1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc
1.4.1. Hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc
Theo tác giả Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2010) thì quá trình đánh giá thực hiện công việc trong một tổ chức thƣờng đƣợc diễn ra theo trình tự sau:
Tổ chức cần đƣa ra các tiêu chí để nhân viên thực hiện công việc.
Ngƣời đánh giá áp dụng các phƣơng pháp để đánh giá kết quả thực hiện công việc của ngƣời lao động. Quá trình đánh giá là sự so sánh giữa các tiêu chí thực hiện công việc với kết quả thực tế của nhân viên.
Qua quá trình đánh giá, ngƣời lao động cần phải biết đƣợc các điểm chƣa đạt của cá nhân để tìm cách khắc phục. Do vậy kết quả đánh giá phải đƣợc trao đổi giữa ngƣời đánh giá và ngƣời đƣợc đánh giá. Tổ chức cần lƣu lại các kết quả đánh giá để làm căn cứ đƣa ra các quyết định nhân sự nhằm tối ƣu nguồn nhân lực của tổ chức.
Hình 1.5: Mối quan hệ giữa ba yếu tố của hệ thống đánh giá và các mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc
(Nguồn: Wiliam B. Werther, Jr. , Keith Davis, “Human Resources and Persionel Management”, fifth edition, Irwin Mac Graw-Hill) Nếu tổ chức có một hệ thống đánh giá công việc hiệu quả sẽ làm tiền đề giúp phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Để xây dựng một hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc hiệu quả, tổ chức cần xoay quang ba yếu tố sau:
Với mỗi công việc, tổ chức cần phải đƣa ra các tiêu chí, chuẩn mực để thực hiện công việc.
Thực hiện đánh giá công việc thông qua việc so sánh các tiêu thức trong chuẩn mực đƣa ra với kết quả công việc thực tế mà nhân viên đã thực hiện.
Quá trình đánh giá cần phải có sự trao đổi thông tin giữa ngƣời đƣợc đánh giá và ngƣời đánh giá và nhà quản trị.
Cả ba yếu tố này đều có ý nghĩa rất quan trọng, có tác động qua lại, tạo lên một hệ thống ĐGKQTHCV chặt chẽ, hiệu quả.