Chọn sản phẩm và điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và sự tham gia của việt nam (Trang 36)

Dựa vào nguồn lợi hải sản đánh bắt, đặc điểm thủy sản nuôi trồng, tổng quan ngành thủy sản và để bảo đảm tính đại diện cho thủy sản xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, tác giả đã chọn sản phẩm của chuỗi GTTS là tôm, cá ngừ, cá tra

2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu

2.2.1. Thu thập số liệu đã công bố

Các số liệu đã được công bố là các số liệu, dữ liệu đã công bố liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Nhằm cung cấp những lý luận liên quan tới chuỗi giá trị thủy sản, nguồn số liệu chủ yếu lấy ở sách, báo, tạp chí các loại.

Và thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm của ngành thủy sản chúng tôi đã có được các thông tin về tình hình phát triển thuỷ sản trong cả nước.

Thu thập từ những cơ quan Nhà nước về chủ trương chính sách bao gồm các Nghị quyết TW, các văn bản, chính sách của Đảng, của Nhà nước, của các sở

2.4. Phƣơng pháp phân tích

2.4.1.Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng hoạt động từ khâu sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng của chuỗi GTTS, từ đó có những phân tích đánh giá chuỗi GTTS, đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị thủy sản.

2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Sử dụng các chỉ tiêu số tương đối và tuyệt đối để so sánh kết quả và hiệu quả, giá trị gia tăng của các tác nhân để thấy được sự công bằng trên chuỗi, so sánh khả năng đáp ứng và tính linh hoạt của các chuỗi, so sánh các hình thức liên kết biết được tính liên kết giữa các tác nhân, thấy được những mâu thuẫn, các vấn đề nảy sinh. Từ những vấn đề trên làm căn cứ đưa ra các giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm phát triển chuỗi GTTS trên địa bàn nghiên cứu.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH THỦY SẢN TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM

3.1. Khái quát sản xuất và chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

3.1.1. Khái quát chung về các loại thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể và các loại thủy sản đông lạnh...

Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể, các loại thủy sản đông lạnh và các loại thủy sản khô. cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của nước ta ngày càng bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác.

Con tôm đang được phát triển nuôi rất rầm rộ trên toàn thế giới, sản lượng tôm ngày càng tăng, đến nay theo ước tính có thể đạt gần 3 triệu tấn, thỏa mãn tương đối tốt nhu cầu tiêu thụ chung của thế giới.

Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, con tôm có thể nói là mặt hàng cạnh tranh gay gắt nhất trong các mặt hàng thủy sản thương mại trên thế giới, con tôm việt nam đã phải nỗ lực rất nhiều để duy trì tiềm năng xuất khẩu.

9 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đạt gần 112 nghìn tấn, trị giá trên 1,067 tỷ usd, chỉ tăng rất nhẹ 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. xuất khẩu tôm vẫn giữ vị trí là mặt hàng xuất khẩu số 1, chiếm 39,4% tổng giá trị xuất khẩuthủy sản của nước ta. xuất khẩu tôm tăng trưởng nhẹ là kết quả của nhiều yếu tố như sản lượng tôm nguyên liệu trong nước không tăng, giá tôm nguyên liệu luôn giữ mức cao so với nhiều nước sản xuất tôm trong khu vực và giá thành sản xuất nói chung tăng. xu hướng của nhiều DN chế biến hiện nay là tăng tỷ trọng sản phẩm tôm gtgt, phù hợp với nhu cầu của các thị trường lớn như nhật và mỹ.

Vị trí mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 là cá tra. Mấy năm gần đây con cá tra thể hiện rõ tiềm năng to lớn trên vùng sông nước đbscl, tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt trên 272,7 nghìn tấn, trị giá trên trên 709 triệu usd, tăng khá mạnh 37,2 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. Xuất khẩu cá tra chiếm 26,2% tổng giá trị xuất khẩuthủy sản. hiện nay, eu, đông âu và một số nước bắc mỹ vẫn có nhu cầu cao đối với philê cá tra đông lạnh, đây là sự thay thế thích hợp cho philê cá thịt trắng hiện đang sụt giảm dần sản lượng trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, kết hợp với tiềm năng công suất nuôi đang tăng mạnh trong nước, giá nguyên liệu đang ở mức vừa hợp lý, xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục lập kỷ lục mới trong năm 2007.

Xuất khẩu cá ngừ cũng đạt được tiến bộ lớn, đạt trên 39,2 nghìn tấn, trị giá trên trên 111 triệu usd, với sức tăng trưởng khá cao 27,8% so với cùng kỳ năm 2016. Đơn giá của cá ngừ đại dương khá cao, vì vậy đây cũng là đối tượng sản phẩm thu hút sự đầu tư phát triển của các ngư dân và DN chế biến xuất khẩu.

Một điểm đáng chú ý và lạc quan trong tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh đạt mức tăng trưởng có thể nói là cao nhất trong mấy năm gần đây với 35,5% cao hơn về giá trị so với cùng năm ngoái, đạt 60,4 nghìn tấn, trị giá 205,5 triệu usd, chiếm 7,7% tổng xuất khẩu thủy sản của nước ta. Xuất khẩu mặt hàng này đạt được kết quả khả quan một phần là nhờ sản lượng khai thác trong vài năm gần đây đã cải thiện lên khá nhiều.

Xuất khẩu cá các loại là mảng hàng hóa quan trọng luôn giữ mức tăng trưởng khá. 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cá đạt trên 85 nghìn tấn, trị giá gần 249,1 triệu usd, tăng 17,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Dự đoán, xuất khẩu cá các loại sẽ tiếp tục nhịp độ tiến triển như trong thời gian qua.

Bên cạnh các mặt hàng chủ lực, xuất khẩu hàng khô và hải sản khác chỉ tăng ở mức khiêm tốn về giá trị và có giảm nhẹ về khối lượng. Tuy nhiên, tổng xuất khẩu của các mặt hàng này cũng chiếm một phần đáng kể trong toàn bộ giá trị xuất khẩu của thủy sản Việt Nam với giá trị trên 365,6 triệu usd.

3.1.2. Khái quát chung về nuôi trồng chế biến thủy sản xuất khẩu 3.1.3. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 3.1.3. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

3.1.3.1. Tình hình chung

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong 20 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức khá thấp là 550 triệu USD năm 1995 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm, đưa kim ngạch năm 2015 lên 6,72 tỷ USD. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu.

Bắt đầu từ năm 2000, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có sự tăng trưởng đột phá nhờ phát triển mạnh ngành nuôi trồng, đặc biệt là nuôi cá tra và tôm nước lợ (tôm sú và tôm chân trắng). Sau 15 năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng gấp hơn 4 lần từ mức gần 1,5 tỷ USD năm 2000 lên 6,72 tỷ USD năm 2015.

Trong 3 năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam luôn đứng thứ 4 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, sau dệt may, da giày và dầu thô.Thành tựu của ngành thủy sản thể hiện bằng kết quả xuất khẩu tăng nhanh về cả giá trị và sản lượng trong giai đoạn 2010 – 2015. Đến năm 2015, giá trị xuất khẩu đạt trên 6,72 tỷ USD, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang 165 nước và vùng lãnh thổ. 3 thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản chiếm trên 60% tỷ trọng. Số nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh trong giai đoạn 2001- 2015. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành một số công ty quy mô lớn như Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Hùng Vương, v.v

Bảng 3.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt nam giai đoạn 2010-2017

Trong giai đoạn 2010-2015, xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2014 đạt kết quả kỷ lục, vượt qua mức 7 tỷ USD, tăng 56,8% so với năm 2010. Kết quả này có được một phần là nhờ năm 2014 là năm thuận lợi cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tại các địa phương, sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy sản đều tăng và mở rộng so với năm 2013. Đây cũng là giai đoạn mà nước ta có được những thuận lợi từ thị trường xuất khẩu, ngành nuôi tôm có bước phát triển mạnh mẽ, diện tích nuôi tăng mạnh, đặc biệt với tôm thẻ chân trắng. Giá trị xuất khẩu tôm tăng khá, đóng góp quan trọng vào mức tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung.Tổng sản lượng thủy sản năm 2014 cũng tăng 4,4% so với năm 2013, đạt 6,3 triệu tấn và tăng 1,7% so với kế hoạch đề ra, trong đó, sản lượng khai thác thủy sản đạt 2,68 triệu tấn, tăng 3,9% và nuôi trồng thủy sản đạt 3,62 triệu tấn, tăng 4,8% so với năm trước. Tuy nhiên, sang năm 2015, kim ngạch xuất khẩu giảm chủ yếu là do sự biến động về giá cả trên thị trường. Sự sụt giảm về lượng xuất khẩu của mặt hàng tôm vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng góp phần làm đi hiệu quả của xuất

Thị trƣờng và các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực

Năm 2010

Về thị trường, Việt Nam có tổng cộng có 969 DN thủy sản xuất khẩu sang 162 thị trường trên thế giới. Trong đó, các thị trường Mỹ và Nhật chiếm 37% kim ngạch xuất khẩu. Mức độ tập trung thị trường xuất khẩu của ngành thủy sản rất cao với 68% kim ngạch xuất khẩu tập trung vào 10 thị trường lớn, đạt 3,42 tỷ USD. VASEP cho biết trong năm 2010, các thị trường lớn đều có mức tăng trưởng cao từ 10 - 25% so với năm 2009, trong đó thị trường Pháp tăng trưởng mạnh nhất với 68%. Mỹ vẫn là thị trường đứng đầu về giá trị nhập khẩu với tổng giá trị lên tới 971 triệu USD, chiếm khoảng 19,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tiếp sau thị trường Mỹ là thị trường Nhật Bản với 897 triệu USD, chiếm khoảng 17,8%. Chiếm tới 37% kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường có nhiều rào cản kỹ thuật nhất, đặc biệt là thị trường Mỹ với các vụ kiện chống bán phá giá tôm và cá basa. Hai thị trường quan trọng tiếp theo của thủy sản Việt Nam đều nằm tại châu Á là Hàn Quốc với 386 triệu USD, chiếm 7,7%; Trung Quốc và Hồng Kông 247 triệu USD, chiếm 4,9%. Úc là thị trường xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhấtvới kim ngạch xuất khẩu đạt 152 triệu USD, nằm ở vị trí thứ 7 và chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về mặt hàng, xuất khẩu tôm lần đầu tiên đạt trên 2 tỷ USD. Theo VASEP, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính gồm: tôm (2,106 tỷ USD, 42%), cá tra (1,44 tỷ USD, 28,4%), nhuyễn thể (488,8 triệu USD, 9,7%), cá ngừ (293 triệu USD, 5,8%) v.v.

Tôm là mặt hàng chủ lực góp phần mang lại con số 5 tỷ USD của thủy sản Việt Nam năm 2010. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu tôm của Việt Nam vượt con số 2 tỷ USD, với 241.000 tấn, tăng 13,4% về khối lượng và 24,4% về giá trị so với 209.567 tấn và 1,675 tỷ USD của năm 2009.

Cá tra: xuất khẩu cá tra năm 2010 không đạt mục tiêu 1,5 tỷ USD. Theo thống kê của VASEP, xuất khẩu cá tra năm 2010 đạt 659.000 tấn, trị giá khoảng 1,427 tỷ USD, tăng 7,4% về khối lượng và 5,2% về giá trị so với năm 2009, đứng thứ 2 về giá trị sau tôm.

Năm 2011

Các sản phẩm xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn đều tăng mạnh về giá trị, điển hình là Mỹ - thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam tăng 23,5%. Đặc biệt, xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong năm này ở mức cao so với 130 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cá tra của Việt Nam.Bên cạnh đó, các thị trường lớn khác như Hàn Quốc, Trung Quốc và Italia lần lượt đạt mức tăng trưởng là 32%, 49% và 41% về giá trị. Không chỉ tăng tưởng ở những thị trường truyền thống, ngành thủy sản còn tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường mới như chủ động xuất bán sang Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) 2.000 tấn thủy sản.

Năm 2011, đa số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đều tăng trưởng mạnh so với năm 2010. Trong đó, tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,4 tỷ USD so với mức hơn 2 tỷ USD của năm 2010. Về cơ cấu mặt hàng tôm, xuất khẩu tôm sú chiếm 59,7% tổng giá trị, xuất khẩu tôm chân trắng chiếm 29,3%, còn lại là các mặt hàng tôm khác. Cá tra cũng có mức độ tăng trưởng khá cao với giá trị xuất khẩu đạt 1,805 tỷ USD, tăng 26,5%, và khối lượng xuất khẩu đạt trên 600 ngàn tấn, tăng gần 3% so với năm 2010. Năm 2011, Việt Nam đã có hơn 230 DN xuất khẩu cá tra vào hơn 130 thị trường trên thế giới, trong đó 10 thị trường lớn nhất chiếm 73% về giá trị, tăng so với mức hơn 70% của cùng kỳ năm trước.

So với năm 2010, giá trị xuất khẩu cá ngừ tăng 29,4%, đạt 379,4 triệu USD. Giá xuất khẩu cá ngừ tăng khá mạnh, trong đó tăng mạnh nhất tại thị trường Nhật Bản với hơn 100%; các thị trường khác như Canada, Israel, Mỹ, Thụy Sỹ, v.v. cũng tăng từ 50 - 80%.

Mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng trưởng cao nhất trong năm 2011 là mực, bạch tuộc với giá trị xuất khẩu đạt 520,3 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam cũng đã được mở rộng với 76 thị trường so với con số 66 của năm 2010, trong đó các thị trường nhập khẩu hàng đầu là Hàn Quốc, EU, Nhật Bản và ASEAN.

Bên cạnh các mặt hàng tăng trưởng ấn tượng, duy chỉ có mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị xuất khẩu giảm so với năm trước, với giá trị xuất khẩu cả năm 2011 đạt gần 82 triệu USD. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nguồn nguyên liệu (đặc biệt là nghêu trắng) bị thiệt hại nặng tại nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2012

Năm 2012 là một năm khó khăn đối với ngành tôm Việt Nam. Cả nuôi trồng, sản xuất lẫn xuất khẩu đều đối diện với nhiều thách thức. Người nuôi thì lao đao với dịch bệnh xảy ra tại nhiều vùng nuôi ngay từ đầu năm khiến nguồn tôm nguyên liệu giảm, giá cả lên xuống thất thường. Còn DN thì đối mặt với thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, hoạt động sản xuất cầm chừng, thậm chí còn đối diện với nguy cơ phá sản, v.v. Không chỉ gặp khó trên thị trường nội địa, xuất khẩu tôm nước ta còn phải hứng chịu những cơn sóng dữ trên thị trường quốc tế, điển hình là rào cản Ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản.

Sáu tháng đầu năm 2012, xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản đạt mức tăng trưởng hàng tháng từ 23 - 52,3% so với cùng kỳ.Tuy nhiên, ngay sau khi Nhật Bản áp dụng kiểm tra 100% tôm Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đối với Ethoxyquin, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm rõ rệt, từ 1,5% (vào thời điểm tháng 7/2012) lên đến 16,6% (vào thời điểm tháng 11/2012), tính chung cả năm chỉ tăng 5%.Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các nhà cung cấp khác như Indonesia, Ấn Độ hay Ecuador bởi giá bán cao hơn từ 15 – 20% do giá thành sản xuất tăng cao vì chi phí đầu vào liên tục tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và sự tham gia của việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)