Cơ chế, chính sách của địa phương về phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 60 - 62)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN QUỲNH

2.2.1.Cơ chế, chính sách của địa phương về phát triển làng nghề

- Cơ chế, chính sách của tỉnh Nghệ An: Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển làng nghề, đặc biệt là Nghị định 134/2004/NĐ.CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; Nghị định 66/2006/NĐ.CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Quyết định 81/2005/QĐ.TTg ngày 18/4/2005 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh đã cụ thể bằng nhiều chính sách, chủ trương khuyến khích phát triển làng nghề. Từ năm 2003, UBND tỉnh đã xây dựng quỹ khuyến công, phê duyệt đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển TTCN, xây dựng làng nghề, thành lập Trường dạy nghề TTCN, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề giai đoạn 2001 - 2005. UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn thời kỳ 2001-2010, quy định các chính sách khuyến khích phát triển TTCN, nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh,... Đặc biệt, năm 2008 UBND tỉnh đã ban hành Quy định về công nhận làng có nghề, làng nghề và chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, theo đó các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến phát triển nghề TTCN và xây dựng làng nghề còn hưởng các chính sách sau:

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại: Cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được hỗ trợ không dưới 50% chi phí thuê diện tích gian hàng tham gia

51

Hội chợ triển lãm trong tỉnh, trong nước và Quốc tế. Mức hỗ trợ cụ thể do UBND tỉnh Quyết định cho từng đối tượng.

- Hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề:

+ Hỗ trợ 50 triệu đồng cho làng nghề được UBND tỉnh công nhận. + Các địa phương, tổ chức du nhập nghề mới đã sản xuất có hiệu quả và ổn định sau 2 năm, được khen thưởng và hỗ trợ, với mức sau:

(1) Có quy mô từ 50-100 lao động được UBND tằng bằng khen và hỗ trợ 20 triệu đồng;

(2) Có quy mô trên 100 lao động được UBND tặng bằng khen và hỗ trợ 30 triệu đồng.

+ Nguồn khen thưởng và hỗ trợ trích từ Quỹ khuyến công hàng năm. - Hỗ trợ về đào tạo nghề: Tỉnh đã có Quyết định số 1364/QĐ- UBND.VX ngày 19/4/2007 của UBND tỉnh về định mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn, bằng kinh phí do Ngân sách tỉnh bố trí trong dự toán kinh phí sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo - Dạy nghề hàng năm và trích từ Quỹ khuyến công của tỉnh.

- Hỗ trợ đầu tư Đường giao thông nội làng (nội xã) và hệ thống xử lý môi trường trong làng nghề:

+ Đối với làng nghề vùng đồng bằng: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách huyện, thành phố, thị xã, xã, thị trấn và huy động nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư phần còn lại.

+ Đối với làng nghề vùng miền núi:

(1) Thuộc các xã khu vực III: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 80%, ngân sách huyện, thị xã, xã, thị trấn và huy động nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư phần còn lại.

(2) Thuộc các xã khu vực II: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70%, ngân sách huyện, thị xã, xã, thị trấn và huy động nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư phần còn lại.

52

(3) Thuộc các xã khu vực I: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 60%, ngân sách huyện, thị xã, xã, thị trấn và huy động nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư phần còn lại.

+ Đối với làng nghề thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển (theo Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/06/2004 của Thủ tướng Chính phủ): Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách huyện, thị xã, xã, thị trấn và huy động nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư phần còn lại [45].

Từ các cơ chế, chính sách của tình nên từ năm 2003 - 2010 tỉnh đã hỗ trợ và đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề ở huyện Quỳnh Lưu được 12 km đường nhựa với tổng số tiền là 20,5 tỷ đồng, đang xây dựng tiếp 30km với số vốn 60 tỷ đồng; thu hút 47 dự án phát triển làng nghề được UBND tỉnh hỗ trợ với số tiền 2,2 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ 19 làng nghề được tỉnh công nhận là 730 triệu đồng, 1.300 triệu đồng hỗ trợ xây dựng khu công nghiệp, đào tạo nghề, tham quan mô hình, chuyển giao công nghệ, 240 triệu đồng từ nguồn khuyến công quốc gia [40].

- Cơ chế, chính sách của huyện Quỳnh Lưu: Trong nhiều năm qua

huyện đã có nhiều cơ chế, chính sách như hỗ trợ xây dựng làng nghề 20 triệu đồng/làng nghề được công nhân; đào tạo lao động miễn phí, hỗ trợ xây dựng hạ tầng làng nghề, tham quan các mô hình điển hình, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí lập quy hoạch, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, làm việc với các ngân hàng thương mại trên địa bàn có cơ chế đặc thù cho các làng nghề vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời hỗ trợ 30 triệu đồng/làng xây dựng các trang website quảng bá sản phẩm. Từ năm 2005 - 2011, huyện hỗ trợ tổng cộng 365 triệu đồng cho 24 làng nghề và làng có nghề được công nhận từ nguồn kinh phí sự nghiệp, hỗ trợ 4500 tấn xi măng cho một số xã xây dựng hạ tầng làng nghề [40].

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 60 - 62)