1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc
1.4.2. Các yêu cầu đối với hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc
Một hệ thống ĐGKQTHCV hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, để đạt hiệu quả thì hệ thống cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
Tính phù hợp: Mỗi doanh nghiệp có một mục tiêu phát triển riêng, vì thế đòi hỏi các mục tiêu công việc của nhân viên phải đƣợc định hƣớng theo hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Một hệ thống đánh giá phù hợp sẽ phải đảm bảo đƣợc sự liên quan mật thiết giữa mục tiêu phát triển của tổ chức và mục tiêu đánh giá nhân viên. Các mục tiêu công việc và các tiêu chí đánh giá phải có sự đồng bộ.
Tính nhạy: Kết quả cuối cùng của hệ thống đánh giá phải cho ra đƣợc danh sách các cá nhân hoàn thành tốt công việc và những cá nhân chƣa hoàn thành công việc, để từ đó đƣa ra các quyết định nhân sự.
Tính tin cậy: Công tác đánh giá có thể đƣợc thực hiện bởi nhiều cá nhân khác nhau theo từng giai đoạn, nhƣng kết quả áp dụng trên cùng một hệ thống phải có sự tƣơng đồng. Điều này nói lên rằng hệ thống đánh giá phải có sự nhất quán về kết quả đánh giá.
Tính đƣợc chấp nhận: Với mỗi hệ thống đánh giá, cho dù ƣu việt đến đâu nhƣng không nhận sự hợp tác từ ngƣời lao động thì hệ thống không thể phát huy đƣợc. Vì vậy để áp dụng hiệu quả hệ thống đánh giá .phải có sự ủng hộ từ phía ngƣời lao động.
Tính thực tiễn: Hệ thống đánh giá đƣợc áp dụng cho toàn bộ nhân viên trong tổ chức với những trình độ và nhận thức khác nhau, vì vậy công cụ đánh giá phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với tất cả các cá nhân trong tổ chức.