Các giải pháp tổ chức, thể chế và chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và sự tham gia của việt nam (Trang 83 - 89)

2.4.1 .Phương pháp thống kê mô tả

4.2. Một số giải pháp đối với ngành thủy sản nhằm tham gia có hiệu quả

4.2.3. Các giải pháp tổ chức, thể chế và chính sách

Đây là các hoạt động xuyên suốt, có ý nghĩa quan trọng của kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản. Một số nội dung cụ thể gồm:

- Rà soát, xây dựng các quy hoạch phát triển thủy sản;

- Nâng cao năng lực, tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương;

- Quản lý hiệu quả các hoạt động KTHS, quản lý tài nguyên, môi trường, nguồn lợi thủy sản;

- Tổ chức lại các mô hình sản xuất trên biển, các hoạt động DVHC nghề cá, các khu công nghiệp NTTS, các trung tâm nghề cá lớn;

- Cổ phần hóa 100% các DN nhà nước ngành thủy sản; - Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác và HTX;

- Tổ chức các liên doanh, liên kết sản xuất giữa các DN với các hộ gia đình, các cộng đồng ngư, nông dân với vai trò nòng cốt của các DN chế biến thủy sản xuất khẩu;

- Xây dựng các chính sách, hoàn thiện thể chế, phát triển cộng đồng và thực hiện đồng quản lý hiệu quả trong ngành thủy sản.

KẾT LUẬN

Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam luôn đứng thứ 4 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, sau dệt may, da giày và dầu thô. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa tận dụng được các lợi thế trong sản xuất thủy sản, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực chủ yếu là hàng sơ chế, có giá trị gia tăng thấp. Mặc dù việc chuyển dịch cơ cấu sang sản phẩm đã qua chế biến là tích cực, nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua vẫn dựa vào những sản phẩm có giá trị gia tăng thấp. Cùng với tác động của hội nhập kinh tế quốc tế thủy sản Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để thúc đẩy sự tham gia có hiệu quả của thủy sản Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản cần có hệ thống giải pháp đồng bộ từ vĩ mô đến vi mô.

Trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu trong nước liên quan đến ngành thủy sản, cụ thể như phương hướng phát triển ngành thủy sản bền vững, chuỗi giá trị ngành thủy sản trong nước, tuy nhiên, việc nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu của ngành thủy sản và sự tham gia của Việt Nam chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. Để đi sâu, tìm hiểu sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả của ngành thủy sản Việt, tác giả đã thực hiện luận văn với đề tài: “Chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và sự tham gia của Việt Nam”.

Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn sau:

1. Tổng quan cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản, trong đó tập trung phân tích những đặc điểm, cơ cấu, các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản. Từ đó, luận văn đã làm rõ những khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị, chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu.

2. Nghiên cứu những kinh nghiệm quản lý chuỗi giá trị ngành thủy sản của những quốc gia hàng đầu thế giới, từ đó đưa ra những bài học quý báu cho Việt Nam. Qua những nghiên cứu các quốc gia cụ thể là Trung Quốc, Thái Lan…, luận văn đưa ra một số bài học kinh nghiệm để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

3. Khái quát toàn bộ ngành thủy sản của Việt Nam trên những khía cạnh về sản lượng, tình hình chế biến và xuất khẩu để thấy được những lợi thế của Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản.

4. Phân tích chi tiết sự tham gia của từng tác nhân vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản, từ đó có góc nhìn toàn diện về tiềm năng của mỗi tác nhân trong chuỗi, giúp lựa chọn những khâu có lợi thế nhất để tham gia.

5. Cuối cùng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản gồm: Nâng cao giá trị gia tăng các yếu tố đầu vào, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến chè, đẩy mạnh marketing xây dựng thương hiệu, nâng cao kỹ năng quản trị, xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa ra những chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản. Bên cạnh đó cũng có một số kiến nghị được đưa ra: xây dựng và phát triển liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị; nâng cấp chuỗi giá trị theo hướng liên kết chặt giữa các tác nhân; thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của các hiệp hội, tăng cường vai trò của các khu vực tư nhân; thực hiện các hoạt động marketing, và đa dạng hóa sản phẩm cho các thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1.ADB - The Asian Development Bank, 2007. Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo, Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị, Hà Nội.

2.Bộ Công thương, 2013. Báo cáo thị trường thủy sản Hoa Kỳ. Hà Nội. 3.Bộ Công thương, 2016. Báo cáo thị trường thủy sản Nhật bản. Hà Nội. 4.Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2014. Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hà Nội.

5.Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2015. Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hà Nội.

6.Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2016. Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hà Nội.

7.Vũ Đức Hùng và Thân Thị Hiền, 2016. Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Indonesia và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng MCD, Hà Nội.

8.Lưu Đức Khải, 2009. Năng lực tham gia của hộ nông dân đối với sản xuất nông sản hàng hóa: cách tiếp cận từ chuỗi giá trị. Đề tài cấp bộ, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hà Nội.

9.Micheal E. Porter, 2009. Lợi thế cạnh tranh: Tạo lập và duy trì thành tích vượttrội trong kinh doanh. Thành phốHồChí Minh: Nhà xuấtbản Trẻ.

10. Đào Mạnh Sơn và CTV, 2004. Nghiên cứu nguồn lợi cá nổi lớn vùng biển miền Trung Việt Nam. Viện nghiên cứu hải sản Hải phòng.

11.Thủ tướng Chính phủ, 2010. Quyết định về việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản việt nam đến năm 2020. Hà Nội.

12.Tổng cục thủy sản, 2013. Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua,chế biến và xuất khẩu cá ngừ đại dương theo chuỗi giá trị.

13. Tổng cục thủy sản, 2014. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2013, phương hướng thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2014.

14.Tổng Cục Thủy sản Việt Nam, 2014. Quyết định số 1167/QĐ-BNN- TCTS, Ban hành chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

15.Tổng Cục Thủy sản Việt Nam, 2017. Quyết định số 655/QĐ-BNN- TCTS Về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020.

16.Trung tâm WTO-VCCI, 2009. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA).

17. Ngô Anh Tuấn, 2012. Khai thác cá ngừ đại dương-mũi nhọn chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển,đảo. Tạp chí cộng sản, số 66 (6/2012)

18. Ngô Anh Tuấn và cộng sự, 2013. Báo cáo khảo sát và đánh giá thí điểm các tỉnh trong việc hình thành các trung tâm phát triển thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long.

19. Ủy ban nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương WCPFC, 2011. Tổ chức Hiệp hội cá ngừ một giải pháp cơ bản trong quản lý phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam.

20.VASEP, 2011-2017. Bản tin Thương mại Thủy sản theo tuần.

21. VASEP, 2011-2017. Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo quý, theo năm.

22.VASEP, 2017. Bản tin Thương mại Thủy sản số 8-2017. phát hành ngày 10-3-2017.

23. Phạm Thị Hồng Vân, 2008. Tổng quan chuỗi cung ứng thủy sản ở Việt Nam.

24.Nguyễn Thị Thúy Vinh và cộng sự, 2013. Một số vấn đề lý luận về phân tích chuỗi giá trị thủy sản. Tạp chí Khoa học & Phát triển, Tập 11, Số 1, Trang 125 – 132.

25.Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2013. Nghiên cứu lợi thế so sánh cá ngừ đại dương khai thác ở Việt Nam.Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. 26.Nguyễn Thị Thúy Vinh, 2014. Phân tích chuỗi giá trị thuỷ sản của tỉnh Nghệ An. Luận án tiến sỹ kinh tế phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

II. TÀI LIÊU TIẾNG ANH

27.IDE-JETRO &UNIDO 2013, Regional Trade Standards Compliance Report, Meeting Standards, Winning Markets, East Asia 2013.

28.FAO 2014, The State of World Fisheries and Aquaculture: Opportunities and challenges, ISBN 978-92-5-108275-1 (print) E-ISBN 978-92-5-108276-8 (PDF).

29.FAO 2016, The State of World Fisheries and Aquaculture: Contributing to food security and nutrition for all, ISBN ISBN 978-92-5- 109185-2 © FAO, 2016.

30.National Marine Fisheries Service, Fisheries Statistics and Economics Division (Thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Cục quản lý Đại dương và Khí quyểnquốcgia), https://www.st.nmfs.noaa.gov/pls/webpls/trade_prdct.data_in ?qtype=IMP&qmnth=12&qyear=2016&qprod_name=CATFISH&qoutput=T ABLE.

31.Uropean Union 2016, Special Eurobarometer 450, EU consumer habits regarding fishery and aquaculture products, ISBN 978-92-79- 62762-0, June 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và sự tham gia của việt nam (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)