2.4.1 .Phương pháp thống kê mô tả
3.3. Đánh giá chung về khả năng tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị
trị toàn cầu ngành thủy sản
3.3.1. Những kết quả đạt được
- Nhìn chung ngành thủy sản của Việt Nam có khả năng tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu.
- Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong gần 20 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu năm 1995 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu.
Bắt đầu từ năm 2000, XK thủy sản của Việt Nam có sự tăng trưởng đột phá nhờ phát triển mạnh ngành nuôi trồng, đặc biệt là nuôi cá tra và tôm nước lợ (tôm sú và tôm chân trắng). Sau 12 năm, kim ngạch XK thủy sản tăng gấp hơn 4 lần từ mức gần 1,5 tỷ USD năm 2000 lên 7,8 tỷ USD năm 2014. Năm 2015, xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn do giá tôm giảm, đồng USD tăng mạnh so với các tiền tệ khác làm giảm nhu cầu và tăng áp lực
cạnh tranh. Kim ngạch XK thủy sản năm 2015 đạt 6,57 tỷ USD, giảm 16% so với năm 2014.Trong 3 năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam luôn đứng thứ 4 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, sau dệt may, da giầy và dầu thô.
-Thành tựu của ngành thủy sản thể hiện bằng kết quả xuất khẩu tăng nhanh về cả giá trị và sản lượng trong giai đoạn 2001 – 2015. Năm 2015, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang 164 nước và vùng lãnh thổ. Ba thị trường chính là EU chiếm 18%, Mỹ 20% và Nhật Bản 16% và đang có những thị trường tiềm năng như Trung Quốc (9,4%) và ASEAN (7,6%). Số nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh trong giai đoạn 2001- 2015. Khu vực ĐBSCL đã hình thành một số công ty quy mô lớn như Tập đoàn thủy sản Minh Phú, công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty Cổ phần Hùng Vương…
3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, khả năng tham gia của từng tác nhân trong chuỗi còn hạn chế. Thứ hai, kiến thức hạn chế về mô hình kinh doanh theo chuỗi giá trị,
chưa quan tâm đến phát triển thương hiệu thủy sản xuất khảu.
Thứ ba, hạn chế về khả năng đáp ứng tiêu chuẩn, quy định về chất
lượng, an toàn thực phẩm của thị trường thế giới.
Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trên chủ yếu là do:
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của các DN xuất khẩu ngành thủy sản còn thấp, thể hiện rõ nhất qua những yếu tố:
Ngành thủy sản Việt Nam đang bỏ ngỏ vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản mà mới chỉ tập trung vào việc đăng ký nhãn hiệu tại các nước nhập khẩu. Hạn chế này đã khiến DN Việt Nam phải chịu những thiệt thòi vô hình về kinh tế. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cho ngành thủy sản còn nhiều khó khăn, do các DN chưa thật sự thấy lợi ích của việc xây dựng thương hiệu tập thể. Nhiều DN còn lo ngại thương hiệu tập thể lấn át thương hiệu riêng. Hiện nay nhiều DN thủy sản, chỉ nghĩ đến lợi ích trước
mắt, sẵn sàng bán sản phẩm với giá rẻ, chất lượng thấp, nhằm cạnh tranh về giá, mà chưa nghĩ đến việc liên kết với nhau để xây dựng thương hiệu tập thể gắn với chất lượng sản phẩm tốt, giá cả phải chăng. Một số DN chỉ chú trọng phát triển thương hiệu riêng, chưa nghĩ đến việc cần có thương hiệu quốc gia.
Mức độ đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu còn thấp. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực chủ yếu là hàng sơ chế, có giá trị gia tăng thấp. Mặc dù việc chuyển dịch cơ cấu sang sản phẩm đã qua chế biến là tích cực, nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua vẫn dựa vào những sản phẩm có giá trị gia tăng thấp. Mức đa dạng hóa thị trường thấp hay đa dạng hóa sản phẩm thấp đều chứng tỏ các DN xuất khẩu của Việt Nam chưa có đủ năng lực để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn và có hàm lượng công nghệ cao hơn.
Thứ hai, các DN xuất khẩuthủy sản đã và đang phải đối mặt với những yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh:
Ngày nay, chiến lược kinh doanh và xuất khẩu dựa vào giá rẻ nhờ vào chi phí lao động và chi phí đầu vào thấp do được hưởng những ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và hỗ trợ của Nhà nước, đang ngày càng mất dần lợi thế. Khi thực hiện cam kết WTO, có nghĩa là từ năm 2011, chính sách ưu đãi về thuế mà trước hết là thuế thu nhập DN sẽ không còn hiệu lực đối với các DN xuất khẩu, phần lớn các DN xuất khẩu được hưởng ưu đãi của khu chế xuất thì nay không còn nữa. Các ưu đãi cho dự án trong khu công nghiệp cũng bị xóa bỏ và không còn chênh lệch về ưu đãi giữa DN trong và ngoài khu công nghiệp. Bên cạnh đó, chi phí lao động sẽ tiếp tục có xu hướng tăng theo điều chỉnh mức lương tối thiếu theo lộ trình, ngay cả đối với lao động giản đơn. Điều này sẽ làm tăng chi phí và giảm sức cạnh tranh về giá của DN xuất khẩu.
Chi phí năng lượng tăng lên và dự báo còn có thể tăng nữa sẽ đẩy chi phí giá thành lên cao, trong khi năng lực đổi mới công nghệ và phát triển những sản phẩm ít tiêu hao năng lượng còn rất yếu.
phục vụ cho chế biến xuất khẩu, trong khi giá nhập khẩu luôn biến động. Nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng tương đối nhu cầu chế biến xuất khẩu, nhưng tiêu chuẩn đầu vào chưa đáp ứng yêu cầu, trong khi nuôi trồng thủy sản bấp bênh, thiếu liên kết với DN chế biến - xuất khẩu.
Tình trạng thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng cũng như tính bất ổn về lao độngđang hạn chế rất nhiều năng lực cạnh tranh của DN xuất khẩu. Thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật cao là một rào cản lớn để DN có thể đổi mới công nghệ và chuyển sang sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.
Nhiều DN xuất khẩu thiếu nguồn lực vốn và công nghệ không thể đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm và đổi mới công nghệ. Ảnh hưởng của việc thiếu sản phẩm mới có giá trị tăng cao là giảm dần sức cạnh tranh của sản phẩm dẫn đến giảm doanh thu và giảm lợi nhuận của DN. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát triển thị trường và tăng thị phần xuất khẩu đối với sản phẩm thủy sản.
Thứ ba,các chính sách liên quan đến các DN xuất khẩuchưa đủ khuyến khích và kích thích DN nâng cao năng lực cạnh tranh:
Môi trường kinh doanh tuy đã cải thiện đáng kể, những cải thiện về thủ tục hành chính đã và đang giảm bớt trở ngại đối với DN xuất khẩu trong tiếp cận các yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra, nhưng chất lượng còn thấp.
Các chính sách hỗ trợ các DN xuất khẩu tuy nhiều, nhưng chưa nhất quán từ Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, Luật công nghệ, Luật công nghệ cao đến chính sách hỗ trợ DN, tín dụng, hải quan và các chính sách hỗ trợ ngắn hạn khác. Các chính sách liên quan đến DN xuất khẩu còn rời rạc, không tạo điều kiện hay kích thích cho các DN chủ động xây dựng quan hệ hợp tác, liên kết sản xuất với nhau nhằm giảm chi phí và tăng năng suất. Hiện tại, chưa có chính sách hỗ trợ tạo mạng liên kết sản xuất trong nội bộ một ngành tức là liên kết ngang hay
giữa các ngành tức là liên kết dọc; chưa thấy có chính sách tạo liên kết sản xuất giữa các DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN trong nước. Chính vì vậy, ngành công nghiệp hỗ trợ còn kém phát triển bởi đây là ngành phát triển phải gắn với mạng sản xuất và chuỗi giá trị.
Chính sách phát triển ngành tập trung chú trọng đến từng ngành hàng, sản phẩm cụ thể như chiến lược và quy hoạch ngành mà chưa chú trọng đến nâng cao năng lực của các DN xuất khẩu.
CHƢƠNG 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM THAM GIA CÓ HIỆU QUẢ CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN TOÀN CẦU
4.1. Định hƣớng phát triển của thủy sản Việt Nam