2.4.1 .Phương pháp thống kê mô tả
3.1. Khái quát sản xuất và chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
3.1.1. Khái quát chung về các loại thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể và các loại thủy sản đông lạnh...
Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể, các loại thủy sản đông lạnh và các loại thủy sản khô. cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của nước ta ngày càng bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác.
Con tôm đang được phát triển nuôi rất rầm rộ trên toàn thế giới, sản lượng tôm ngày càng tăng, đến nay theo ước tính có thể đạt gần 3 triệu tấn, thỏa mãn tương đối tốt nhu cầu tiêu thụ chung của thế giới.
Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, con tôm có thể nói là mặt hàng cạnh tranh gay gắt nhất trong các mặt hàng thủy sản thương mại trên thế giới, con tôm việt nam đã phải nỗ lực rất nhiều để duy trì tiềm năng xuất khẩu.
9 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đạt gần 112 nghìn tấn, trị giá trên 1,067 tỷ usd, chỉ tăng rất nhẹ 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. xuất khẩu tôm vẫn giữ vị trí là mặt hàng xuất khẩu số 1, chiếm 39,4% tổng giá trị xuất khẩuthủy sản của nước ta. xuất khẩu tôm tăng trưởng nhẹ là kết quả của nhiều yếu tố như sản lượng tôm nguyên liệu trong nước không tăng, giá tôm nguyên liệu luôn giữ mức cao so với nhiều nước sản xuất tôm trong khu vực và giá thành sản xuất nói chung tăng. xu hướng của nhiều DN chế biến hiện nay là tăng tỷ trọng sản phẩm tôm gtgt, phù hợp với nhu cầu của các thị trường lớn như nhật và mỹ.
Vị trí mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 là cá tra. Mấy năm gần đây con cá tra thể hiện rõ tiềm năng to lớn trên vùng sông nước đbscl, tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt trên 272,7 nghìn tấn, trị giá trên trên 709 triệu usd, tăng khá mạnh 37,2 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. Xuất khẩu cá tra chiếm 26,2% tổng giá trị xuất khẩuthủy sản. hiện nay, eu, đông âu và một số nước bắc mỹ vẫn có nhu cầu cao đối với philê cá tra đông lạnh, đây là sự thay thế thích hợp cho philê cá thịt trắng hiện đang sụt giảm dần sản lượng trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, kết hợp với tiềm năng công suất nuôi đang tăng mạnh trong nước, giá nguyên liệu đang ở mức vừa hợp lý, xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục lập kỷ lục mới trong năm 2007.
Xuất khẩu cá ngừ cũng đạt được tiến bộ lớn, đạt trên 39,2 nghìn tấn, trị giá trên trên 111 triệu usd, với sức tăng trưởng khá cao 27,8% so với cùng kỳ năm 2016. Đơn giá của cá ngừ đại dương khá cao, vì vậy đây cũng là đối tượng sản phẩm thu hút sự đầu tư phát triển của các ngư dân và DN chế biến xuất khẩu.
Một điểm đáng chú ý và lạc quan trong tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh đạt mức tăng trưởng có thể nói là cao nhất trong mấy năm gần đây với 35,5% cao hơn về giá trị so với cùng năm ngoái, đạt 60,4 nghìn tấn, trị giá 205,5 triệu usd, chiếm 7,7% tổng xuất khẩu thủy sản của nước ta. Xuất khẩu mặt hàng này đạt được kết quả khả quan một phần là nhờ sản lượng khai thác trong vài năm gần đây đã cải thiện lên khá nhiều.
Xuất khẩu cá các loại là mảng hàng hóa quan trọng luôn giữ mức tăng trưởng khá. 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cá đạt trên 85 nghìn tấn, trị giá gần 249,1 triệu usd, tăng 17,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Dự đoán, xuất khẩu cá các loại sẽ tiếp tục nhịp độ tiến triển như trong thời gian qua.
Bên cạnh các mặt hàng chủ lực, xuất khẩu hàng khô và hải sản khác chỉ tăng ở mức khiêm tốn về giá trị và có giảm nhẹ về khối lượng. Tuy nhiên, tổng xuất khẩu của các mặt hàng này cũng chiếm một phần đáng kể trong toàn bộ giá trị xuất khẩu của thủy sản Việt Nam với giá trị trên 365,6 triệu usd.
3.1.2. Khái quát chung về nuôi trồng chế biến thủy sản xuất khẩu 3.1.3. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam