1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình
Năm 2000, toàn tỉnh mới có 82 làng nghề, sau 10 năm Thái Bình đã đưa số làng nghề được UBND tỉnh công nhận lên 229 làng. Để khôi phục và phát triển làng nghề, Thái Bình đã có chủ trương và hướng đi mới, đó là coi trọng chất lượng và hiệu quả.
Thái Bình có nhiều nhóm nghề truyền thống nổi tiếng trong nước và quốc tế. Nghề dệt ở Phương La (huyện Hưng Hà) có từ Thế kỷ thứ 13. Hiện nay, để thích nghi với xu thế mới, nghề dệt vải, lụa của Phương La đã được cơ giới hóa chuyển sang dệt khăn tắm, khăn ăn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, số khung dệt máy đã phát triển lên gần 6000 khung và trải rộng ra 22/35 xã, thị trấn của huyện, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Huyện Hưng Hà trở thành huyện được công nhận nhiều làng nghề nhất tỉnh (42 làng).
Nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Kiến Xương) cũng có từ 500 năm trước. Nay nghề này phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa, tập trung vào 3 xã: Hồng Thái, Lê Lợi, Trà Giang thu hút hàng ngàn thợ trẻ và cung cấp thợ kim hoàn giỏi cho nhiều tỉnh, thành phố của cả nước.
31
sớm (120 - 150 năm). Sau khi Tỉnh ủy Thái Bình có NQ 01 về phát triển làng nghề (2001), thì nghề thêu mở rộng ra hàng chục xã của huyện và trong tỉnh, tạo việc làm cho 35.000 - 40.000 lao động. Ngoài ra, Thái Bình còn là vùng sản xuất các mặt hàng thủy hải sản. Những năm gần đây, thêm một số nghề mới được du nhập vào tỉnh như dệt lưới ninon phục vụ đánh bắt thủy, hải sản; đan móc hộp sợi; mây tre đan xuất khẩu…
Nghề và làng nghề ở Thái Bình đã góp phần không nhỏ vào việc phân công lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo thêm việc làm khi đất nông nghiệp chỉ còn 360m2/người. Năm 2000, làng nghề mới giải quyết việc làm cho 78.000 lao động, thì năm 2010, số lao động làm nghề đã lên tới 150.000 người. Giá trị sản xuất các làng nghề năm 2000 đạt 660 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), năm 2010 đạt 2.520 tỷ đồng, chiếm 1/4 tổng GTSX của toàn ngành CN - TTCN Thái Bình. Nhiều xã duy trì và phát triển được làng nghề trở lên giàu có như Hồng Thái, Lê Lợi, Nam Cao (huyện Kiến Xương); Tân Lễ, Thái Phương (huyện Hưng Hà); Đông Sơn, Đông La, Nguyên Xá (huyện Đông Hưng)… mỗi năm GTSX của các làng nghề chiếm từ 50 -60% trong tổng GTSX của xã. Cũng từ làng nghề, nhiều "ông chủ mới" ra đời và trở thành những DN có tầm cỡ như Tập đoàn kinh tế Bình Minh, Tập đoàn Hương Sen, Lam Sơn, Thành Công, Thăng Long, Phương Anh.
Nguyên nhân làng nghề ở Thái Bình phát triển nhanh chóng thời gian qua ngoài yếu tố khách quan về một vùng đất vốn sẵn nhiều nghề truyền thống, còn một nguyên nhân chủ quan là Tỉnh ủy Thái Bình ban hành Nghị quyết 01 và các cơ chế chính sách khuyến khích của Thái Bình ra đời đúng lúc, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Sau 10 năm phát triển (2000 - 2010), đến 2011 làng nghề ở Thái Bình bước vào giai đoạn khó khăn. Đến tháng 12/2011, toàn tỉnh có 78 làng nghề suy giảm nghiêm trọng. Trong đó có 32 làng nghề không đủ tiêu chí, 46 làng chỉ còn 50% tiêu chí. Toàn tỉnh có 28 làng nghề có nhiều khả năng mai một. Một số nghề khó có khả năng hồi phục,
32
như ươm tơ, nghề ren, đan lát. Nhiều DN làng nghề như Minh Long, Tuấn Dương đang tìm hướng chuyển đổi sang SX - KD các mặt hàng khác [7].
Có nhiều nguyên nhân làm cho làng nghề ở Thái Bình suy giảm như: suy thoái kinh tế quốc tế và lạm phát trong nước; các khu CN, cụm CN ra đời thu hút hàng chục vạn lao động nông thôn bỏ làm nông nghiệp, TTCN đi vào các nhà máy, xí nghiệp làm công nhân; thu nhập ở các LN quá thấp; phong trào phát triển làng nghề thời gian qua theo chiều rộng, thiếu chiều sâu...
Trong tiến trình thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, Thái Bình vẫn coi trọng nhiệm vụ phát triển nghề và làng nghề. Mục tiêu CN- TTCN của tỉnh đến 2015 phấn đấu đạt tổng GTSX CN - TTCN là hơn 15.000 tỷ đồng (theo giá cố định 1994) trong đó CN - TTCN làng nghề phấn đấu đạt 5.150 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân 14%. Để đạt mục tiêu này, định hướng của Thái Bình chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả của làng nghề. Cụ thể hơn là: Duy trì ổn định phát triển 200 làng nghề thay cho 229 làng nghề thời gian vừa qua. Tiếp tục hỗ trợ bằng các cơ chế, chính sách để duy trì 300 DN làng nghề - làm “bà đỡ” cho hộ sản xuất. Để duy trì và tạo việc làm cho 150.000 lao động làng nghề, Tỉnh ban hành một số chính sách khuyến khích đầu ra cho sản phẩm, một số chính sách về thuế, vốn vay cho hộ sản xuất… bảo đảm cho lao động làng nghề có thu nhập, đạt mức bình quân từ 2 triệu đồng/người/ tháng trở lên. Tỉnh tiếp tục chỉ đạo, lãnh đạo các huyện, thành phố và 285 xã, phường tìm các nghề phù hợp, ổn định cho dân, hoặc liên kết với công ty, xí nghiệp, nhà máy đưa các mặt hàng gia công xuống hộ gia đình. Gắn với công tác khuyến nông, tư vấn hỗ trợ phát triển công nghiệp với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, Thái Bình tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư khoa học - công nghệ, xử lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề [17].
1.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
33
phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Trong những năm qua, nhất là khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì hoạt động làng nghề ở Bắc Ninh đã có bước nhảy vọt lớn, sôi động chưa từng thấy. Đến năm 2010, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng...; trong đó, có 31 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới, chiếm khoảng 10% tổng số làng nghề truyền thống của cả nước. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh). Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ... có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước [8].
Trong số 62 làng nghề ở Bắc Ninh, có 20 làng nghề phát triển tốt chiếm 32% (làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt, thép, đồng, giấy, dệt...), 26 làng nghề hoạt động cầm chừng không phát triển được chiếm 42% (làng nghề sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp), 16 làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề chiếm 26% (gốm, dụng cụ cầm tay, tranh dân gian, mây tre đan...). Nhìn chúng, các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm cho nhân dân (trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ). Thu nhập ở các làng nghề cao gấp từ 3 đến 4,5 lần so với các làng thuần nông, nhờ vậy góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh. Đây còn là nơi cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh với kim ngạch từ 1.200 tỉ đến 1.500 tỉ đồng/ năm.
Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề ở Bắc Ninh đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như sản xuất còn chưa ổn định, khả năng tổ chức quản lý, nguồn thiết bị, tài chính, kiến thức thị trường, kết cấu hạ tầng, công nghệ đều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do đó, chất lượng sản phẩm làm ra thấp, khó cạnh tranh thị trường trong và ngoài nước. Tình trạng ô
34
nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề đã trở nên bức xúc, không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân mà còn làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, đặc biệt ở các làng nghề sản xuất giấy tại địa phận các xã Phong Khê (Yên Phong), Phú Lâm (Tiên Du). Vì vậy, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hiện đang là vấn đề nan giải nhằm tạo sự cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Để khai thác tiềm năng và phát triển làng nghề Bắc Ninh theo hướng bền vững, tỉnh đã thực hiện một số giải pháp sau:
- Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã ban hành nhiều nghị quyết chỉ đạo việc xây dựng, phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN như: Nghị quyết 04-NQ/TU về phát triển làng nghề TTCN (1998); Nghị quyết 02-NQ/TU về xây dựng và phát triển KCN, cụm công nghiệp đa nghề và làng nghề (5/2001), Nghị quyết về đưa khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất TTCN (năm 2002);... UBND tỉnh có Quyết định 87/2004/QĐ-UB về quy chế quản lý, sử dụng quỹ khuyến công; ngày 12/7/2013 Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 96/NQ-HĐND17 về việc Quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh.
- Quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất, xây dựng mô hình khu công nghiệp LN đạt tiêu chuẩn môi trường. Khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề nhằm quy hoạch lại các cơ sở sản xuất, nâng lên quy mô lớn. Tỉnh đã có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp: miễn tiền thuê đất trong 10 năm liền và giảm 50% cho những năm tiếp theo hoặc được miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được xét hỗ trợ thêm 10-30% giá trị đền bù thiệt hại về đất (nếu có).
- Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp (Quyết định số 60/2001/QĐ-UB ngày 26/6/2001 và Quyết định số 104/2002/QĐ-UB ngày 30/8/2002 của UBND tỉnh).
35
- Ưu tiên sử dụng quỹ khuyến công cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, nhất là chương trình nhân cấy nghề mới. Thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ cho các làng nghề về các lĩnh vực như vốn, thị trường, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực...
- Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong các làng nghề đối với thế chấp không đủ điều kiện theo yêu cầu của các ngân hàng thương mại nhà nước.
- Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề đổi mới thiết bị công nghệ, kết hợp cổ truyền với hiện đại và đã thực hiện hơn 10 chương trình với vốn vay từ nguồn vốn khoa học công nghệ từ ngân sách [33].
1.2.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dƣơng
Tính đến năm 2012, Hải Dương có 61 làng nghề được công nhận như: gốm, sản xuất cơ khí nhỏ, sản xuất nông cụ, dệt vải, tơ lụa, chế biến thực phẩm…giải quyết việc làm cho hơn 108.500 lao động. Giá trị sản xuất TTCN và làng nghề (theo giá cố định năm 1994) năm 2011 đạt 2.300 tỉ đồng, tăng 16,5% so với năm 2010. Trải qua các thời kỳ của lịch sử, có một số nghề đang dần bị mai một. Tuy nhiên, thực hiện chính sách đổi mới, với nhiều giải pháp quan trọng, Hải Dương đang có những bước tiến nhanh chóng trong việc khôi phục và phát triển làng nghề. Hiện nay, làng nghề ở Hải Dương đang ngày càng phát huy vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sự phát triển làng nghề ở Hải Dương đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dư thừa ở nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động [50].
Để đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm của làng nghề, ngoài các chính sách khuyến khích của Nhà nước và của tỉnh, các làng nghề đã nhanh chóng bắt kịp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, không ngừng củng cố, nâng cao
36
chất lượng, mẫu mã trong mỗi sản phẩm của làng nghề. Đồng thời, họ luôn quan tâm tới thị hiếu và lợi ích của người tiêu dùng, làm tốt công tác marketing trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Để có thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm, hàng năm thông qua Sở khoa học và Công nghệ, tỉnh đã dành một phần kinh phí hỗ trợ nghiên cứu phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là kinh phí để chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa.
Để người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, công cụ sản xuất, Hải Dương chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp có những giải pháp cụ thể, thiết thực giúp đỡ làng nghề. Các ngành ngân hàng, thuế đang dần từng bước đưa ra những giải pháp giúp các hộ làm nghề nhập các thiết bị, công nghệ nước ngoài đầu tư vào sản xuất theo dự án vay vốn tín dụng ưu đãi. Hiện nay, Hải Dương đang xúc tiến xây dựng các trung tâm hỗ trợ tư vấn cho các làng nghề và tiến tới hòa nhập với các hội làng nghề để huy động nguồn lực ngoài Nhà nước vào sự phát triển của làng nghề. Năm 2013, UBND tỉnh đã có Quyết định số 820/QĐ-UBND về việc ban hành quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương cụ thể, chí tiết cho từng huyện, thị…Đồng thời, đầu tư hoàn thiện hơn về cơ sở hạ tầng, để làng nghề có điều kiện phát triển ổn đinh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân [42].
1.2.2. Những bài học kinh nghiệm về phát triển làng nghề cho huyện Quỳnh Lưu Quỳnh Lưu
- Thứ nhất: Tất cả các tỉnh trong quá trình CNH,HĐH trong hoạch định chương trình phát triển kinh tế - xã hội đều chú trọng phát triển LNTT. Coi ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một nội dung phát triển kinh tế quan trọng. Vì vậy, ngoài các chính sách của Nhà nước, các cấp ủy đảng , chính quyền đều có định hướng , chương trình mu ̣c tiêu về phát triển làng nghề , từ đó ban hàn h các chủ trương , nghị quyết, chính sách thiết thực , phù hợp với
37
điều kiê ̣n cu ̣ thể của từng đi ̣a phương để hỗ trợ phát triển làng nghề.
- Thứ hai: Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động , tập trung vào truyền nghề, dạy nghề truyền thống và đào ta ̣o lao động theo hướng hiện đại hoá kỹ thuật sản xuất. Khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hô ̣i mở cơ sở đào ta ̣o nghề cho nông dân . Nhìn chung, các tỉnh đều sử dụng đa dạng các hình thức đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động như: bồi dưỡng tại chỗ, lớp học dài hạn có chứng chỉ, học thực hành ngay tại làng nghề.v.v. Ưu tiên sử du ̣ng quỹ khuyến công cho các cơ sở sản xuất đào tạo nghề. Thông qua các tổ chức chính tri ̣, xã hội phát động cá c phong trào phát triển làng nghề, học nghề, thi công nhận tay nghề...
- Thứ ba: Các làng nghề đều tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ để phát triển, nhất là vốn từ Trung ương và chính quyền các địa phương, kể cả tổ chức nước ngoài , đóng góp c ủa các tổ chức kinh tế trong nước thông qua các chương trình, dự án. Các làng nghề đươc cấp vốn, hoặc lãi suất ngân hàng thấp, thủ tục đơn giản, thời gian cho vay dài hạn, thẩm chí có địa phương còn