Những bài học kinh nghiệm về phát triển làng nghề cho huyện

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 46 - 49)

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM

1.2.2.Những bài học kinh nghiệm về phát triển làng nghề cho huyện

Quỳnh Lưu

- Thứ nhất: Tất cả các tỉnh trong quá trình CNH,HĐH trong hoạch định chương trình phát triển kinh tế - xã hội đều chú trọng phát triển LNTT. Coi ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một nội dung phát triển kinh tế quan trọng. Vì vậy, ngoài các chính sách của Nhà nước, các cấp ủy đảng , chính quyền đều có định hướng , chương trình mu ̣c tiêu về phát triển làng nghề , từ đó ban hàn h các chủ trương , nghị quyết, chính sách thiết thực , phù hợp với

37

điều kiê ̣n cu ̣ thể của từng đi ̣a phương để hỗ trợ phát triển làng nghề.

- Thứ hai: Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động , tập trung vào truyền nghề, dạy nghề truyền thống và đào ta ̣o lao động theo hướng hiện đại hoá kỹ thuật sản xuất. Khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hô ̣i mở cơ sở đào ta ̣o nghề cho nông dân . Nhìn chung, các tỉnh đều sử dụng đa dạng các hình thức đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động như: bồi dưỡng tại chỗ, lớp học dài hạn có chứng chỉ, học thực hành ngay tại làng nghề.v.v. Ưu tiên sử du ̣ng quỹ khuyến công cho các cơ sở sản xuất đào tạo nghề. Thông qua các tổ chức chính tri ̣, xã hội phát động cá c phong trào phát triển làng nghề, học nghề, thi công nhận tay nghề...

- Thứ ba: Các làng nghề đều tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ để phát triển, nhất là vốn từ Trung ương và chính quyền các địa phương, kể cả tổ chức nước ngoài , đóng góp c ủa các tổ chức kinh tế trong nước thông qua các chương trình, dự án. Các làng nghề đươc cấp vốn, hoặc lãi suất ngân hàng thấp, thủ tục đơn giản, thời gian cho vay dài hạn, thẩm chí có địa phương còn bảo lãnh vốn, cho vay không cần thế chấp đối với những làng nghề truyền thống mới hình thành mà có tiềm năng phát triển. Đó là những điều kiện hết sức quan trọng và cần thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề.

- Thứ tư: Thành lập và tạo điều kiện cho các Hội , Hiệp hô ̣i nghề nghiê ̣p trong mỗi làng nghề, tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất với nhau; giữa người cung ứng nguyên liê ̣u với người sản xuất , tiêu thu ̣ hàng hóa; giữa người dân làng nghề , các cơ sở sản xuất với các cơ quan chức năng… từ đó có sự thống nhất trong sản xuất , tiêu thu ̣ sản phẩm , tránh cạnh tranh không lành ma ̣nh , khai thác tối đa những t iềm năng của đi ̣a phương . Đồng thời, các hiệp hội đại diện cho mỗi làng nghề trong việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm làng nghề đến với khách hàng trong và ngoài nước.

- Thứ năm: Phân loại những ngành nghề truyền thống có khả năng tồn tại phát triển, lựa chọn tìm những sản phẩm đặc trưng để đầu tư, những ngành

38

có nguy cơ mai một, khó thích nghi cũng cần có quyết sách phù hợp. Đối với hàng thủ công mỹ nghệ coi trọng thị trường xuất khẩu. Tập trung phát triển những làng nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn. Tổ chức hội chợ, triển lãm, kết hợp làng nghề với các tuor du lịch, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành để tìm giải pháp cho đầu ra của sản phẩm. Đối với làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề không làm mất đi những giá trị truyền thống vốn có về văn hóa, lối sống, lịch sử làng và lịch sử nghề. Đồng thời phát triển làng nghề phải quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề bền vững.

- Thứ sáu: Các làng nghề đều tập trung quan tâm khâu thiết kế sản phẩm. Coi đó là chiến lược cạnh tranh bền vững, bởi sự khác biệt với sản phẩm các làng nghề trong nước và nước ngoài giúp bảo vệ thị trường sản phẩm LNTT. Chú trọng, đào tạo các nhà thiết kế; phối hợp giữa các cơ sở đào tạo ngành mỹ thuật với nghề sản xuất truyền thống.

39

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƢU, TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 46 - 49)