Phƣơng pháp quản trị theo mục tiêu (Management by objectives)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả làm việc của người lao động tại công ty VNPT technology (Trang 28 - 29)

1.3. Các phƣơng pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc

1.3.5. Phƣơng pháp quản trị theo mục tiêu (Management by objectives)

Peter Drucker đã đƣa ra lý thuyết về phƣơng pháp này đầu tiên vào năm 1954. Cho đến ngày nay, nó đã có rất nhiều các tổ chức áp dụng phƣơng pháp này. Một số khảo sát cho thấy rằng, phƣơng pháp này đƣợc áp dụng phổ biến khi đánh giá công việc của chuyên viên hoặc các nhà quản trị.

Khi thực hiện phƣơng pháp này, ngƣời lãnh đạo trực tiếp và nhân viên phải ngồi lại với nhau, cùng đƣa ra các mục tiêu công việc trong một giai đoạn. Các mục tiêu này chính là cơ sở để đánh giá nhân viên trong quá trình thực hiện công việc. Với một mục tiêu rõ ràng, ngƣời lãnh đạo sẽ dễ dàng đánh giá những cố gắng nỗ lực của nhân viên, đƣa ra các góp ý giúp nhân viên hoàn thành đƣợc mục tiêu đề ra. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, ngƣời lãnh đạo có thể đƣa ra các định hƣớng cho các giai đoạn tiếp theo. Để quá trình thực hiện công việc đƣợc thuận lợi, các nhân viên bắt buộc phải tham gia vào công tác xây dựng mục tiêu cùng lãnh đạo, đƣa ra các chuẩn mực đánh giá để đƣợc xem xét là hoàn thành công việc.

Để phát huy hết khả năng của nhân viên, ngƣời lãnh đạo nên chủ động giao quyền cho nhân viên. Nhân viên có quyền đƣa ra các giải pháp thực hiện theo khả năng và sự sáng tạo, ngƣời quản trị sẽ quan tâm nhiều hơn đến kết quả nhƣ đã cam kết của nhân viên.

Phƣơng pháp quản trị theo mục tiêu đƣợc tiến hành qua ba bƣớc bao gồm thiết lập mục tiêu, thực hiện mục tiêu và đánh giá mục tiêu. Ở cả ba bƣớc này, nhân viên và lãnh đạo luôn có sự trao đổi, nắm bắt thông tin. Một số lƣu ý khi tiến hành áp dụng phƣơng pháp này:

 Mục tiêu phải đƣợc xây dựng và thống nhất ở cả ngƣời lãnh đạo và nhân viên.

 Phải có công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện.

 Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc phải đƣợc thống nhất ngay từ đầu. Ƣu điểm:

 Đảm bảo đƣợc định hƣớng phát triển của tổ chức và mục tiêu công việc của nhân viên là song hành.

 Mục tiêu và cách thức đánh giá rõ ràng, thông tin trao đổi thƣờng xuyên, nhân viên có động lực để hoàn thành công việc.

 Sự phối hợp công việc giữa các đơn vị tốt hơn, tổ chức có sự đồng thuận cao. Nhƣợc điểm

 Khi mục tiêu không có sự thống nhất giữa lãnh đạo và nhân viên dễ gây ra sự độc đoán, quyết định của riêng nhà quản trị.

 Tất cả các đánh giá trong phƣơng pháp này đều hƣớng đến sự đo lƣờng đƣợc, chƣa chú trọng đến các yếu tố bên cạnh công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả làm việc của người lao động tại công ty VNPT technology (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)