2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM LÀNG
2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển một số làng nghề truyền thống của
46
thống của huyện Quỳnh Lƣu
Theo các tài liệu nghiên cứu, đặc biệt là cuốn Địa chí văn hóa Quỳnh Lưu của giáo sư Ninh Viết Giao, thì nghề truyền thống ở Quỳnh Lưu ra đời từ rất sớm. Thời kỳ văn hoá Bắc Sơn cách đây khoảng 5.000 năm, ở xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu) người ta đã biết sản xuất đồ gốm với nhiều loại sản phẩm đẹp. Thời kỳ văn hoá Bàu Tró cách đây khoảng 4.000 năm, tại Trại ổi (xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Lưu) đã có nghề mài đá (phổ biến là rìu đá), đồ gốm, làm đồ đồng...Nghề gốm đã đạt tới một trình độ cao, sản phẩm đã có hoa văn chải, hoa văn in chấm dày đặc, hoa văn vạch, kết hợp với hoa văn chấm rải... Tuy đều ra đời sớm, những mỗi nghề có một lịch sử hình thành và phát triển khác nhau, tiêu biểu là các nghề truyền thống sau:
- Nghề làm muối ở Quý Hòa, Thanh Đàm, Thọ Vực, Hải Lệ, Văn
Thai: Ở Quỳnh Lưu có nhiều làng làm nghề muối. Nghề này có từ bao giờ thì
chưa có tài liệu nào khẳng định, chỉ biết rằng nghề làm muối ở đây đã có từ lâu đời và ở nhiều làng. Nhân dân Tiên Yên nói có người họ Nguyễn ở huyện Vĩnh Lại (Hải Dương) vào cư trú rồi truyền nghề cho. Bà con Quý Hòa lại nói, do người họ Mai ở huyện Hậu Hộc (Thanh Hóa) tên là Mai Phúc Trí đến định cư bày cho dân cách nấu nước biển để lấy muối từ thế kỷ XIV. Tộc phả họ Hồ Công ở Thượng Yên ghi lại: “Khi đến Thượng Yên, ông Hồ Công Hân cùng dân làng phía trên đắp đê làm ruộng, phía dưới khai phá làm muối. Như vậy, nghề làm muối ở Quỳnh Lưu đã có từ thế kỷ XIV. Bởi những ngày thuộc Minh (1407 – 1417) quan quân nhà Minh đã vào đây vơ vét muối. Chúng bắt những người làm muối phải bán cho những người có giấy khám hợp do các nội quan của chúng cho phép, bán cho người khác thì xử như luật nấu lậu. lại cấm người đi đường mang nhiều muối. Lệ chỉ mang 3 bát muối và 1 lọ nước mắm thôi” [13, tr.161].
Khi mới ra đời, nghề làm muối được thực hiện gồm 2 bước: lóng nước khắt và nấu muối. Trước khi nấu muối phải xây lò. Dùng nồi nấu làm bằng
47
cốt tre, bên ngoài trát đất sét dày có dung tích khoảng 3m3 . Đặt nồi lên lò, đổ nước khắt vào đốt bằng củi trong một thời gian nào đó (thường là 2 ngày), khi nước bốc hơi sẽ được một mẻ muối khoảng từ 50kg đến 100kg. Kỹ thuật làm muối như vậy kéo dài trong nhiều thế kỷ. Từ chỗ dùng nhiệt của lửa củi, khoảng cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, nhân dân chuyển sang dùng nhiệt lượng của ánh nắng mặt trời để làm muối.
- Nghề làm gạch ngói ở Thượng Yên, Cầm Trường (Quỳnh Yên),
Ngõa Trường (Quỳnh Diện): Nghề làm ngói ở Quỳnh Yên, Quỳnh Diện có
từ khoảng cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV khi người Thổ Ngõa còn cư trú ở vùng đền Đồng. Họ từ làng Hương Bào (Thanh Hóa) tới và đã sản xuất ra ngói mũi hài, ngói vảy, chum, vại,…Đầu tiên, người Thổ Ngõa đến định cư và làm nghề ngói ở trên đất Quỳnh Diện, sau phát triển và lưu nghề tại xã Quỳnh Yên [13,tr165]. Muốn làm gạch ngói phải có đồng đất sét rộng. Người thợ dùng xe cút kít, xe hộc hoặc vai, chuyển đất sét về gần khu vực sản xuất. Đất sét được loại bỏ sò điệp, đá vụn, rác bẩn rồi nhồi đi nhồi lại sau mới đem dùng đóng ngói, đóng gạch. Thợ ngói lấy tro rắc vào khuôn để chống dính, sau đó lấy đất sét đập vào khuôn ngói, khuôn gạch. Dùng cung (còn gọi là văng) cắt đất thừa trên mặt khuôn, úp khuôn ngói vào bể đỡ sẽ cho ra những viên ngói, viên gạch đẹp mắt.
Trong quá trình sản xuất, tiền vốn ban đầu do chủ lò bỏ ra (có thể nhiều chủ), để dùng sắm công cụ, làm lán trại, xây lò và các thứ cần thiết khác. Người thợ tham gia quá trình sản xuất từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Tiền bán được, trừ chi phí mọi khoản, chia làm 5 phần, chủ 2, thợ 3. Cách tổ chức làm ăn như vậy, một số nơi khác gọi là “Ty Ngói” đã hình thành và phát triển lâu dài.
Gạch ngói, nhất là ngói âm, dương do các lò ở Thượng Yên, Thổ Ngõa sản xuất đến nay vẫn được nhiều người ưa chuộng.
48
dệt, nhưng nổi tiếng nhất là nghề dệt lụa ở Quỳnh Đôi. Theo tác giả Hồ Sỹ Giàng trong cuốn “Từ Thổ Đôi trang đến xã Quỳnh Đôi” thì nghề dệt có từ đời Lê Hy Tông (1676 - 1705) do bà Đàm Thị Quỳnh, vợ Quận công Hồ Phi Tích đưa về. Bà, người làng La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (cũ). Vốn xuất xứ từ dệt lụa Hà Đông nên khung dệt, kỹ thuật dệt lụa ở Quỳnh Đôi đều theo quy cách của nghề dệt lụa ở Hà Đông. Song với bàn tay khéo léo của người phụ nữ Quỳnh Đôi, nghề dệt lụa được cải tiến, chất lượng tốt, hình thức đẹp nên tiêu thủ rất dễ dàng. Vì vậy, ở làng Quỳnh, nghề dệt lụa đã sớm tách khỏi nông nghiệp, mang tính chất sản xuất hàng hóa. Những năm 20 và 30 của thế kỷ XX, nghề lụa ở Quỳnh Đôi phát triển khá mạnh. Nhiều gia đình có 2 khung dệt. Nguồn nguyên liệu ngoài tơ trong tỉnh, chủ yếu là tơ Đô Lương, Thanh Chương, có cả tơ sông Chu (Thanh Hóa), tơ Nam Định, tơ Bom - Bay (Ấn Độ), và tơ Tàu. Màu sắc của lụa làng Quỳnh cũng rất đa dạng, không chỉ có lụa tơ vàng mà còn thêm lụa đen, lụa đỏ, lụa điều, lụa “cu cò” (bán cho bà con dân tộc H’mông và người Lào),… Đây là thời kỳ phồn vinh nhất của nghề lụa làng Quỳnh. Làng đã tổ chức lễ hội, thi dệt lụa. Nhờ nghề dệt lụa đẹp có tiếng, nhiều gia đình trở nên khá giả, có tiền nuôi con ăn học chu đáo nên làng Quỳnh Đôi còn được biết đến là làng hiếu học.
- Nghề thợ mộc ở Phú Nghĩa: Nghề mộc Phú Nghĩa khá nổi tiếng. Thợ
mộc ở Phú Nghĩa không chỉ làm được các kiểu nhà tứ trụ, oai bẩy, tam oai, cổ nghế,…mà còn làm được nhiều đình, đền, chùa và đóng những con thuyền lớn vượt sóng ra khơi. Chưa có tài liệu nào khẳng định ai là người truyền nghề cho thợ ở Phú Nghĩa và truyền từ bao giờ. Nhưng phường thợ mộc ở Phú Nghĩa đầu năm thường họp nhau cúng vị thánh sư của nghề mộc: Lỗ Ban, còn gọi là Lỗ Công Du người sáng tạo ra nghề mộc (mà quan trọng nhất là phát minh ra cái thước đo góc và cái sào mực) và Lê Lâu (người sáng tạo ra kiểu nhà tứ trụ). Thợ mộc ở Phú Nghĩa cũng tổ chức thành từng phường, thành “làng hiệu”) như một số nơi khác. Mỗi phường khoảng vài chục người, có
49
“Thủ bộ” người cầm đầu và một “bút chì” để ghi chép các việc của phường. Người thợ giỏi trong phường nhận làm nhà cho nhà nào, làm đền, làm đình cho làng nào được gọi là thợ cả (thường gọi là phó cả). Để trở thành một người thợ mộc có tay nghề, người nào đó phải theo một toán thợ mộc trong làng học việc. Phải làm đủ mọi việc khó nhọc nhất. Phải năm sáu năm trở lên, nếu chịu khó, thông minh mới được gọi là thợ và khi đó mới được vào phường.
Thợ mộc ở Phú Nghĩa không chỉ làm các công trình nhà ở, kiến trúc đền chùa, đóng tàu,… ở trong huyện mà còn làm ở nhiều nơi khác trong tỉnh.
- Nghề làm nước mắm ở Thanh Đoài, Phương Cần, Phú Nghĩa…:
Quỳnh Lưu có bờ biển dài 34km, nhân dân nhiều vùng từ lâu đời đã sống nhờ vào nghề khai thác thủy sản. Chính vì vậy, nghề chế biến, sản xuất và buôn bán nước mắm gắn liền với nghề đánh, bắt cá của ngư dân trong làng. Số chủ thuyền chuyên sản xuất mắm và nước mắm ở Thanh Đoài, Phương Cần, Phú Nghĩa đông, có thời kỳ chiếm tới 6% số lượng hộ trong làng. Có chủ giàu đã từng có trong sân, trong vườn nhà từ 70 - 80 thùng đựng mắm cái, mắm chợp, thùng đựng mắm bột, mắm cơm. Thùng ghép bằng ván gỗ vàng tâm, loại lớn chứa tới 50 – 70 lào cá, chưa kể muối, thính trộn vào. Nước mắm được chế biến thành nhiều loại có chất lượng khác nhau: nhất, nhỉ, ba và loại đặc biệt. Quý nhất, có độ đảm cao nhất là nước mắm đầu nỏ. Theo lời kể của người dân làng nghề, uống một chén nhỏ nước mắm đầu nỏ, nó sẽ tăng sức chịu đựng rét mướt cho những người đi biển mùa đông, tăng sức khỏe cho những người thợ lặn, chữa bệnh đau bụng gió. Trong mâm cơm có bát bước mắm đầu nỏ còn quý hơn thịt cá. Nghề làm nước mắm phát triển và duy trì cho đến ngày nay. Nhiều hộ gia đình đã trở nên khá giả nhờ duy trì và phát triển nghề truyền thống này. Chính vì vậy, ở Phú Nghĩa có bài giặm, vè:
Em về Mạnh Rậm làm chi
Ruộng nương thì ít, rú ri thì nhiều Em nghĩ lại mà coi, đất Kẻ Hàu vui lắm
50 Chỉ năm, ba thùng nước mắm Trẩy một chuyến kinh kỳ Đủ ăn chơi phủ phê (thoải mái) Đủ quần ba, áo bảy,… [13,tr177].