng. Tổ chức phải tạo ra một môi trƣờng làm việc thoải mái, gần gũi để nhân viên có thể phát huy đƣợc hết khả năng. Tránh tâm lý gò bó, không thoải mái sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng công việc.

Thái độ cƣ xử của ngƣời lãnh đạo: Ngƣời lãnh đạo trong tổ chức có vai trò rất quan trọng, đƣa ra định hƣớng công việc cho cả tổ chức. Ngoài ra, ngƣời lãnh đạo còn đƣa ra các nguyên tắc hoạt động và các quyết định nhân sự, vì vậy ngƣời lạnh đạo cần có một số đặc điểm sau:

Biết lắng nghe cấp dưới: Một trong những tố chất cần có của một ngƣời lảnh đạo là khả năng lắng nghe. Ngƣời lãnh đạo sẽ có đƣợc nhiều thông tin, hiểu đƣợc những khó khăn vƣớng mắc cũng nhƣ tâm tƣ nguyện vọng của nhân viên khi biết lắng nghe. Mặt khác, khi lắng nghe nhân viên, ngƣời lãnh đạo sẽ lấy đƣợc lòng nhân viên, nhân viên cảm thấy đƣợc tôn trọng. Qua đó ngƣời lãnh đạo dễ dàng đƣa ra các quyết định có lợi cho tổ chức.

Kiên nhẫn và biết thuyết phục: Một đặc điểm cần có của ngƣời lãnh đạo là khả năng thuyết phục ngƣời khác. Tổ chức là một xã hội thu nhỏ, bao gồm nhiều cá nhân với những tính cách và cách nghĩ khác nhau. Một ngƣời lãnh đạo giỏi phải hài hòa đƣợc tất cả mọi ngƣời trong tổ chức. Đây là một việc làm khó đòi hỏi ngƣời lãnh đạo phải cảm hóa đƣợc những cá nhân đối lập, để mọi ngƣời cùng đồng lòng vào một mục tiêu chung. Việc làm này không thể một sớm một chiều mà cần nhiều thời gian và lòng kiên nhẫn. Khi tất cả các cá nhân trong tổ chức có cùng định hƣớng thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ thành công.

Lòng nhân ái và sự quan tâm đối với mọi nguời: Một ngƣời lãnh đạo giói là ngƣời hiểu đƣợc hoàn cảnh của từng nhân viên dƣới quyền. Điều này không

phải ngƣời lãnh đạo nào cũng làm đƣợc. Nhƣng nếu làm đƣợc, ngƣời lãnh đạo sẽ có đƣợc sự trân trọng từ phía nhân viên. Có đƣợc sự quan tâm từ phía lãnh đạo, chắc chắn ngƣời lao động sẽ cảm thấy hạnh phúc và sẵn sang hy sinh vì tổ chức.

Đánh giá những người dưới quyền: Để đánh giá đƣợc nhân viên ngƣời lãnh đạo phải có thông tin, các số liệu định lƣợng cụ thể. Công việc đánh giá là việc làm khó khăn và phức tạp, đòi hỏi tính chi tiết để những đánh giá khiến ngƣời lao động cảm thấy nể phục. Kết quả đánh giá công bằng sẽ tạo đƣợc niềm tin từ phía ngƣời lao động, tổ chức có sự gắn kết. Qua đó mọi khó khăn sẽ đƣợc tháo gỡ, nhân viên hăng hái làm việc công hiến cho tổ chức.

Sử dụng lời khen với cấp dưới: Những lời động viên, khen ngợi kịp thời từ phía ngƣời lãnh đạo có giá trị rất lón về mặt tinh thần với ngƣời lao động. Nó giúp cho ngƣời lao động có thêm động lực để phấn đấu, nâng cao hiệu quả công việc.

Bầu không khí của tập thể: Một tổ chức cần phải duy trì đƣợc không khí nhiệt huyết, hăng say lao động, điều này là trách nhiệm của ngƣời lãnh đạo. Mọi cá nhân trong một tổ chức luôn có sự tác động qua lại với nhau về công việc, nên ngƣời lãnh đạo phải gắn kết đƣợc các cá nhân, tao ra môi trƣờng làm việc có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị. Bầu không khí trong một tập thể quyết định đến hiệu quả làm việc của ngƣời lao động. Nếu ngƣời lao động có trạng thái tâm lý tốt thì hiệu quả công việc sẽ cao.

1.4.4.3.Các yếu tố thuộc về môi trường lao động

Môi trường tự nhiên: Các yếu tố thuộc môi trƣờng tự nhiên tác động trực tiếp đến năng suất lao động. Hai trong số rất nhiều yếu tố có thể kể đến là thời tiết và khí hậu. Tùy theo từng vùng địa lý mà thời tiết và khí hậu có sự khác biệt nhau. Do đó sẽ có những tác động rất khác nhau từ hai yếu tố này đến đến những vùng địa lý khác nhau. Mặt khác các ngành khác nhau cũng sẽ chịu những ảnh hƣởng khác nhau từ yếu tố thời tiết và khí hậu. Một ví dụ điển hình là trong ngành nông nghiệp, năng suất cây trồng sẽ cho ra khác nhau ứng với từng loại đất, nƣớc và khí hậu. Trong những năm gần đây, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con ngƣời đã

có nhiều công cụ để dự báo về các yếu tố của tự nhiên nhằm làm giảm tác động của chúng đến các hoạt động kinh tế. Nhƣng phải nói rằng, đây là các yếu tố khách quan, chỉ có thể làm hạn chế tác động mà không thể khắc phục hoàn toàn. Chính vì vậy, các yếu tố tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng.

Điều kiện lao động: Điều kiện lao động bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh môi trƣờng làm việc của ngƣời lao động. Để thực hiện công việc hiệu quả, ngƣời lao động phải có một môi trƣờng làm việc thuận lợi. Mỗi môi trƣờng có những đặc điểm khác nhau nên sẽ có những ảnh hƣởng với mức độ khác nhau tới từng ngƣời lao động. Các yếu tố thuộc môi trƣờng làm việc có thể thức đầy nâng cao năng suất làm việc nhƣng cũng có thể là giảm hiệu quả làm việc của ngƣời lao động. Để tổ chức có đƣợc hiệu quả làm việc cao, ngƣời lãnh đạo cần quan tâm sát sao đến những yếu tố này, ghi nhận những góp ý từ ngƣời lao động để đƣa ra những thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cả tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả làm việc của người lao động tại công ty VNPT technology (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)