Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và sự tham gia của việt nam (Trang 57 - 58)

2.4.1 .Phương pháp thống kê mô tả

3.2. Sự tham gia và nhân tố tác động tới sự tham gia của Việt Nam vào chuỗ

3.2.1. Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

Là nước có nhiều lợi thế trong sản xuất các mặt hàng thủy sản, Việt Nam có vị trí ngày càng quan trọng trên thị trường thế giới với nhiều sản phẩm đặc trưng như cá tra, tôm nước lợ, cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể... Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thủy sản Việt Nam đã bộc lộ nhiều lỗ hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng và VSATTP. Vì vậy, dù là quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản nhưng tính bền vững trong sản xuất của ngành chưa cao, đang bộc lộ những khiếm khuyết lớn từ giống, kỹ thuật cho đến thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và tiêu thụ. Thủy sản Việt Nam đã từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nhưng mới dừng ở việc cung cấp đầu vào là sản phẩm sơ chế, trong khi giá trị gia tăng đối với mặt hàng thủy sản chủ yếu do khâu chế biến, đóng gói và hoạt động thương mại mang lại còn thấp so với tiềm năng.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên do sự lạc hậu về công nghệ trước và sau thu hoạch, trình độ hạn chế và thiếu liên kết của các tác nhân tham gia chuỗi từ khâu sản xuất đến thương mại. Bên cạnh đó, các yếu tố thúc đẩy và phát triển chuỗi như dịch vụ hỗ trợ, cơ sở hạ tầng, vai trò của các hiệp hội ngành hàng, cơ quan liên quan còn hạn chế. Mặt khác, trong định hướng phát triển trước đây, chúng ta quá chú trọng đến sản lượng và số lượng, chưa chú trọng đúng mức đến giá trị gia tăng của sản phẩm.

nhân cung cấp đầu vào, sản xuất, thu mua, chế biến và phân phối sản phẩm cuối cùng. Trong chuỗi giá trị này, tác nhân chính vận hành chuỗi bao gồm nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, người nuôi/khai thác, thương lái/nậu vựa thu mua, công ty chế biến, nhà bán buôn, bán lẻ và nhà xuất khẩu đang hình thành tự phát và ô hợp, bộc lộ nhiều bất cập. Bên cạnh đó còn có các tác nhân hỗ trợ khác tham gia ở cả cấp vĩ mô và vi mô. Ở cấp vĩ mô gồm tổ chức và cơ quan nhà nước, tạo nên môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi thông qua các chính sách phát triển ngành, dịch vụ công cộng, kết cấu hạ tầng… Ở cấp vi mô bao gồm nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ như nghiên cứu và phát triển công nghệ, thỏa thuận về những tiêu chuẩn chuyên môn. Ở 2 cấp độ này đều bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và sự tham gia của việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)