MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ HUYỆN

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 92)

QUỲNH LƢU

3.3.1. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, quản lý phát triển làng nghề

Quy hoa ̣ch và kế hoa ̣ch là hai công cu ̣ quản lý vĩ mô của Nhà nước để điều hành nền kinh tế theo mục tiêu đã chọn . Nhờ đó mà đề ra các giải pháp kỹ thuật, công nghê ̣, huy đô ̣ng, sử du ̣ng nguồn vốn , nhân lực, thị trường phù hợp với thực tế để thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra . Để phát triển làng nghề, UBND huyê ̣n Quỳnh Lưu đã xây dựng Kế hoa ̣ch số 442 /KH- UBND.CT ngày 27/3/2012 về phát triển CN-TTCN và xây dựng LN huyện

83

Quỳnh Lưu giai đoạn 2012 - 2020 với mô ̣t số nô ̣i dung chủ yếu như sau:

Thứ nhất: Thực hiê ̣n quy hoa ̣ch phát triển ng hề, làng nghề gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với quy hoạch nông thôn mới. Bảo tồn, xây dựng và phát triển các làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống, làng nghề có tiềm năng gắn với phát triển du lịch. Trong đó chú ý đầu tư để đáp ứng được tiêu chuẩn tham quan phục vụ du lịch. Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng 35 làng nghề, năm 2020 là 45 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, thu hút ít nhất 60% số hộ của làng tham gia làm nghề.

Thứ hai: Tập trung nhân rộng và phát triển nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, ngành nghề nông thôn gắn với sử dụng nguyên liệu, lao động tại chỗ để hình thành mới các làng nghề và sản phẩm đặc trưng của địa phương gắn với phục vụ du lịch và xuất khẩu. Rà soát lại các làng nghề truyền thống đã có, chỉ đạo khôi phục và ưu tiên cho việc khôi phục và công nhận làng nghề truyền thống. Ưu tiên du nhập và phát triển các ngành nghề mới một cách có chọn lọc, phát triển bền vững, hiệu quả, xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình.

Thứ ba: Đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầ ng làng nghề như đường giao thông , vỉa hè, hê ̣ thống thoát nước, điê ̣n chiếu sáng, bãi đỗ xe...

Thứ tư: Tôn ta ̣o, tu bổ các công trình di tích li ̣ch sử , Đình, Đền, Chùa, Nhà thờ…

Thứ năm: Xây dựng thương hiê ̣u, quảng bá sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng thương hiê ̣u làng nghề , nhãn hiệu sản phẩm , xây dựng các website giới thiê ̣u hình ảnh, văn hóa, sản phẩm các làng nghề…

Trên cơ sở Kế hoa ̣ch, Quy hoa ̣ch được xây dựng, UBND huyê ̣n đã phân công nhiê ̣m vu ̣ cu ̣ thể , rõ ràng cho các phòng ban liên quan tron g viê ̣c triển khai thực hiê ̣n:

Phòng Công thương: Chủ trì tham mưu trực tiếp vớ i UBND huyê ̣n viê ̣c triển khai kế hoa ̣ch và thực hiê ̣n quy hoa ̣ch phát triển làng nghề . Phối hợp các

84

phòng, ban, ngành liên quan và chính quyền cơ sở tập trung đẩy mạnh tuyên truyển kế hoạch phát triển CN-TTCN và xây dựng làng nghề giai đoạn 2012 – 2020; các chủ trương, chính sách phát triển CN-TTCN và làng nghề. Chủ trì việc xây dựng, rà soát điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các quy hoạch để khôi phục ngành nghề truyền thống, du nhập nghề mới; quản lý quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; thẩm định các công trình giao thông, xây dựng liên quan đến phát triển CN-TTCN, làng nghề. Thường xuyên theo dõi, tổng hợp và báo cáo tiến độ thực hiện ; kịp thời phản ánh những khó khăn , vướng mắc trong quá trình thực hiê ̣n và đề xuất biê ̣n pháp xử lý ki ̣p thời với Huyê ̣n ủy, UBND huyê ̣n để chỉ đa ̣o thực hiê ̣n.

Phòng Tài chính - Kế hoạch: có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm , 5 năm, trong đó bao gồm cả nô ̣i dung phát triển làng ng hề; từ đó cân đối , bố trí các nguồn vốn , hướng dẫn sử du ̣ng các nguồn vốn để thực hiê ̣n kế hoa ̣ch , quy hoa ̣ch phát triển làng nghề. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đã được UBND tỉnh ban hành để khuyến khích, phát triển làng nghề.

Phòng Tài nguyên - Môi trường: Chủ trì, hướng dẫn về quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính nhằm giải quyết nhanh gọn các thủ tục liên quan đến các lĩnh vực trên. Chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng đất phù hợp với Quy hoạch phát triển CN-TTCN, xây dựng làng nghề. Chịu trách nhiệm thẩm định phần quy hoạch sử dụng đất.

Phòng Lao động , Thương binh và xã hội : Chủ trì phối hợp với các ngành hướng dẫn , quản lý, thực hiê ̣n các chính sách, chương trình về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng nhu cầu lao động phi nông nghiệp, thúc đẩy phát triển CN- TTCN, xây dựng làng nghề, khôi phục nghề truyền thống, du nhập nghề mới.

Các phòng, ban, ngành liên quan khác căn cứ chức năng, nhiê ̣m vu ̣ chủ đô ̣ng tham mưu , đề xuất với UBND huyện trong quá trì nh triển khai thực

85

hiê ̣n; hướng dẫn và kiểm tra các làng nghề thực hiê ̣n kế hoa ̣ch theo chuyên ngành quản lý.

Đảng ủy - UBND các xã có làng nghề truyền thống : cụ thể hóa kế hoạch phát triển làng nghề thành những giải ph áp cụ thể, phù hợp với thực tế, thế ma ̣nh của đi ̣a phương ; làm tốt công tác tuyên truyền về các chủ trương , chính sách của Đảng , Nhà nước, của UBND huyện nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp , các ngành, các tổ chức xã hội và trong cô ̣ng đồng người dân làng nghề, từ đó tranh thủ sự ủng hô ̣ và vào cuô ̣c của tất cả các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong vấn đề phát triển làng nghề nông thôn; lãnh đạo, chỉ đạo, đưa vấn đề phát triển làng nghề vào nhiê ̣m vu ̣ trọng tâm hàng năm , nhiê ̣m kỳ 5 năm của đi ̣a phương . Trong quá trình triển khai thực hiê ̣n phải thường xuyên kiểm tra , giám sát việc quản lý thực hiện quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch; theo dõi, câ ̣p nhâ ̣t số liê ̣u , báo cáo định kỳ và đột xuất để phục vụ cho công tác quản lý của huyê ̣n.

3.3.2. Phát triển thị trường và tiêu thủ sản phẩm

- Tiến hành điều tra, nghiên cứu phân tích thị trường trong và ngoài nước đối với các sản phẩm của làng nghề. Tìm xem ở đâu có cơ hội cho mỗi nhóm sản phẩm, thị trường đó có triển vọng không? Hiện nay, sản phẩm làng nghề ở huyện Quỳnh Lưu đang tiêu thủ trong tỉnh là chủ yếu, vì vậy, cần nghiên cứu thị trường ngoài tỉnh như ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; thị trường nước ngoài như ở Bắc Mỹ, EU và một số nước châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore... Cần nghiên cứu để ưu tiên trước 3-4 thị trường tiềm năng, không nghiên cứu những thị trường khó tính, vượt quá khả năng của làng nghề, doanh nghiệp. Các làng nghề huyện Quỳnh Lưu chỉ nên nhắm vào thị trường bậc trung.

- Tìm hiểu thông tin về các nhà nhập khẩu cũng như xuất khẩu và thiết lập quan hệ với những nhà nhập khẩu, nhà buôn sĩ, bán lẻ. Để đa dạng kênh phân phối, thông qua họ nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu thị trường. Do

86

nhân lực ở các làng nghề còn thiếu, yếu, nhất là ngoại ngữ và thông tin, chính vì vậy, nhất thiết phải nhờ các cơ quan hỗ trợ xúc tiến thương mại của Chính phủ, tỉnh, các hiệp hội, các công ty tư vấn, môi giới, các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm khách hàng. Nhà nước tạo điều kiện cho người sản xuất trong các LN được xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình không qua khâu trung gian. Đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, mở rộng phạm vi quỹ hỗ trợ xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu ở các LN trong vùng để khuyến khích các cơ sở tìm kiếm thị trường nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Đối với thị trường nước ngoài, phải xây dựng chiến lược xuất khẩu. Cần dựa vào các đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài làm đầu mối, tạo điều kiện cho các làng nghề xâm nhập thị trường. Một số điểm cần lưu ý khi xúc tiến thương mại là:

+ Xây dựng bộ tài liệu sản phẩm (catalogue) và thiết kế, in ấn đẹp hoặc đóng gói vào CDROM. Hồ sơ làng nghề, sản phẩm cần chú trọng các yếu tố cần thiết như: giới thiệu về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của làng nghề, đặc điểm cần nhấn mạnh (về văn hoá, truyền thống, chất liệu); giới thiệu về tổ chức, nhân lực, thiết bị, nhà xưởng… bán sản phẩm gì, sản lượng hàng tháng, năm, hình ảnh mẫu sản phẩm... sức thuyết phục khách hàng tuỳ thuộc vào việc LN cung cấp thông tin chính mình và làm cho người mua thấy lợi ích của họ trong việc kinh doanh những mặt hàng này. Tuy nhiên, cũng cần chọn những sản phẩm độc đáo.

+ Lập trang thông tin trên internet (website). Thời đại ngày nay, đây là công cụ quan trọng để cung cấp, cập nhật thông tin, bán hàng rất hiệu quả và tiết kiệm kinh phí in ấn, cước điện thoại. Điều quan trọng là xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng. Hiệp hội làng nghề cũng đã lập cổng thương mại điện tử tại địa chỉ www.vietcraftb2b.com, là nơi để các làng nghề giới thiệu sản phẩm, giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước.

87

LN (showroom). Mỗi sản phẩm trưng bày đều có thuyết minh rõ ràng (tên sản phẩm, chất liệu, cơ sở sản xuất…). Đây vừa là công cụ tiếp thị và cũng là nơi để bán hàng, giao dịch, ký kết hợp đồng, là điểm tham quan du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yếu tố quyết định để tiếp thị thành công là sự hiểu biết thị trường của người phụ trách thị trường. Nhưng yếu tố quyết định để bán hàng hoặc ký kết được hợp đồng là chất lượng sản phẩm. Cùng thực hiện một hợp đồng nhưng sản phẩm làng nghề sẽ không đảm bảo đúng như mẫu mã được khách hàng chấp nhận, nhất là về màu sắc, kích cỡ, đường nét, khối hình. LN cần lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với thị trường tiềm năng để đảm bảo hàng giới thiệu vào thị trường có thể bán được. Phải chú ý chất lượng sản phẩm ban đầu để tạo uy tín với khách hàng. Quan tâm tới các yếu tố địa lý, khí hậu tại thị trường mục tiêu, thời vụ bán sản phẩm ở từng thị trường.

- Đối với thị trường trong nước, coi tổ chức hội chợ làng nghề là hoạt động văn hóa - kinh tế thường niên. Quảng bá bằng các phương tiện, mọi cơ hội sản phẩm LN. Đầu tư xây dựng các chợ, khu kiốt, chuỗi cửa hàng, trung tâm xúc tiến thương mại ở địa phương làng nghề hoặc ở những điểm du lịch, sân bay. Phát huy hiệu quả của hoạt động các trung tâm giao dịch, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ tại các thành phố lớn. Tổ chức Trung tâm Thông tin tại các làng nghề nhằm cung cấp các thông tin về thị trường, khoa học công nghệ, phổ biến các chính sách xã hội. Đồng thời, phải tạo ra được mối liên kết giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh trong các LN với các doanh nghiệp lớn của Nhà nước, trong đó các doanh nghiệp này sẽ đứng ra làm đầu mối thu mua - bao tiêu sản phẩm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các LN trên tinh thần hợp tác, liên kết lâu dài đó chính là biện pháp tạo thị trường ổn định, lâu dài cho các LN. Cần phải có những biện pháp đồng bộ hiệu quả trong công tác quản lý thị trường, chống hàng giả, trốn thuế, có chính sách điều tiết nhập khẩu hợp lý để khuyến khích và bảo vệ sản xuất cho các LN.

88

tin nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ. Tư vấn thành lập các trang website cho các doanh nghiệp LN nói riêng và LN nói chung.

Phát triển mạnh du lịch để thu hút du khách nước ngoài đến địa phương tham quan du lịch, tạo cơ hội cho các LN tham gia xuất khẩu tại chỗ. Bởi vì, khách nước ngoài đến Việt Nam họ thường tìm tòi để thưởng thức vẻ đẹp của dân tộc, những nét văn hoá đặc sắc độc đáo của dân tộc. Những vẻ đẹp độc đáo đó được thể hiện rõ nét trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ của những LN. Các LN cần hiểu, phát triển du lịch cũng là hình thức mở rộng thị trường xuất khẩu tại chỗ, vì vậy, cần quan tâm phát triển làng nghề gắn với du lịch.

3.3.3. Giải pháp về vốn, tín dụng

- Nhà nước tạo điều kiện trong việc huy động vốn cho SX kinh doanh ở các LN. Để thực hiện tốt vấn đề này cần có trung tâm hỗ trợ tài chính và bảo lãnh tín dụng, hoặc thông qua Ngân hàng NN&PTNT để cho làng nghề vay ưu đãi so với cho vay các ngành nghề khác. Sự giúp đỡ này vô cùng to lớn trong việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng SX, thu hút vốn đầu tư ngày càng nhiều.

- Đa dạng hoá hình thức cho vay vốn đối với LN, thay đổi định mức cho vay và thời gian cho vay (vay số lượng nhiều và thời gian trả dài hơn). Tăng cường kiểm soát các nguồn vốn vay để hộ gia đình, cơ sở SX kinh doanh sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.

- Tiếp tục đổi mới hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp, cho vay có bảo lãnh đối với hộ nông dân mới vào nghề, có chính sách hỗ trợ vốn để họ có điều kiện SX kinh doanh. Cải tiến các thủ tục cho vay sao cho thật đơn giản nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn vốn.

- Triển khai rộng rãi các hình thức tín dụng trong nông thôn. Đó là tín dụng cộng đồng làng xã để giúp đỡ nhau tạo vốn phát triển SX trong LN. Các tổ chức tín dụng nông thôn cần đổi mới thủ tục cho vay vốn, mở rộng quy mô

89

và phạm vi cho vay sao cho phù hợp với quy mô SX của họ. Đồng thời, có chính sách, biện pháp bảo hiểm vốn, tài sản cho quỹ tín dụng.

- Trong các LN hiện nay đang xuất hiện một số chủ SX kinh doanh do làm ăn hiệu quả đã trở thành những người có vốn lớn, nắm quyền chi phối toàn bộ quá trình SX kinh doanh của làng. Số còn lại do nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố thiếu vốn đang trở thành người làm thuê hoặc con nợ của các ông chủ. Để tránh tình trạng bóc lột quá mức đối với thợ thủ công, những người nghèo, Nhà nước cần có các hình thức, biện pháp xử lý nghiêm đối với hiện tượng cho vay nặng lãi, hình thức lừa đảo, chiếm dụng vốn của nhau nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trong LN.

- Chính sách đầu tư, trước tiên cần ưu tiên vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước để hỗ trợ và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho LN. Sự ưu tiên này cần tập trung vào các cơ sở SX sử dụng nhiều lao động, SX những mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Đối với những mặt hàng mới SX lần đầu, Nhà nước tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai, kho bãi để khuyến khích họ đổi mới mẫu mã.

- Để khuyến khích và tạo điều kiện cho LN phát triển, chính sách thuế phải trở thành đòn bẩy kích thích SX và là công cụ điều tiết có hiệu quả của Nhà nước. Đánh thuế đúng sẽ làm cho người lao động trong LN tích cực phát triển SX kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao nguồn thu nhập cho ngân sách Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước cần bổ sung hoàn chỉnh một số vấn đề chính sách thuế theo hướng sau:

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 92)