3.1. CƠ HỘI, THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN QUỲNH LƢU HUYỆN QUỲNH LƢU
3.1.1. Cơ hội
- Xu hướng khách hàng sử dụng các sản phẩm thủ công, không gây ô nhiễm môi trường đang ngày càng phổ biến, nhất là ở các nước phát triển. Trong khi đó, việc thực hiện phát triển kinh tế thị trường, chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ có nhiều điều hiện thuận lợi để mở rộng thị trường thế giới, trong đó có sản phẩm của Làng nghề. Hiện nay, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, được xuất khẩu trên 163 quốc gia. Trong tương lai, các làng nghề truyền thống nếu biết phát huy thế mạnh, sản xuất các mặt hàng độc đáo mà thị trường thế giới ưa chuộng sẽ dễ dàng tìm kiếm được nhiều thị trường mới ở ngoài nước, nhất là thị trường Nhật Bản, Tây Âu, Mỹ…
- Trong xu thế phát triển du lịch hiện nay thì du lịch làng nghề đang là một loại hình du lịch hấp dẫn du khách đến nghiên cứu, tham quan, tìm hiểu. Từ thị hiếu của du khách nước ngoài, những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu chú trọng phát triển mô hình này. Du khách nước ngoài có nhu cầu du lịch làng nghề truyền thống ngày càng tăng, các sản phẩm thủ công từ các làng nghề được tiêu thủ qua du khách du lịch khá lớn, nhất là các làng nghề có tiếng như ở Bát Tràng, Hội An, Đông Kỷ.v.v. Đây là cơ hội cho các làng nghề phát triển, vừa giữ gìn các giá trị truyền thống, vừa phát triển kinh tế một cách bền vững. Trong tương lai, khi mô hình du lịch làng nghề phát triển mạnh, các làng nghề truyền thống trong nước nói chung, huyện Quỳnh Lưu nói riêng sẽ có cơ hội phát triển.
75
- Hiện tại và tương lai, thương mại điện tử đang và sẽ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp làng nghề trong việc tiếp thị, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, nhất là với thị trường quốc tế. Chi phí đầu tư thấp hơn nhiều so với thương mại truyền thống, có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận nguồn cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Xoá bỏ mọi giới hạn về thời gian và không gian qua internet, giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. - Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng kinh tế từ phát triển LN, Chính phủ, các Bộ, ngành đã có nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, phát triển LN, phát triển ngành nghề ở nông thôn. Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, sau đó được cụ thể hóa bằng Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó có quy định rõ về tiêu chí, thủ tục công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn. Năm 2007 có Quyết định 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 về việc phê duyệt chương trình khuyến công Quốc gia đến năm 2012. Năm 2005, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có đề án Chương trình phát triển “Mỗi làng một nghề” giai đoạn 2006-2015, trong đó, giai đoạn đầu tập trung vào xây dựng các dự án làng nghề trọng điểm, mỗi làng tham gia chương trình quốc gia sẽ được hỗ trợ 200 triệu đồng. Từ năm 2010-2015, tập trung vào nhân rộng các điển hình, tiếp tục lựa chọn và xây dựng các dự án làng điểm. Tổng kinh phí ngân sách đầu tư cho chương trình có nguồn vốn 1.048 tỷ đồng, trong đó, kinh phí Trung ương 530 tỷ, địa phương 878 tỷ phân bổ cho 500 LN mới khôi phục và 500 làng đã có nghề, nguồn kinh phí được phân bổ 2006 là 50 tỷ, từ năm 2007-2015 mỗi năm là 150 tỷ. Năm 2006, Bộ Công nghiệp trình Chính phủ chiến lược phát triển tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2015. Đặt mục tiêu giải quyết việc làm thường xuyên cho 1,5 triệu lao động và từ 2-5 triệu
76
lao động nông nhàn, xây dựng hệ thống sản xuất cạnh tranh và bền vững, phát triển các sản phẩm thủ công và tăng cường năng lực cho các LN.
- Ở huyện Quỳnh Lưu nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung, làng nghề đã được quan tâm, hỗ trợ. BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06- NQ/TU ngày 4/11/2011 về phát triển CN-TTCN, xây dựng làng nghề giai đoạn 2011-2020; Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 80/2008/QĐ-UBND ngày 18/12/2008 Quy định về công nhận làng có nghề, làng nghề và chính sách khuyến khích phát TTCN và làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Hội đồng nhân dân, UBND huyện Quỳnh Lưu đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, như: hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, tập huấn kỹ thuật, lập trang Website quảng bá sản phẩm, hỗ trợ vốn…
3.1.2. Thách thức
- Thách thức về thiết kế mẫu mã sản phẩm: Những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giảm sút trên thị trường thế giới vì không có tính đột biến, sáng tạo trong mẫu mã. Nhiều chuyên gia khẳng định, có tới 90% mẫu sản phẩm thủ công của Việt Nam là theo đơn đặt hàng [19]. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do đầu tư quá ít cho thiết kế mẫu, mầu sắc, nhãn hiệu bao bì chưa tương xứng. Tình trạng phổ biến ở các làng nghề là rập khuôn những mẫu có sẵn đơn điệu, bắt chước sao chép những hàng bán chạy, thậm chí một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nhái lại theo mẫu hàng nước ngoài... Trong tương lai, khi thị trường quốc tế được mở rộng, nếu các LN không thường xuyên đổi mới mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng thì sẽ khó cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác.
- Năng lực cạnh tranh yếu: Nhiều LN đứng trước thách thức lớn là sức cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu, thụ động, chưa thực sự có ý thức hội nhập. Một số LN cũng có nghiên cứu thị trường, nhưng chưa đồng bộ, phụ thuộc nhiều vào trung gian, môi giới, khách hàng lớn... Mô hình tổ chức sản
77
xuất chủ yếu ở các LN là hộ gia đình, vì thế không có đủ khả năng đầu tư công nghệ, không có năng lực, tư cách pháp nhân để xuất khẩu trực tiếp. Hầu như các cơ sở chưa đủ sức tìm kiếm thị trường mới hay mở rộng thị trường mà phải thông qua một số hộ, doanh nghiệp trung gian. Việc thông qua nhiều khâu trung gian sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng lên, làm mất ưu thế cạnh tranh.
- Hạn chế trong mở rộng thị trường: Các LN trong vùng chưa biết tận dụng khả năng tiếp thị sản phẩm của mình ra bên ngoài nên mạng lưới tiêu thụ trong nước và nước ngoài còn ít và mang tính nhỏ lẻ. Chi phí lưu thông cao, mối liên kết, hợp tác kinh doanh giữa hộ gia đình, giữa các làng nghề gần như không có. Mặt khác, thiếu thông tin về thị trường, thông tin dự báo xu hướng tiêu dùng, nhu cầu, phong tục văn hóa, thẩm mỹ của khách hàng nên các mặt hàng làm ra không đáp ứng được đúng thị hiếu người tiêu dùng trong từng thời điểm, làm cho sản phẩm xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.
- Thiếu nguồn nguyên liệu cho các làng nghề: Trước kia, nguyên liệu của các làng nghề chủ yếu được cung cấp từ thị trường trong nước, tỷ trọng vật tư nhập khẩu chỉ khoảng 10%, vì vậy, giá trị thực thu mang lại rất lớn. Thì hiện nay, tỷ trọng nhập khẩu chiếm tới 60%. Trong tương lai, lợi thế nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương sẽ mất đi ở nhiều làng nghề. Việc thu mua nguyên liệu ở các tỉnh xa hoặc nhập khẩu nguyên liệu sẽ làm tăng chi phí, giá thành, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của làng nghề.
- Thách thức từ vấn đề môi trường ô nhiễm: Khôi phục và phát triển LN là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, do sự phát triển tự phát, thiếu quy hoạch nên đã dẫn tới hậu quả tai hại là môi trường tự nhiên ở các LN đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Những vấn đề môi trường trên đây sẽ tác động ngược trở lại quá trình phát triển kinh tế. Nếu không có các biện pháp bảo vệ môi trường tích cực thì chi phí để khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường mai sau sẽ gấp nhiều lần so với hiện tại và bản thân sự tăng trưởng khó có khả năng bù đắp những thiệt hại về môi trường và sức khỏe của người dân.
78