Định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản để tham gia có hiệu quả vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và sự tham gia của việt nam (Trang 70 - 82)

2.4.1 .Phương pháp thống kê mô tả

4.1.1. Định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản để tham gia có hiệu quả vào

chuỗi giá trị toàn cầu

4.1.1.1. Nâng cao giá trị gia tăng chuỗi sản phẩm chủ lực

Nhóm sản phẩm chủ lực được lựa chọn gồm: cá ngừ đại dương, tôm nuôi công nghiệp và cá tra. Ba sản phẩm này chiếm khoảng 80,6 % giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản (năm 2013). Hiện nay, nhu cầu của thị trường (xuất khẩu và nội địa) đối với ba sản phẩm này rất lớn và khả năng nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm này còn rất khả quan.

a. Nâng cao giá trị gia tăng chuỗi sản phẩm cá ngừ đại dƣơng

Chuỗi cá ngừ đại dương là một trong các chuỗi sản phẩm hải sản có giá trị cao trong lĩnh vực KTHS hiện nay. Phân tích chuỗi giá trị cá ngừ đại dương (phụ lục 2) cho thấy khả năng nâng cao giá trị gia tăng rất khả thi.

Để nâng cao giá trị gia tăng chuỗi cá ngừ đại dương, cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp chính sách từ điều tra nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi cá ngừ đại dương; đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa đội tàu khai thác; nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng đánh bắt của ngư dân; áp dụng KHCN, kỹ thuật khai thác, công nghệ tiên tiến bảo quản sau thu hoạch; nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần hiện đại; thực hiện các thỏa thuận, hợp tác quốc tế với Ủy ban nghề cá Trung Tây Thái Bình dương (WCPFC) và các nước trong khu vực biển có đàn cá di cư; tổ chức quản lý khai thác hợp lý theo mùa vụ, thực hiện quy tắc ứng xử về Nghề cá có trách nhiệm... Đó là những công việc của

cả chặng đường dài. Trước mắt, từ nay tới năm 2020, các hoạt động cần tập trung một số nội dung chính như sau:

- Áp dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác và bảo quản sau thu hoạch sản phẩm cá ngừ để giữ chất lượng, độ tươi của cá trên từng con tàu, trong khâu vận chuyển, tiêu thụ nhằm nâng cao giá cá bán ra trên thị trường.

- Tổ chức các đội tàu cung ứng dịch vụ hậu cần trên biển, do các DN CBTSXK làm nòng cốt, liên kết với các đoàn tàu khai thác cá ngừ của ngư dân, tạo khả năng tăng thời gian bám biển của đội tàu đánh bắt, giảm chi phí sản xuất, giữ được chất lượng sản phẩm cá ngừ sau khai thác, sớm đưa cá về bờ trong điều kiện bảo quản tốt, giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng hiệu quả chuỗi giá trị.

- Xây dựng hệ thống thông tin và dịch vụ thông tin thị trường cá ngừ đại dương, khai thác và cung cấp thường nhật các thông tin từ thị trường cá ngừ trong nước và quốc tế cho ngư dân và DN SXKD cá ngừ đại dương.

- Xây dựng các chợ đấu giá cá ngừ đại dương tại các cảng cá 3 tỉnh miền Trung: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

- Hợp tác liên kết khai thác cá ngừ đại dương với các nước, các quần đảo trong khu vực Trung Tây Thái Bình Dương nhằm quản lý, khai thác hiệu quả đàn cá ngừ di cư trên vùng biển này.

b. Nâng cao giá trị gia tăng chuỗi sản phẩm tôm nuôi công nghiệp

Chuỗi sản phẩm tôm hiện có doanh số xuất khẩu lớn nhất, năm 2013 chiếm 46,13% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong đó, sản lượng và giá trị tôm chân trắng đã vượt tôm sú, song mặt hàng tôm sú vẫn là ưu thế lớn của XKTSViệt Nam. Phân tích chuỗi giá trị tôm nuôi (phụ lục 2) cho thấy khả năng và các biện pháp nâng cao giá trị gia tăng, cần tập trung vào một số hoạt động sau:

+ Tập trung hợp tác với các nước, các Công ty SXKD giống tôm, nhà khoa học quốc tế, đầu tư nghiên cứu KHCN, chủ động sản xuất giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng sạch bệnh; bảo đảm đủ giống về số lượng và có chất lượng cao cung cấp cho các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung theo đúng mùa vụ sản xuất. Hiện các lực lượng sản xuất giống đã tập trung vào một số DN, công ty lớn như Minh Phú, Đầu tư phát triển Hạ Long, Toàn cầu, Mona, CP…, song sự phối hợp giữa các đơn vị sản xuất, các vùng sản xuất giống tôm còn hạn chế. Cần có sự liên kết, xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu tôm giống, kiểm soát chất lượng giống sạch bệnh, cung ứng cho các vùng nuôi.

+ Kiểm soát điều kiện sản xuất, chất lượng con giống, quá trình vận chuyển, cung ứng tới đầm nuôi là công việc cần được các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, công khai, minh bạch, để bảo vệ thương hiệu, bảo đảm quyền lợi của người sản xuất, bảo đảm chất lượng con giống tốt, bảo đảm hiệu quả chuỗi sản xuất.

- Sản xuất, cung ứng thức ăn:

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát đồng bộ quá trình sản xuất, cung ứng thức ăn cho tôm bảo đảm chất lượng, ATVSTP, bình ổn về giá cả.

+ Đầu tư nghiên cứu khoa học dinh dưỡng theo tuổi đời của tôm;

+ Nghiên cứu phối hợp quy hoạch đồng bộ giữa các ngành thủy sản, sản xuất bột cá, chăn nuôi, trồng trọt, từng bước tạo vùng nguyên liệu chủ động, nhằm hạ giá thành sản xuất thức ăn phục vụ nuôi tôm, giảm chi phí, nâng cao giá trị của chuỗi tôm nuôi.

- Phòng trừ dịch bệnh: nghiên cứu bệnh tôm nhằm chủ động đối phó, phòng trừ dịch bệnh, giảm tối đa rủi ro, thiệt hại do dịch bệnh gây nên.

- Áp dụng KHCN tiên tiến: áp dụng các phương thức nuôi, kỹ thuật nuôi tiên tiến, tiết kiệm nước, tuần hoàn khép kín, không thay nước, bảo đảm an toàn thân thiện môi trường, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm nuôi.

- Chế biến phụ phẩm: nghiên cứu chế biến các sản phẩm từ các phụ phẩm vỏ tôm, đầu tôm và nghiên cứu áp dụng, chuyển giao công nghệ khai thác nước thải, khí thải từ các nhà máy chế biến tôm để sản xuất biogas.

- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu các sản phẩm chế biến từ tôm: Nâng tỷ lệ các sảnphẩm giá trị gia tăng chế biến từ tôm lên đạt mức 50%.

Xây dựng chương trình XTTM trọng điểm cho sản phẩm tôm chế biến xuất khẩu. Các DN CBTSXK tập trung nghiên cứu thị trường, xây dựng các đại lý, các kênh bán hàng, áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến, thiết kế các mẫu mã, chủng loại sản phẩm, mặt hàng chế biến từ tôm, được thị trường chấp nhận, từ đó tăng số lượng, chủng loại mặt hàng chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, ăn nhanh, ăn liền bán thẳng vào các nhà hàng, siêu thị, các khu du lịch cao cấp của các nước công nghiệp phát triển.

c. Nâng cao giá trị gia tăng chuỗi sản phẩm cá tra

Cá tra là sản phẩm chiếm thị phần áp đảo trên thị trường xuất khẩu. Cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng còn lớn. Phân tích chuỗi giá trị cá tra (phụ lục 2) cần tiến hành các hoạt động như sau:

- Tập trung nghiên cứu, chủ động sản xuất giống cá tra có chất lượng bảo đảm cung ứng đủ cho nhu cầu nuôi theo đúng mùa vụ, đặc biệt chú ý nâng cao chất lượng các khâu chăm sóc bảo tồn gen đàn cá bố mẹ, lưu giữ cung ứng cá tra bố mẹ hậu bị cho các trại sản xuất giống thương mại tại các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát đồng bộ quá trình sản xuất, cung ứng thức ăn cho cá tra, bảo đảm chất lượng, ATVSTP, bình ổn về giá cả.

- Đầu tư nghiên cứu khoa học dinh dưỡng đối với cá tra để phục vụ công nghiệp sản xuất thức ăn, giảm chi phí sản xuất thức ăn nuôi cá, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, giảm sự lệ thuộc vào các DN nước ngoài.

hàm lượng omega-3 trong thịt cá nhằm nâng cao giá bán các sản phẩm cá tra trên thị trường xuất khẩu.

- Nghiên cứu phối hợp quy hoạch đồng bộ giữa các ngành thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt, từng bước tạo vùng nguyên liệu chủ động, hạ giá thành sản xuất thức ăn nuôi cá tra, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả nghề nuôi cá tra.

- Nghiên cứu bệnh cá tra nhằm chủ động đối phó, phòng trừ dịch bệnh, giảm tối đa rủi ro, thiệt hại do dịch bệnh gây nên.

- Áp dụng các phương thức, kỹ thuật, công nghệ nuôi cá tra tiên tiến, tiết kiệm nước, tuần hoàn khép kín, không thay nước, thân thiện với môi trường, giảm chi phí, nâng

cao hiệu quả nuôi cá.

- Nghiên cứu chế biến các sản phẩm từ các phụ phẩm da, đầu, xương cá tra để chế biến dầu cá, nước collagen và các sản phẩm khác.

- Nghiên cứu áp dụng, chuyển giao công nghệ khai thác nước thải, khí thải từ các nhà máy chế biến cá tra để sản xuất biogas.

- Tập trung đẩy mạnh công tác XTTM, trên cơ sở các Chương trình XTTM trọng điểm của nhà nước, thiết kế các chương trình, Đề án, Dự án tiếp thị nghiên cứu thị hiếu, văn hóa ẩm thực, tập quán của các thị trường nhập khẩu cá tra, khai thác tiềm năng, tạo cơ hội mở rộng, nâng cao sức hút của thị trường, thiết kế, sáng tạo các mẫu mã, chủng loại các mặt hàng, các sản phẩm giá trị gia tăng chế biến từ cá tra, trên cơ sở đó áp dụng khoa học công nghệ CBTS tiên tiến thực hiện chuyển đổi mạnh cơ cấu các sản phẩm cá tra, giảm tỷ lệ cá tra phi lê từ 97-98% xuống còn khoảng 50% và nâng tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng từ 2-3% lên 50%; giảm hàm lượng thủy phân cá tra phi lê từ 86% xuống 83% và tỷ lệ mạ băng cá tra phi lê từ 20% xuống còn dưới 10%. Xây dựng các đại lý, thiết kế các kênh bán hàng, tiêu thụ sản phẩm giá trị gia tăng, ăn nhanh, ăn liền từ cá tra bán thẳng vào các siêu thị, các nhà hàng, khách sạn tại các thị trường nhập khẩu cá tra trên thế giới.

Các giải pháp thị trường và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm chế biến cá tra xuất khẩu không cần vốn đầu tư lớn, không bị khống chế bởi các yếu tố môi trường, nguồn lợi, không bị tắc nghẽn bởi năng lực cán bộ, cơ sở vật chất thiết bị KHCN. Giải pháp này được xác định là một trong những giải pháp đột phá của kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản đến 2020.

4.1.1.2. Định hướng đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản

Từ phân tích tại phụ lục 1, cho phép xác định các sản phẩm thủy sản tiềm năng trở thành ngành hàng sản xuất hàng hóa lớn là các giống loài có thể đưa vào nuôi, trồng chủ động. Đó là một số nhóm sản phẩm: rong biển (rong câu, rong nho, rong sụn, rong mơ, tảo…); nhuyễn thể hai mảnh vỏ (trai ngọc, nghêu, sò, điệp, bào ngư, tu hài, hàu Thái Bình Dương…); giáp xác (tôm hùm, tôm càng xanh, cua bể, …); cá biển (cá giò, cá chẽm, cá hồng, cá song, cá cảnh…); cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi vân…); thủy sản nước ngọt (rô phi đơn tính, diêu hồng, cá linh, cá ngát, cá kèo, cá lóc, cá bống, bông lau, thác lác, sặc rằn, lươn, ếch, baba, cá sấu…);…Tuy nhiên, trong thời gian tới chỉ lựa chọn một số sản phẩm có triển vọng tiêu thụ lớn trên thị trường (xuất khẩu và nội địa) và có thể chủ động về công nghệ sản xuất. Do đó các nhóm sản phẩm sẽ được chọn gồm:

- Nhóm cá biển: cá giò, cá chẽm, cá mú, cá cảnh; - Nhóm rong, tảo biển: rong câu, rong sụn, rong nho; - Nhóm giáp xác: tôm hùm, cua bể, ghẹ;

- Nhóm nhuyễn thể: nghêu, hàu, bào ngư, tu hài, trai ngọc;

- Nhóm thủy sản nước ngọt và nước lạnh: tôm càng xanh, rô phi; diêu hồng, sặc rằn, thác lác, cá bống, cá kèo; cá tầm, cá hồi vân.

Trong đó các sản phẩm cần được ưu tiên đầu tư là rong biển, cá biển, nhuyễn thể hai vỏ, tôm hùm, tôm càng xanh, cá nước lạnh.

thụ nội địa có giá trị hàng hóa lớn, cần triển khai các hoạt động sau:

- Nghiên cứu, du nhập, chuyển giao tiến bộ KHCN đối với từng đối tượng ưu tiên, từ sản xuất giống, quy trình nuôi thương phẩm, đến dinh dưỡng, thức ăn, phòng ngừa dịch bệ nh, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Nghiên cứu thị trường xuất khẩu và nội địa, tiếp thị sản phẩm chế biến, xây dựng quy hoạch phát triển cho từng đối tượng tiềm năng căn cứ theo thị hiếu, văn hóa ẩm thực của từng thị trường.

Ngoài ra, có kế hoạch phối hợp với các ngành dược phẩm, du lịch, thủ công mỹ nghệ để phát triển đa dạng các sản phẩm sử dụng nguyên liệu từ thủy sản:

- Nghiên cứu phát triển dược phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu thủy sản như thuốc kháng sinh, điều trị xương khớp, glucosamine, viên tăng lực, thực phẩm chức năng.

- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm, các mặt hàng thực phẩm, thực phẩm chức năng được chế biến từ rong, tảo biển . Đây là một hướng phát triển chiến lược có tiềm năng lớn.

- Nghiên cứu phát triển các mặt hàng trang sức, thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm văn hóa, quà tặng du lịch từ sản phẩm thủy sản.

4.1.1.3. Định hướng phát triển thủy sản bền vững

Để nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm chủ lực và đa dạng hóa sản phẩm cần tập trung phát triển KHCN. KHCN phải được đầu tư để đi trước dẫn đường, là cơ sở của các quyết định quản lý, các chính sách phát triển sản xuất hàng hóa lớn. Các kết quả nghiên cứu KHCN sẽ cho ra đời các giống sạch bệnh, giống có chất lượng cao; là cơ sở cho các công thức sản xuất thức ăn thủy sản, cơ sở phòng ngừa dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường. KHCN là cơ sở nền tảng cho phát triển bền vững. KHCN là giải pháp then chốt, là chìa khóa bảo đảm sự thành công của kế hoạch hành động

thực hiện Đề án tái cơ cấu.

Trong thời gian qua các nguồn lực KHCN thủy sản còn bị hạn chế. Bên cạnh việc thiếu hụt số lượng cán bộ nghiên cứu khoa học trình độ cao, thì đầu tư tài chính cho sự nghiệp khoa học thủy sản cũng ở mức thấp, chưa tương xứng với kết quả đóng góp GDP của thủy sản. Trong các năm từ 2010 đến 2013, thủy sản đóng góp 27-29% tổng GDP nông nghiệp, nhưng đầu tư cho KHCN thủy sản chỉ chiếm 11,29% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học trong toàn ngành nông nghiệp (Thủy lợi: 14,68%; Lâm nghiệp: 11,99% ; Nông nghiệp: 62,04%). Cũng cùng thời gian này, kinh phí đầu tư sự nghiệp kinh tế thủy sản cũng rất thấp: Thủy sản 7,06%; Thủy lợi 24,92%; Lâm nghiệp 19,97%; Nông nghiệp 48,05% (số liệu Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các năm 2010-2013 của Bộ NN&PTNT). Như vậy, cơ cấu đầu tư tài chính cần được rà soát, xem xét và tái cơ cấu đồng thời với kế hoạch tái cơ cấu các lĩnh vực, các ngành nông, lâm, thủy sản.

Các hoạt động tái cơ cấu theo định hướng phát triển bền vững ngành thủy sản được đề xuất như sau:

KHCN: Tăng đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học thủy sản: + Điều tra nguồn lợi thủy sản thường niên, chú trọng nguồn lợi xa bờ;

+ Thành lập và đưa vào vận hành các khu bảo tồn biển, các khu bảo tồn vùng nước nội địa;

+ Xây dựng kế hoạch hàng năm thả giống thủy sản vào các vực nước (biển, sông, hồ) để tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển NLTS, đồng thời góp phần khôi phục nguồn lợi, tạo sinh kế cho ngư dân;

+ Nghiên cứu vật liệu mới thay thế vỏ gỗ tàu cá khai thác xa bờ;

+ Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật, công nghệ khai thác hải sản và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu cá xa bờ;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và sự tham gia của việt nam (Trang 70 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)