2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN QUỲNH
2.2.2. Thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu
53
- Tình hình số lượng và quy mô làng nghề
Theo Quyết định số 80/2008/QĐ-UBND ngày18/12/2008 của UBND tỉnh Nghệ An về công nhận làng có nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, thì làng nghề phải đạt các tiêu chí sau: Đã thực hiện việc đăng ký xây dựng làng nghề với cơ quan có thẩm quyền công nhận làng nghề theo quy định; đã được công nhận Làng có nghề; có tối thiểu 30% tổng số hộ của làng tham gia các hoạt động ngành nghề TTCN; đạt tối thiểu 40% giá trị sản xuất, thu nhập (theo giá thực tế) so với GTXS và thu nhập của làng; thời gian hoạt động SXKD của làng có tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm xét công nhận; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề TTCN, xây dựng và phát triển làng nghề, làng có nghề [45].
Căn cứ vào tiêu chí của UBND tỉnh, tính đến năm 2012 huyện Quỳnh Lưu có 28 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Có 20 xã trên tổng số 43 xã, thị trấn có làng nghề. Số lượng làng nghề được công nhận hàng năm tăng lên, trong đó tỷ lệ làng nghề truyền thống có xu hướng giảm, làng nghề mới có xu hướng tăng.
Bảng 2.4.Số lƣợng làng nghề đƣợc UBND tỉnh công nhận các năm
TT Tên Làng Địa chỉ Ngành nghề Năm công
nhận
1 Đồng Văn Xã Quỳnh Diễn Mây tre đan 2004
2 Nam Thắng Xã Quỳnh Hưng Mộc DD & mỹ nghệ 2004 3 Minh Thành Xã Quỳnh Long Mây tre đan 2005 4 Phú Nghĩa Xã Quỳnh Nghĩa Mộc DD & mỹ nghệ 2005 5 Phú Thịnh Xã Quỳnh Thạch Mây tre đan 2005 6 Phú Lợi Xã Quỳnh Dỵ Chế biến thủy sản 2005
7 Bút Lĩnh Xã An Hoà Mây tre đan 2006
8 Tùng Sơn Xã Quỳnh Thạch Mây tre đan 2006 9 Phú Liên Xã Quỳnh Long Chế biến thủy sản 2006 10 Đồng Luyện Xã Quỳnh Giang Mây tre đan 2007 11 Trúc vọng Xã Quỳnh Thanh Mây tre đan 2007 12 Thọ Thành Xã Quỳnh Thọ Sữa chữa tàu thuyền 2008
13 Sơn Mỹ Xã Quỳnh Mỹ Mây tre đan 2008
54
15 Tân An Xã An Hoà Chế biến thủy sản 2008 16 Quỳnh Viên Xã Quỳnh Thạch Mây tre đan 2009
17 Xóm 4A Xã Ngọc Sơn Mây tre đan 2009
18 Trung Hậu Xã Quỳnh Giang Mây tre đan 2009
19 Xóm 4B Xã Ngọc Sơn Mây tre đan 2010
20 Thượng Yên Xã Quỳnh Yên Mây tre đan 2010 21 Thuận Giang Xã Quỳnh Hưng Mộc DD & mỹ nghệ 2011 22 Quyết Tiến Xã Quỳnh Bá Mộc DD & mỹ nghệ 2011 23 Hồng Phú Xã Quỳnh Hồng Hoa cây cảnh 2011 24 Phương Cần Xã Quỳnh Phương Chế biến thủy sản 2011 25 Thượng Nguyên Quỳnh Hồng Mộc DD & mỹ nghệ 2012 26 Minh Tâm Quỳnh Minh Mộc DD & mỹ nghệ 2012
27 Xóm 3-4 Quỳnh Đôi Hương trầm 2012
28 Phú Thành Quỳnh Hậu Làm Miến 2012
Nguồn: Phòng Công Thương huyện 2012
Nhìn chung, sự phát triển của các làng nghề đang phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu tại chỗ và thị trường tiêu thủ sản phẩm, chính vì thế các nghề phân bổ không đều ở các địa bàn và ở các loại nghề khác nhau. Ở huyện Quỳnh Lưu các ngành nghề chủ yếu là mây tre đan xuất khẩu (13 làng), chế biến thủy sản (4 làng) và mộc (6 làng).
Bảng 2.5: Số lƣợng các làng nghề Quỳnh Lƣu phân theo nghề đƣợc công nhận qua các năm
TT Tên nghề Số lượng Tỷ lệ % Trước 2009 2009 2010 2011 2012
1 Mấy tre đan XK 13 46,4 8 3 2
2 Mộc dân dụng&mỹ nghệ
6 21,4 2 2 2
3 Chế biến thủy sản 4 14,2 3 1
4 Móc sợi 1 0,35 1
5 Sửa chữa tàu thuyền 1 0,35 1
6 Hoa cây cảnh 1 0,35 1
7 Làm hương trầm 1 0,35 1
8 Làm miến 1 0,35 1
Tổng số 28 100% 15 3 2 4 4
55
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh: Do đặc thù sản xuất riêng của từng
làng nghề mà ở mỗi làng nghề có các loại hình kinh tế khác nhau tham gia vào hoạt động sản xuất.
Cho đến nay, trên địa bàn huyện đều có đủ các loại hình kinh tế tham gia vào sản xuất như: hợp tác xã, công ty Cổ phần, công ty TNHH, hộ cá thể… Có thể thấy, do sản xuất phát triển, một số hộ cá thể có đủ tiềm lực đã nhanh chóng thành lập các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất kinh doanh, đa số các doanh nghiệp này đóng vai trò đầu mối tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong việc đưa các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, mẫu mã mới ứng dụng vào sản xuất nâng cao năng xuất, chất lượng và đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm đáp ứng thị hiếu và nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng khách hàng. Tuy vậy, các doanh nghiệp hình thành chủ yếu trong nghề mây tre đan xuất khẩu, chế biến hải sản, đóng tàu thuyền, mộc. Còn các nghề khác chủ yếu hộ gia đình tự tổ chức sản xuất và tiêu thụ.
Bảng 2.6: Các doanh nghiệp, HTX kinh doanh sản phẩm làng nghề chủ yếu ở Quỳnh Lƣu
TT Tên doanh nghiệp Địa chỉ Ngành nghề kinh doanh
1 DNTN Phương Mai Xã Quỳnh Phương Chế biến thuỷ hải sản
2 Công ty CP thuỷ sản Quỳnh Lưu Xã Quỳnh Thuận Chế biến thuỷ hải sản
3 Công ty CP XNK thuỷ sản Nghệ An Thị trấn Cầu Giát Chế biến thuỷ hải sản
4 DNTN Nguyễn Hữu Nam Xã An Hòa Chế biến thủy hải sản 5 HTX Tân Phú Xã Quỳnh Long Chế biến thủy hải sản 6 HTX Minh Thành Xã Quỳnh Long Mây tre đan
7 Công ty TNHH Phương Anh Xã Quỳnh Thạch Mây tre đan 8 Công ty TNHH Đức Phong Thành phố Vinh Mây tre đan
9 Công ty TNHH Phú Thành Luân Xã Quỳnh Hưng Sản xuất, KD gỗ mỹ nghệ 10 Công ty TNHH Phương Nam Xã Quỳnh Hưng Sản xuất, KD gỗ mỹ nghệ 11 Công ty TNHH Hằng Nga Xã Quỳnh Hưng Sản xuất, KD gỗ mỹ nghệ 12 Công ty TNHH Anh Tuấn Ngọc Xã Quỳnh Hậu Sản xuất, kinh doanh gỗ 13 HTX Thọ Thành Xã Quỳnh Thọ Đóng và sửa chữa tàu thuyền
56
15 DNTN Mạnh Hùng Xã Quỳnh Thọ Đóng và sửa chữa tàu thuyền
16 HTX Nam Thắng Xã Quỳnh Hưng Dịch vụ NN và điện năng.
Nguồn: Phòng Công thương huyện Quỳnh Lưu 2012.
Tuy vậy, tại các làng nghề ở Quỳnh Lưu hình thức kinh doanh hộ gia đình là chủ yếu. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp còn ít. Quy mô của các doanh nghiệp còn nhỏ. Hộ sản xuất có vai trò chủ yếu trong các làng nghề chiếm tới 79% sản phẩm sản xuất, các hợp tác xã chiếm 2%, còn lại 19% là các loại hình doanh nghiệp (công ty TNHH, công ty cổ phần) [số liệu điều tra]. Cơ cấu này được thể hiện dưới hình sau:
Doanh nghiệp 19% Hợp tác xã 2% Hộ gia đình 79%
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất tại các làng nghề
(Nguồn: số liệu điều tra)
Từ biểu đồ ta thấy, các hộ gia đình tham gia vào sản xuất ngành nghề là chủ yếu, điều này có lợi thế về sự linh hoạt, dễ thích nghi với sự biến động của thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, nó gây bất lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư khoa học công nghệ và ứng dụng kỹ thuật cao vào sản xuất. Loại hình hợp tác xã, công ty TNHH, công ty Cổ phần chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tổng cộng là 21% (hợp tác xã 2%, doanh nghiệp 19%), tại đây, lao động qua đào tạo và có trình độ cao hơn, tổ chức sản xuất quy mô và chuyên nghiệp hơn, đủ khả năng đầu tư vốn để ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.
57
Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp và hợp tác xã ít nên chưa thể tạo bước đột phá trong phát triển ngành nghề truyền thống của các làng nghề.
- Kết quả sản xuất, kinh doanh và thị trường tiêu thủ sản phẩm của các làng nghề
Mỗi làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu có hiệu quả sản xuất kinh doanh khác nhau, thể hiện rõ qua bảng 2.7.
Bảng 2.7: Kết quả sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm làng nghề ở Quỳnh Lƣu
TT Nghề Năm Giá trị sản xuất
(triệu đồng) Doanh thu (triệu đồng) Thu nhập BQ lao động/tháng (triệu đồng) 1 13 làng nghề Mấy tre đan xuất khẩu 2009 20.384 13.606 3.6 2010 21.608 14.787 4.0 2011 23.183 16.000 3.1 2012 20.465 15.480 3.0 2 6 làng Mộc dân dụng & mỹ nghệ 2009 156.258 21.346 6.9 2010 144.238 26.373 6.3 2011 135.680 34.970 6.0 2012 123.215 28.562 5.9 3 4 làng Chế biến thủy sản 2009 26.493 14.505 5.6 2010 28.081 17.850 5.5 2011 17.906 12.649 3.4 2012 18.606 14.078 4.5 4 1 làng Móc sợi 2009 2.500 980 3.2 2010 2.650 1.589 4.2 2011 2.600 1.478 4.6 2012 2.550 1.356 3.5 5 1 làng Sửa chữa tàu thuyền 2009 4.780 2.560 4.5 2010 5.066 4.521 6.6 2011 8.500 2.800 5.5 2012 7.644 4.100 6.0
Nguồn: Phòng Công thương huyện Quỳnh Lưu
Qua số liệu phân tích cho thấy hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các làng nghề từ năm 2009 đến năm 2012 không ổn đinh, tăng giảm một số năm. Nghề mộc mỹ nghệ và sửa chữa tàu thuyến giá trị sản xuất và lợi nhuận lớn
58
hơn các ngành nghề khác, do đó thu nhập bình quân đầu người tương đối cao. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nên một số nghề năm 2012 giá trị sản xuất giảm so với các năm khác, điển hình như nghề chế biển thủy sản, móc sợi và mộc mỹ nghệ.
Qua số liệu phân tích, chúng ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh ở các làng nghề trong những năm qua đều đạt được những kết quả tốt, đem lại thu nhập tương đối cao và ổn định cho lao động làng nghề.
Làng nghề trên địa bàn huyện đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
GTSX của các làng nghề đã góp phần làm tăng GTSX của lĩnh vực công nghiệp, TTCN (năm 2005, GTSX lĩnh vực CN, TTCN là 1.547 tỷ, năm 2010 đạt 4.963 tỷ, năm 2012 đạt 7.136 tỷ); tốc độ tăng trưởng bình quân (giai đoạn 2005 - 2010) của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 9,74%. Trong đó, nghề chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa…tăng khá nhanh: năm 2005 đạt 3.680 triệu, năm 2006 đạt 17.460 triệu, năm 2008 đạt 66.090 triệu, năm 2010 đạt 448.350 triệu, năm 2012 đạt 689.628 triệu. Do đó, làng nghề đã góp phần vào tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của huyện và làm thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp ( giai đoạn 2005 - 2010 tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm của huyện là 12,1%. So với năm 2005, năm 2010 nông nghiệp 27,83%, giảm 12,27%; công nghiệp-xây dựng 47,99%, tăng 7,89%; dịch vụ 24,18%, tăng 4,38%.) [9].
Về thị trường tiêu thủ sản phẩm: Việc sản xuất của các làng nghề hiện nay còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ nên thông tin về thị trường chủ yếu do các cơ sở sản xuất tự tìm hiểu. Đền nay, mới có 6/28 làng nghề có trang website quảng bá sản phẩm, chính vì vậy, các thông tin thị trường bị giới hạn, đôi khi còn chưa chính xác, thiếu tính cập nhật, làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của cơ sở sản xuất. Mặt khác, chủ yếu các sản phẩm vẫn phải qua
59
khâu tiêu thủ trung gian hoặc qua những người bán buôn, bán lẻ trong và ngoài tỉnh. Thị trường tiêu thủ chủ yếu ở trong nước, chỉ có sản phẩm mây tre đan là xuất khẩu trên 90%.
Trong nhiều năm qua, một số sản phẩm tại các làng nghề đã khẳng định được uy tín đối với người tiêu dùng cả về mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm, như mộc mỹ nghệ, nước mắm, hương trầm, mây tre đan…Điều này mở ra thị trường đầu ra lớn, ổn định cho các sản phẩm làng nghề. Qua điều tra, khảo sát chúng tôi thu được một số thông tin về thị trường tiêu thủ sản phẩm của các làng nghề sau:
Bảng 2.8: Thị trƣờng tiêu thủ sản phẩm của các làng nghề ở Quỳnh Lƣu
Đơn vị tính: (%) TT Nghề Năm Thị trường tiêu thụ Hình thức bán
Trong
tỉnh Ngoài tỉnh Quốc tế buôn Bán Bán lẻ
1 Mấy tre đan xuất khẩu 2011 2 6 92 96 4 2012 2 5 93 96 4 2 Mộc dân dụng & mỹ nghệ 2011 44 55 1 60 40 2012 45 53 2 62 38 3 Chế biến thủy sản 2011 56 44 0 66 34 2012 60 40 0 63 37 4 Móc sợi 2011 100 0 0 10 90 2012 100 0 0 9 91 5 Sửa chữa tàu thuyền 2011 100 0 0 0 100
2012 100 0 0 0 100 6 Hoa cây cảnh 2011 67 33 0 55 45
2012 66 31 0 52 48
Nguồn: Tổng hợp trên phiếu điều tra.
Thị trường tiêu thủ sản phẩm làng nghề tương đối đa dạng, bao gồm xuất khẩu, tiêu thủ trong tỉnh và các tỉnh khác. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nghề mây tre đan (trên 90%), sản phẩm tiêu thủ ở ngoài tỉnh chiếm tỷ lệ tương đối lớn là mộc mỹ nghệ và chế biến thủy sản (trên 40%), còn các sản phẩm của các nghề còn lại chủ yếu tiêu thủ trong tỉnh.
60
thức bán buôn (thông qua các trung gian đặt hàng). Hình thức tiêu thủ này có ưu điểm là ổn đinh, do đặt trước nên các hộ sản xuất kinh doanh chủ động hơn trong sản xuất. Tuy nhiên, hạn chế dễ nhận thấy ở hình thức này là các hộ sản xuất khó tăng giá sản phẩm, thẩm chí trung gian còn tìm mọi cách để ép giá sản phẩm. Nhìn chung, do giữ được uy tin về chất lượng sản phẩm, mặc dù giá trị sản xuất các năm tăng nhẹ, nhưng sản phẩm tiêu thủ của các làng nghề cơ bản ổn định.
- Vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh
Vốn là yếu tố quan trọng bảo đảm cho các làng nghề tồn tại và phát triển, nhất là đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, mua nguyên liệu, đào tạo lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,… Một thực tế hiện nay là nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh thì ngày càng lớn, trong khi việc tiếp cận và huy động vốn lại rất khó khăn. Qua nghiên cứu các làng nghề, tác giả nhận thấy các đặc điểm sau:
Thứ nhất, về cơ cấu nguồn vốn thì vốn tự có của các cơ sở SXKD trong LN là chủ yếu, chiếm 70%. Trong các làng nghề có nhiều hình thức để huy động vốn, nhưng chủ yếu vẫn là các hộ sản xuất trong các làng nghề cùng “hùn vốn” với nhau để sản xuất, kinh doanh; vay trực tiếp ngân hàng từ thế chấp tài sản cố định của mình, hoặc một chủ hộ có điều kiện mở nghề và thuê nhận công làm việc cho mình, còn vay từ các chương trình Nhà nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn vay. Từ thực trạng về vốn và cơ cấu nguồn vốn của các cơ sở kinh doanh và hộ gia đình trong các LN của các địa phương cho thấy để phát triển các LN các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình phải dựa vào vốn tự có là chính, song mức vốn trang bị lại thấp, do đó ở làng nghề rất khó khăn trong việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến mẫu mã, dự trữ nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.
61
khác nhau. Chẳng hạn như cùng một chu kỳ sản xuất (1 năm), nhưng ngành nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ, sửa chữa tàu thuyền đòi hỏi sự đầu tư lớn nên quy mô vốn của các làng nghề này lớn hơn nhiều so với các làng nghề khác, bình quân từ 500 - 1000 triệu đồng/hộ. Trong khi đó, nghề mây tre đan, làm hương trầm, làm miến vốn bình quân khoảng 30 - 50triệu đồng/hộ.
Thứ ba, Các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh ở làng nghề có nguồn vốn lớn hơn nhiều so với các hộ cá thể, đồng thời, cũng dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các dự án hơn các hộ cá thể.