1.3.1. Kinh nghiệm về phát triển chuỗi giá trị thủy sản của một số nước
* Trung Quốc
Trung Quốc có vị trí địa lý thuận lợi phát triển thủy sản với 18.000 km bờ biển kéo dài từ vùng cận nhiệt đới đến ôn đới, nguồn lợi thủy sản to lớn. Ngành thủy sản rất phát triển, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ nền nông nghiệp của đất nước.
Để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản đáp ứng nhu cầu thủy sản trong nước và quốc tế ngày càng tăng, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách nhằm tác động và quản lý đến từng hoạt động của các tác nhân trong chuỗi GTTS.
Đối với hoạt động khai thác và nuôi trồng, ngay từ năm 1999 Trung Quốc đã thực hiện chính sách tăng trưởng hướng đến con số 0 đối với khai thác để tăng cường bảo vệ nguồn lợi. Bên cạnh đó, Chính phủ đã hỗ trợ nhiều cho việc đa dạng hóa các loài nuôi có giá trị như tôm, cá (vược, song,..), nhuyễn thể (vẹm, điệp, bào ngư). Kể từ đó nuôi thủy sản kể cả nuôi nước ngọt và nuôi biển đều phát triển mạnh, gây sự chú ý cho thế giới. Diện tích nuôi năm 1996 là 5,68 triệu hecta tăng lên đến năm 1999 là 6,29 triệu hecta (VASEP, 2000a). Đặc biệt là lúc này Trung Quốc đã trở thành nhà nuôi tôm lớn nhất thế giới.
Đối với hoạt động chế biến thủy sản ở Trung Quốc, trước những năm 70 của thế kỷ 20, rất đơn giản và thô sơ, phương tiện bảo quản lạc hậu, do vậy chất lượng hàng hóa rất kém. Từ sau cải cách kinh tế năm 1980, chế biến thủy sản đã từng bước thay đổi, các công nghệ chế biến tiên tiến được áp dụng cho nhiều mặt hàng. Các sản phẩm ướp muối được thay thế dần bằng hàng cấp đông hay hàng bảo quản lạnh, bao gói lớn thay bằng bao gói nhỏ và các loại bao bì mới. Đã phát triển rất mạnh các hệ thống kho lạnh cả về số
lượng và qui mô.
Trung Quốc đã thực hiện các chính sách nhằm phát triển ngành chế biến thủy sản và kiểm soát chặt chẽ “từ ao nuôi đến bàn ăn”. Khi Chính phủ Trung Quốc có chủ trương khuyến khích tăng cường khai hoang diện tích để phục vụ nuôi thủy sản nhằm thu hút một lực lượng lao động và tăng thu nhập cho vùng nông thôn. Kết quả là diện tích nuôi liên tục tăng nhưng đã gây hậu quả ô nhiễm nguồn nước và làm mất đất có khả năng canh tác. Để hạn chế tình trạng này chính phủ Trung Quốc đã có chủ trương về việc ưu tiên mở rộng ngành chế biến. Chính phủ coi “Chế biến phục vụ thương mại” là một ngành có nhiều lợi thế do chi phí lao động thấp, tạo ra nhiều việc làm và có thể tận dụng được các phụ phẩm làm thức ăn gia súc. Với chính sách này, nhập khẩu để tái chế biến phục vụ thương mại sẽ được hưởng chế độ miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng với điều kiện sản phẩm chế biến được xuất khẩu. Số DN tham gia vào “Chế biến phục vụ thương mại” đang tăng lên, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc cũng tăng. Hiện nay, Trung Quốc là nước có ngành tái chế biến lớn nhất thế giới, nằm tập trung ở Thanh Đảo và Đại Liên, thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Năm 2005, giá trị nhập khẩu thủy sản đạt 3,66 tỷ USD, trong khi năm 2004 là 2,96 tỷ USD. Xuất khẩu đạt 2,57 triệu tấn, trị giá 7,9 tỷ USD, điều này khiến thặng dư thương mại thủy sản của Trung Quốc tăng lên mức 4,5 tỷ USD nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành tái chế biến, một ngành đang chiếm tới 37% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc. Tính đến năm 2004, Trung Quốc đã có 8.745 nhà máy chế biến, tăng 458 chiếc so với năm 2003. Công suất của các nhà mày chế biến trong nước năm 2005 đạt 14,2 triệu tấn, tăng 9,3% (VASEP, 2008a).
Mười tháng đầu năm 2007, Trung Quốc nhập khẩu 1,95 triệu tấn thủy sản, tăng 1,77 triệu tấn so với năm 2006, phần lớn được chế biến và tái xuất khẩu (VASEP, 2008b). Để đáp ứng như cầu ngày càng tăng trên thế giới,
ngành thủy sản Trung Quốc sẽ tiếp tục phát huy xu hướng này trong tương lai thông qua cải tiến công nghệ và phương thức quản lý.
Đối với hoạt động phân phối thủy sản, các thị trường của Trung Quốc hiện nay đang có sức hấp dẫn nhờ vào các yếu tố như mức thuế quan thấp hơn đối với hàng nhập khẩu, những cải cách về tài chính (tiền tệ, ngân hàng), các công ty có vốn nước ngoài, việc mở cửa của các ngành mới cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã khuyến khích họ đầu tư trong các lĩnh vực bán lẻ, phân phối và cải cách về cấp phép đã tạo điều kiện cho nhiều đối tượng tham gia vào ngành thủy sản.
Về thị trường xuất khẩu, trong những năm này Trung Quốc đã chuyển sang con đường đa dạng hoá nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. Thị phần xuất khẩu sang bốn thị trường lớn hàng đầu là Nhật bản, Mỹ, EU và Hàn Quốc đã giảm xuống dưới 80% sau 5 năm vượt con số trên. Bên cạnh đó, thì xuất khẩu sang thị trường ASEAN, Ôxtraylia, Nga, Hồng Kông lại tăng mạnh, xuất khẩu sang ASEAN đạt 350 triệu USD (năm 2004), tăng 8,3% so với năm trước.
Vấn đề chất lượng thực phẩm và vấn đề môi trường đã có ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện chuỗi GTTS. Sau một số sự cố về dư lượng chất kháng sinh và chất lượng sản phẩm trên các thị trường EU và Nhật Bản, các DN chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Trung Quốc đã ý thức được mức độ quan trọng của chất lượng sản phẩm xuất khẩu, các DN đã triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời ngành thuỷ sản Trung quốc cũng không ngừng nâng cao chất lượng quản lý sản phẩm, chấn chỉnh vấn đề dư lượng hoá chất trong sản phẩm, đẩy mạnh quản lý từ nguồn nguyên liệu tới nhà máy sản xuất, theo dõi chất lượng vệ sinh ATTP từ đầu vào, giám sát và hướng dẫn DN thiết lập chế độ quản lý toàn diện trong sản xuất sản phẩm có chất lượng. Vì vậy, năm 2004 chưa có vụ việc nào liên quan đến việc kiện
về an toàn chất lượng sản phẩm trong thương mại.
Về việc quảng bá sản phẩm, đây là việc làm hết sức thường xuyên và tích cực của các DN thuỷ sản Trung Quốc và đặc biệt là được sự ửng hộ tích của ngành thuỷ sản nên đã cùng phối kết hợp với các ban ngành tổ chức các hội chợ nghề cá trong nước, thông qua đó giới thiệu ưu thế sản phẩm của mình. Ngoài ra, các DN thuỷ sản còn tích cực tham gia các hội chợ quốc tế nhằm giới thiệu cho bạn bè quốc tế những sản phẩm có uy tín, và thương hiệu nổi tiếng, tạo điều kiện xuất khẩu sang thị trường lớn và những thị trường tiềm năng trên thế giới.
* Đài Loan
Trong chuỗi GTTS, mỗi một nước sẽ có một lợi thế về khâu nào đó trong chuỗi. Điều quan trọng là làm sao phát huy được lợi thế để tạo giá trị sản phẩm mà người tiêu dùng cuối cùng nhận được.
Hoạt động chế biến để xuất khẩu thuỷ sản được coi là ngành mũi nhọn của Đài Loan. Đài Loan luôn có những chủ trương, chính sách để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Hiện tại cá chình là sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của Đài Loan, đặc biệt là sang thị trường Nhật. Nhưng do thời gian gần đây giá trị đó đã giảm xuống do kiểm tra dư lượng kháng sinh nên năm 2005 sản lượng cá chình giảm 40% so với năm 2004. Vì thế cho nên Đài Loan áp dụng kỹ thuật nuôi mật độ cao tại các trang trại để phát triển sản lượng nuôi và cũng để tăng lợi thế cạnh tranh sản phẩm của Đài Loan. Chính phủ Đài Loan đã giao cho Hội đồng nông nghiệp Đài Loan (COA) tổ chức các cuộc hội thảo nhằm truyền đạt cho ngư dân về cách sử dụng các hoá chất trong sản phẩm thuỷ sản. Một mặt, Đài Loan cũng phân tích để tìm ra nguyên nhân và có chiến lược phát triển trong thời gian đến bằng chính sách tập trung vào chất lượng thay cho số lượng giống như Trung quốc. Mặt khác, Đài Loan áp dụng cải tiến kỹ thuật nuôi và tập trung nuôi chất lượng cao, tăng cường kháng bệnh và giảm lượng hoá chất mà ngư dân sử dụng.
Chính phủ cho rằng nếu làm tốt điều này sẽ giúp cho các DN thuỷ sản sẽ giảm được giá và bảo đảm ATTP. Bên cạnh đó, COA có chiến lược trong quản lý và phân phối. Theo tác giả Nguyễn Thị Huyền (2007) đã tổng kết, mục tiêu của COA là mở rộng ra các thị trường mới như thị trường Trung Đông và duy trì độ tươi của sản phẩm nhằm đáp ứng được nhu cầu của các thị trường chính như Trung quốc, Mỹ, và Châu Âu,... với những việc làm cụ thể sau:
Thứ nhất, thay đổi quan niệm sai lầm trước đây bằng cách truyền đạt cho ngư dân về cách sử dụng các chất hoá học, khuyên họ muốn sử dụng hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản hãy nghĩ đến lợi ích quốc gia.
Thứ hai, xúc tiến và tăng cường chức năng tư vấn của mình nhằm thúc đẩy hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản với chất lượng cao.
Thứ ba, tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn HACCP và thiết lập hệ thống sổ sách truy xuất nguồn gốc sản phẩm và sự phân phối sản phẩm.
Thứ tư, cung cấp các hướng dẫn cho các nhà xuất khẩu về cách thức trở thành thành viên tham gia vào các cuộc triển lãm quốc tế ở nhiều nước trên thế giới.
* Thái Lan
Sự phát triển của ngành thủy sản Thái Lan dựa vào điều kiện thiên nhiên ưu đãi, có bờ biển dài tiếp giáp cả với Thái Bình Dương và biển Anđaman, khí hậu ôn hòa, ngư dân giàu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất. Trong nhiều năm Thái Lan giữ vị trí dẫn đầu trong kinh doanh thủy sản trên Thế giới nếu không kể đến một số suy giảm gần đây. Tuy nhiên Thái Lan vẫn đang quyết tâm giành lại lợi thế cạnh tranh và vị trí nhà chế biến thủy sản chất lượng cao hàng đầu Thế giới.
Với tư cách là một trong những quốc gia hàng đầu về nuôi trồng và khai thác thủy sản, Thái Lan đã chú trọng đáp ứng các nhu cầu về thủy sản của người tiêu dùng trên thế giới, luôn coi trọng tiêu chuẩn về độ tươi và chất lượng
cao của sản phẩm. Phần lớn sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đều được vào các xí nghiệp chế biến hiện đại ở gần các bến cá và trại nuôi, do vậy, hầu hết các sản phẩm thủy sản xuất khẩu đều có hương vị, chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt, Thái Lan đã có được sự nỗ lực chung cả của Nhà nước lẫn tư nhân, với quyết tâm đưa ngành thủy sản lên tầm quốc tế và thực sự đã được thế giới công nhận.
Giữ được tính cạnh tranh về giá so với các nước khác đang là vấn đề khó khăn đối với Thái Lan. Các nước khác như Inđônêxia, Ấn Độ hay Việt Nam hiện vẫn còn các nguồn tài nguyên và có lợi thế về tiền công thấp, thuế suất thấp hoặc được miễn thuế tại một số thị trường. Để cạnh tranh, Thái Lan phải áp dụng công nghệ mới nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng cường nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là các sản phẩm ăn liền và sản phẩm giá trị gia tăng, theo sát các xu hướng thị trường và lối sống đang thay đổi của người tiêu dùng. Thái Lan cũng thực hiện có hiệu quả các hệ thống quản lý chất lượng, bảo đảm ATTP nhằm giữ vững sự tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm của Thái Lan. Đi đôi với việc phát triển công nghệ, Thái Lan rất chú trọng đến vấn đề môi trường và bảo vệ nguồn lợi sinh vật, nếu không sẽ dẫn đến những hàng rào thương mại phi thuế quan. Năm 1995, Thái lan đã trở thành nhà xuất khẩu thủy sản và sản xuất tôm nuôi lớn nhất thế giới (VASEP, 2000b).
Các nhà chế biến thủy sản Thái Lan đang tích cực đổi mới và phát triển sản phẩm để giữ vững tính cạnh tranh trên thị trường, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Chính phủ Thái Lan yêu cầu các viên chức Chính phủ và tư nhân phải nắm bắt được công nghệ hiện tại và những yêu cầu mới về các hệ thống chất lượng. Các cơ quan chính phủ có liên quan cần hợp tác với khu vực tư nhân và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo của mình đối với sự bền vững của ngành thủy sản Thái Lan.
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm phân tích chuỗi giá trị thủy sản cho Việt Nam
Một là, phân tích chuỗi giá trị thủy sản cần phải phân tích đánh giá kết quả, hiệu quả từng hoạt động, từng mắt xích của chuỗi
Kinh nghiệm về phát triển chuỗi GTTS từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Chuỗi GTTS muốn phát triển thì trước tiên yêu cầu phải phát triển từng khâu của chuỗi và khâu đầu tiên là việc nuôi trồng rồi đến chế biến thuỷ sản, phân phối,...
Theo đánh giá của ngành thủy sản, từng khâu trong chuỗi GTTS của Việt Nam còn rất yếu. Vấn đề này có thể nhìn thấy rõ nhất ở khâu nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, các hộ nuôi trồng, đánh bắt cần phải cung cấp nguyên liệu với đủ số lượng và chất lượng yêu cầu cho nhà sản xuất. Đặc biệt, các hộ nông dân NTTS thường là các hộ nhỏ lẻ, còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch chi tiết, thường không có khả năng dự đoán sự vận động của thị trường trong dài hạn để có các điều chỉnh hợp lý. Một phần nữa là do một số hộ nông dân do chạy theo lợi ích đã sử dụng quá mức các loại thuốc hoá chất làm ảnh hưởng tới chất lượng của nguyên liệu thuỷ sản. Ví dụ như tôm, thường gặp phải một số vấn đề như do nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng. Đây là tình trạng chạy theo năng suất mà quên đi chất lượng. Môi trường suy thoái, dịch bệnh, chất lượng con giống không được bảo đảm, thiếu hiểu biết về an toàn vệ sinh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh thủy sản. Chính vì vậy không cung cấp nguyên liệu đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu.
Như vậy, nâng cao mọi hoạt động trong chuỗi giá trị thuỷ sản là quá trình thường xuyên liên tục, đòi hỏi phải phân tích đánh giá từng hoạt động để khai thác các tiềm năng, lợi thế, tận dụng cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hai là, phân tích chuỗi giá trị thủy sản cần phải phân tích đánh giá tiêu chí chất lượng sản phẩm
Phải khẳng định rằng để có thể cạnh tranh được trong điều kiện hội nhập như hiện nay thì đòi hỏi sản phẩm thuỷ sản phải bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Chất lượng sản phẩm quyết định đến sự
thành bại của DN trong cạnh tranh. Vì vậy, trong từng thị trường cụ thể, DN phải có chính sách về chất lượng sản phẩm rất cụ thể cho phù hợp. Đồng thời, muốn có chất lượng tốt đầu tiên đòi hỏi phải phát triển khu vực chuyên nuôi và công nghệ nuôi, bảo đảm sản phẩm đầu vào phải sạch tức là không dư lượng kháng sinh, bảo đảm vệ sinh ATTP, nói chung phải bảo đảm an toàn từ khâu nuôi đến khâu tiêu thụ cuối cùng. Bên cạnh đó, cần phải nắm rõ nhu cầu từng thị trường để quyết định kiểu dáng sản phẩm, màu sắc, mẫu mã và tính năng sản phẩm một cách phù hợp.
Thứ ba, bài học về sự phối hợp các tác nhân trong phân tích chuỗi GTTS
Hiện nay, yêu cầu về truy xuất nguồn gốc của thế giới về quản lý từ “ao nuôi đến bàn ăn”, các vấn đề phát sinh về môi trường, dịch bệnh, chất lượng, thị trường, giá cả,... đang là những vấn đề đặt ra hết sức cấp bách đối với các tác nhân tham gia đặc biệt là tác nhân tham gia khâu chế biến thuỷ sản của