ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 79 - 84)

HUYỆN QUỲNH LƢU

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

- Thứ nhất: Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. GTSX của các làng nghề đã góp phần làm tăng GTSX của lĩnh vực công nghiệp, TTCN. Làng nghề phát triển sẽ đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của huyện và làm thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Ở những vùng ngành nghề phát triển, thu nhập và đời sống của hộ dân tăng đồng thời cũng tạo ra nguồn tích lũy cho ngân sách địa phương, cơ sở hạ tầng nông thôn được

70

cải tạo và phát triển, bộ mặt nông thôn được đổi mới.

- Thứ hai: Làng nghề đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tăng

thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Sự phát triển của các làng nghề đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, ngành nghề nông thôn, các dịch vụ khác phát triển, từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Ngoài ra, còn sử dụng thời gian lao động nông nhàn, góp phần hạn chế việc di dân, hạn chế các tiêu cực của xã hội, tăng thu nhập cho người lao động. Điển hình như xã Quỳnh Hưng có 2 làng nghề, thu hút 30% lao động của xã nhưng thu nhập từ làng nghề chiếm gần 60% của xã (80 tỷ/140 tỷ); xã Quỳnh Bá có 1 làng nghề, thu hút 15% lao động, thu nhập từ làng nghề chiếm 25% của xã,…

- Thứ ba: Các làng nghề đã thúc đẩy ngành nghề nông thôn phát triển

tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. Việc khôi phục các nghề truyền thống và du nhập, phát triển các nghề mới đã làm cho sản phẩm trên thị trường huyện Quỳnh Lưu và tỉnh Nghệ An thêm phong phú, đa dạng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế địa phương và tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Thứ tư: Góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân về phát triển

kinh tế. Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, người dân nước ta vốn có thói quen làm ăn nhỏ, sản xuất mang nặng tính tự cung, tự cấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Làng nghề phát triển, mở rộng giao lưu trong vùng, trong tỉnh, trong nước, người dân huyện Quỳnh Lưu đã có điều kiện học hỏi, từ đó đổi mới về tư duy, nhận thức, nhất là về sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường

2.3.2. Khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Khuyết điểm, hạn chế

71

huyện Quỳnh Lưu là quy mô vốn của các hộ và cơ sở sản xuất nhỏ, đồng thời khó tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng, vì thế các cơ sở, các hộ sản xuất luôn trong tình trạng thiếu vốn. Do thiếu vốn nên không dám mạnh dạn phát triển mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ, ký kết các hợp đồng lớn, đầu từ công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm.v.v. Chính vì vậy, làng nghề phát triển chậm, thu nhập không ổn định, buộc một bộ phận lao động không dám theo nghề triệt để mà vẫn phải bám vào ruộng đất nông nghiệp, nói cách khác thiếu vốn khiến cho LN vẫn phải lệ thuộc vào nông nghiệp.

- Thứ hai: Số lượng làng nghề chưa nhiều, quy mô làng nghề còn nhỏ,

sản phẩm chưa phong phú, chưa có sản phẩm đặc sắc. Quỳnh Lưu có 43 xã, thị trấn với 538 xóm (làng), nhưng mới có 28 làng nghề. Quy mô làng nghề nhỏ, đa số tham gia sản xuất ở các làng nghề là hộ cá thể với 2-3 lao động, doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia rất ít, có nhiều làng nghề không có doanh nghiệp nào.

- Thứ ba: Số lượng lao động làm nghề trong các LN gia tăng nhưng

trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề còn thấp. Năng lực quản lý và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, cơ sở còn hạn chế về nhiều mặt. Hầu hết các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về pháp luật, chính sách kinh tế cho các LN.

- Thứ tư: trình độ công nghệ kỹ thuật thấp, sự đổi mới công nghệ và

mẫu mã sản phẩm diễn ra chậm. Trong những năm vừa qua, có khá nhiều cơ sở sản xuất ở các LN trên địa bàn huyện đã tích cực đổi mới thiết bị công nghệ. Song về cơ bản trình độ kỹ thuật công nghệ ở các LN còn thấp kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa hệ thống, chưa cơ bản. Việc đổi mới này chỉ dừng lại trọng điểm một số LN và tập trung ở một số khâu nhất định, chưa chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, an toàn lao động, mẫu mã sản phẩm thay đổi chậm.

72

đã có bước cải thiện hơn trước đây nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất ở hầu hết các làng nghề. Hầu hết đường sá hẹp, xuống cấp do không được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, duy tu. Hệ thống lưới điện được xây dựng đã lâu, chắp vá nên thiếu đồng bộ, không an toàn, chịu tải kém. Mạng thông tin liên lạc ở nông thông nói chung, các làng nghề nói riêng còn kém phát triển,...

- Thứ sáu: Cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được

yêu cầu. Mặc dù UBND tỉnh Nghệ An và huyện Quỳnh Lưu đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển làng nghề, như xây dựng quy hoạch khu công nghiệp, hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng.v.v. nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Những yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển của làng nghề thì các cấp chính quyền chưa có nhiều giải pháp như vốn sản xuất, thị trường tiêu thủ sản phẩm, trình độ lao động và khoa học kỹ thuật hiện đại.v.v.

2.3.2.2. Nguyên nhân

- Thứ nhất: Thiếu vốn có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do

vốn của các LN được huy động từ vốn tự có là chủ yếu. Nguồn vốn này được hình thành dựa vào quá trình tích luỹ từ thu nhập của các hộ, các cơ sở sản xuất, mà thu nhập các hộ, các cơ sở sản xuất nhìn chung còn thấp. Vốn tín dụng từ ngân hàng lại khó tiếp cận bởi không đủ tài sản thế chấp để vay, thủ tục vay vẫn còn phiền hà, thời hạn cho vay ngắn. Đối với nguồn vay của tư nhân thì lãi xuất vay quá cao, lượng vay ít khó đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Đối với nguồn vốn hỗ trợ theo chương trình của Nhà nước còn quá ít, không đáp ứng được nhu cầu vay của các hộ, cơ sở sản xuất.

- Thứ hai: Phương thức truyền nghề trong các LN chủ yếu là theo

phương thức truyền nghề truyền thống, chứ chưa được đào tạo một cách bài bản. Vì vậy, đa số thợ thủ công làm nghề rập khuôn theo kỹ thuật cũ, ít có sự sáng tạo để tạo ra những sản phẩm có tính mỹ thuật cao, chiếm ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, các cấp chính quyền chưa quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo tay nghề cho người lao động, tuy có mở một số lớp tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

73

huấn kỹ thuật nhưng chất lượng thấp, chưa trang bị cho các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất về kiến thức quản trị kinh doanh, cách quản lý cho phù hợp với nền kinh tế thị trường.

- Thứ ba: Trong các LN, các cơ sở sản xuất thường nằm xen kẽ trong

các khu dân cư nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dàn trải và gặp nhiều khó khăn. Việc cải tạo cơ sở hạ tầng đòi hỏi rất nhiều vốn, kinh phí trong khí vốn cấp trên hỗ trợ ít, sự đóng góp của các hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất trong LN để phát triển kết cấu hạ tầng còn hạn chế.

- Thứ tư: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một số chính quyền, nhất là cấp

xã chưa quyết liệt do chưa thật sự nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc phát triển làng nghề trên địa bàn. Sự phát triển của làng nghề còn thiếu ổn định, thiếu bền vững do thị trường chưa được mở rộng. Hầu hết sản phẩm của làng nghề tiêu thụ trong vùng, sản phẩm xuất khẩu ít mà còn phù thuộc nhiều vào các doanh nghiệp lớn ở ngoài tỉnh. Do đó, sản xuất kinh doanh của các làng nghề bị động, không thể mở rộng được quy mô.

- Thứ năm: Công tác quản lý nhà nước về làng nghề còn có nhiều bất

cập. Chưa có sự thống nhất quản lý nhà nước về làng nghề. Việc có nhiều cơ quan quản lý làng nghề (Liên minh HTX, ngành Công Thương, ngành NN&PTNT) dẫn tới thiếu một cơ quan chịu trách nhiệm chính. Do đó, việc quản lý vừa chồng chéo lại vừa thiếu, không tập trung được nguồn lực để phát triển làng nghề. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể có lúc chưa chặt chẽ, nhịp nhành, còn nặng về số lượng là chính, chưa quan tâm đến việc tiêu thủ sản phẩm và chính sách cho người lao động.

74

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 79 - 84)