Khái quát chung về nuôi trồng chế biến thủy sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và sự tham gia của việt nam (Trang 39)

2.4.1 .Phương pháp thống kê mô tả

3.1. Khái quát sản xuất và chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

3.1.2. Khái quát chung về nuôi trồng chế biến thủy sản xuất khẩu

3.1.3.1. Tình hình chung

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong 20 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức khá thấp là 550 triệu USD năm 1995 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm, đưa kim ngạch năm 2015 lên 6,72 tỷ USD. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu.

Bắt đầu từ năm 2000, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có sự tăng trưởng đột phá nhờ phát triển mạnh ngành nuôi trồng, đặc biệt là nuôi cá tra và tôm nước lợ (tôm sú và tôm chân trắng). Sau 15 năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng gấp hơn 4 lần từ mức gần 1,5 tỷ USD năm 2000 lên 6,72 tỷ USD năm 2015.

Trong 3 năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam luôn đứng thứ 4 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, sau dệt may, da giày và dầu thô.Thành tựu của ngành thủy sản thể hiện bằng kết quả xuất khẩu tăng nhanh về cả giá trị và sản lượng trong giai đoạn 2010 – 2015. Đến năm 2015, giá trị xuất khẩu đạt trên 6,72 tỷ USD, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang 165 nước và vùng lãnh thổ. 3 thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản chiếm trên 60% tỷ trọng. Số nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh trong giai đoạn 2001- 2015. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành một số công ty quy mô lớn như Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Hùng Vương, v.v

Bảng 3.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt nam giai đoạn 2010-2017

Trong giai đoạn 2010-2015, xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2014 đạt kết quả kỷ lục, vượt qua mức 7 tỷ USD, tăng 56,8% so với năm 2010. Kết quả này có được một phần là nhờ năm 2014 là năm thuận lợi cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tại các địa phương, sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy sản đều tăng và mở rộng so với năm 2013. Đây cũng là giai đoạn mà nước ta có được những thuận lợi từ thị trường xuất khẩu, ngành nuôi tôm có bước phát triển mạnh mẽ, diện tích nuôi tăng mạnh, đặc biệt với tôm thẻ chân trắng. Giá trị xuất khẩu tôm tăng khá, đóng góp quan trọng vào mức tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung.Tổng sản lượng thủy sản năm 2014 cũng tăng 4,4% so với năm 2013, đạt 6,3 triệu tấn và tăng 1,7% so với kế hoạch đề ra, trong đó, sản lượng khai thác thủy sản đạt 2,68 triệu tấn, tăng 3,9% và nuôi trồng thủy sản đạt 3,62 triệu tấn, tăng 4,8% so với năm trước. Tuy nhiên, sang năm 2015, kim ngạch xuất khẩu giảm chủ yếu là do sự biến động về giá cả trên thị trường. Sự sụt giảm về lượng xuất khẩu của mặt hàng tôm vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng góp phần làm đi hiệu quả của xuất

Thị trƣờng và các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực

Năm 2010

Về thị trường, Việt Nam có tổng cộng có 969 DN thủy sản xuất khẩu sang 162 thị trường trên thế giới. Trong đó, các thị trường Mỹ và Nhật chiếm 37% kim ngạch xuất khẩu. Mức độ tập trung thị trường xuất khẩu của ngành thủy sản rất cao với 68% kim ngạch xuất khẩu tập trung vào 10 thị trường lớn, đạt 3,42 tỷ USD. VASEP cho biết trong năm 2010, các thị trường lớn đều có mức tăng trưởng cao từ 10 - 25% so với năm 2009, trong đó thị trường Pháp tăng trưởng mạnh nhất với 68%. Mỹ vẫn là thị trường đứng đầu về giá trị nhập khẩu với tổng giá trị lên tới 971 triệu USD, chiếm khoảng 19,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tiếp sau thị trường Mỹ là thị trường Nhật Bản với 897 triệu USD, chiếm khoảng 17,8%. Chiếm tới 37% kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường có nhiều rào cản kỹ thuật nhất, đặc biệt là thị trường Mỹ với các vụ kiện chống bán phá giá tôm và cá basa. Hai thị trường quan trọng tiếp theo của thủy sản Việt Nam đều nằm tại châu Á là Hàn Quốc với 386 triệu USD, chiếm 7,7%; Trung Quốc và Hồng Kông 247 triệu USD, chiếm 4,9%. Úc là thị trường xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhấtvới kim ngạch xuất khẩu đạt 152 triệu USD, nằm ở vị trí thứ 7 và chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về mặt hàng, xuất khẩu tôm lần đầu tiên đạt trên 2 tỷ USD. Theo VASEP, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính gồm: tôm (2,106 tỷ USD, 42%), cá tra (1,44 tỷ USD, 28,4%), nhuyễn thể (488,8 triệu USD, 9,7%), cá ngừ (293 triệu USD, 5,8%) v.v.

Tôm là mặt hàng chủ lực góp phần mang lại con số 5 tỷ USD của thủy sản Việt Nam năm 2010. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu tôm của Việt Nam vượt con số 2 tỷ USD, với 241.000 tấn, tăng 13,4% về khối lượng và 24,4% về giá trị so với 209.567 tấn và 1,675 tỷ USD của năm 2009.

Cá tra: xuất khẩu cá tra năm 2010 không đạt mục tiêu 1,5 tỷ USD. Theo thống kê của VASEP, xuất khẩu cá tra năm 2010 đạt 659.000 tấn, trị giá khoảng 1,427 tỷ USD, tăng 7,4% về khối lượng và 5,2% về giá trị so với năm 2009, đứng thứ 2 về giá trị sau tôm.

Năm 2011

Các sản phẩm xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn đều tăng mạnh về giá trị, điển hình là Mỹ - thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam tăng 23,5%. Đặc biệt, xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong năm này ở mức cao so với 130 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cá tra của Việt Nam.Bên cạnh đó, các thị trường lớn khác như Hàn Quốc, Trung Quốc và Italia lần lượt đạt mức tăng trưởng là 32%, 49% và 41% về giá trị. Không chỉ tăng tưởng ở những thị trường truyền thống, ngành thủy sản còn tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường mới như chủ động xuất bán sang Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) 2.000 tấn thủy sản.

Năm 2011, đa số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đều tăng trưởng mạnh so với năm 2010. Trong đó, tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,4 tỷ USD so với mức hơn 2 tỷ USD của năm 2010. Về cơ cấu mặt hàng tôm, xuất khẩu tôm sú chiếm 59,7% tổng giá trị, xuất khẩu tôm chân trắng chiếm 29,3%, còn lại là các mặt hàng tôm khác. Cá tra cũng có mức độ tăng trưởng khá cao với giá trị xuất khẩu đạt 1,805 tỷ USD, tăng 26,5%, và khối lượng xuất khẩu đạt trên 600 ngàn tấn, tăng gần 3% so với năm 2010. Năm 2011, Việt Nam đã có hơn 230 DN xuất khẩu cá tra vào hơn 130 thị trường trên thế giới, trong đó 10 thị trường lớn nhất chiếm 73% về giá trị, tăng so với mức hơn 70% của cùng kỳ năm trước.

So với năm 2010, giá trị xuất khẩu cá ngừ tăng 29,4%, đạt 379,4 triệu USD. Giá xuất khẩu cá ngừ tăng khá mạnh, trong đó tăng mạnh nhất tại thị trường Nhật Bản với hơn 100%; các thị trường khác như Canada, Israel, Mỹ, Thụy Sỹ, v.v. cũng tăng từ 50 - 80%.

Mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng trưởng cao nhất trong năm 2011 là mực, bạch tuộc với giá trị xuất khẩu đạt 520,3 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam cũng đã được mở rộng với 76 thị trường so với con số 66 của năm 2010, trong đó các thị trường nhập khẩu hàng đầu là Hàn Quốc, EU, Nhật Bản và ASEAN.

Bên cạnh các mặt hàng tăng trưởng ấn tượng, duy chỉ có mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị xuất khẩu giảm so với năm trước, với giá trị xuất khẩu cả năm 2011 đạt gần 82 triệu USD. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nguồn nguyên liệu (đặc biệt là nghêu trắng) bị thiệt hại nặng tại nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2012

Năm 2012 là một năm khó khăn đối với ngành tôm Việt Nam. Cả nuôi trồng, sản xuất lẫn xuất khẩu đều đối diện với nhiều thách thức. Người nuôi thì lao đao với dịch bệnh xảy ra tại nhiều vùng nuôi ngay từ đầu năm khiến nguồn tôm nguyên liệu giảm, giá cả lên xuống thất thường. Còn DN thì đối mặt với thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, hoạt động sản xuất cầm chừng, thậm chí còn đối diện với nguy cơ phá sản, v.v. Không chỉ gặp khó trên thị trường nội địa, xuất khẩu tôm nước ta còn phải hứng chịu những cơn sóng dữ trên thị trường quốc tế, điển hình là rào cản Ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản.

Sáu tháng đầu năm 2012, xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản đạt mức tăng trưởng hàng tháng từ 23 - 52,3% so với cùng kỳ.Tuy nhiên, ngay sau khi Nhật Bản áp dụng kiểm tra 100% tôm Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đối với Ethoxyquin, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm rõ rệt, từ 1,5% (vào thời điểm tháng 7/2012) lên đến 16,6% (vào thời điểm tháng 11/2012), tính chung cả năm chỉ tăng 5%.Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các nhà cung cấp khác như Indonesia, Ấn Độ hay Ecuador bởi giá bán cao hơn từ 15 – 20% do giá thành sản xuất tăng cao vì chi phí đầu vào liên tục tăng.

Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng năm 2012, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn có mặt trên 92 thị trường trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,25 tỷ USD, giảm 6,3% so với năm 2011. Tuy không đạt mục tiêu 2,4 tỷ USD, nhưng đây là nỗ lực rất lớn của các công ty chế biến và xuất khẩu tôm.

Vượt qua bao thăng trầm, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam vẫn chứng tỏ được sức mạnh và bản lĩnh của mình khi vươn ra biển lớn. Tuy còn nhiều khó khăn liên tiếp xảy ra như thiếu vốn, thiếu nguyên liệu trầm trọng, giá thức ăn, con giống, giá cá nguyên liệu bất ổn, v.v. thì cá tra Việt Nam vẫn khẳng định được vị trí của mình khi đạt 1,8 tỷ USD, tương đương với năm 2011.

Với việc có mặt ở vị trí thứ 6 trong top 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ năm 2011 do Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) bình chọn; WWF Thụy Điển và Phần Lan đưa vào “danh sách xanh” trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản vào cuối năm 2012, cá tra Việt Nam lại có thêm cơ hội để tiếp tục khẳng định vị thế ở những thị trường truyền thống và chinh phục những thị trường tiềm năng khác.

Số liệu của VASEP cho thấy, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam trong năm 2012 ước đạt gần 600 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, có thể thấy, cá ngừ là mặt hàng xuất khẩu có sức tăng trưởng nổi bật nhất năm 2012. Vào thời điểm này, cá ngừ Việt Nam đã có mặt trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường quan trọng nhất, theo sau là EU, Nhật Bản, ASEAN.

Năm 2013

Về thị trường, xuất khẩu thủy sản của Việt Nama sang các thị trường chính có những điểm đáng ghi nhận, cụ thể:

Thị trường EU - Nhật Bản: xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU và Nhật Bản bắt đầu có sự phục hồi phần lớn là nhờ mặt hàng tôm. Tính đến hết năm 2013, xuất khẩu thủy sản sang EU tăng 4,12%; sang Nhật Bản tăng 5% so với năm trước.

Thị trường Mỹ: cho đến thời điểm này, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của sản phẩm tôm, cá ngừ và cua ghẹ, giáp xác khác; đây cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của cá tra và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của nhuyễn thể hai mảnh vỏ Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2013, xuất khẩu thủy sản biến động tăng giảm tại Mỹ là theo xu hướng mặt hàng tôm. Tính đến hết năm 2013, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này chiếm đến gần 27% tổng giá trị xuất khẩu tôm, đạt 831 triệu USD, tăng 83% so với năm trước. Nhờ giá tôm tăng mạnh, thuế chống bán phá giá là 0% và vụ kiện chống trợ cấp tôm chấm dứt, các DN xuất khẩu Việt Nam đã nắm lấy cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường này.

Thị trường Trung Quốc: vượt Hàn Quốc để trở thành thị trường xuất khẩu đứng thứ 4 của Việt Nam (sau Mỹ, EU, Nhật Bản), Trung Quốc là thị trường tiềm năng và có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2013. Trung bình hàng tháng, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này đạt 45 triệu USD, trong đó, riêng xuất khẩu tôm đạt 28 triệu USD/tháng. Năm 2013, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 572,1 triệu USD, tăng 36,6% so với năm trước. Nhiều DN thủy sản cho rằng, xuất khẩu thủy sản trong năm 2014 sang Trung Quốc sẽ còn tăng mạnh hơn do nhu cầu thị trường rộng lớn này thực sự tiềm năng.

Đối với các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, mặt hàng tôm và cá tra vẫn là những mặt hàng có sự đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả năm.

Mặt hàng tôm: theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 3 nhóm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì chỉ có tôm và cá tra có giá trị xuất khẩu tăng trưởng so với năm trước. Trong năm 2013, chỉ có duy nhất tháng 2/2013, xuất khẩu tôm giảm 32,8% so với cùng kỳ năm 2012 do có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. 11 tháng còn lại, xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh, nhất là trong quý IV/2013, giá trị tăng trưởng từ 64,6-77,2% so với quý IV/2012.

Mặt hàng cá tra: mặc dù, giá trị xuất khẩu mặt hàng cá tra vẫn tăng 1% so với năm 2012 nhưng đây chỉ có thể gọi là xuất khẩu ổn định và cầm chừng. DN xuất khẩu trong năm 2013 gặp rất nhiều khó khăn về cả thị trường tiêu thụ và nguyên liệu trong nước. Nắm được điểm yếu của DN xuất khẩu cá tra, đối tác liên tục đòi giảm giá xuất khẩu. Còn tại thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ thì thuế chống bán phá giá tăng rất cao so với các kỳ chống bán phá giá trước.

Mặt hàng hải sản: kết thúc năm 2013, hầu hết các nhóm sản phẩm đều giảm: cá ngừ giảm 7,2%; mực, bạch tuộc giảm 10,8%; chả cá và surimi giảm 14%; cua ghẹ, giáp xác khác giảm 4,3%; nhuyễn thể 2 mảnh vỏ giảm 5% so với năm trước. Các DN xuất khẩu hải sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu trong nước và chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới.

Năm 2014

Về thị trường, Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn là ba thị trường tiêu thụ lớn nhất của thuỷ sản Việt Nam. Năm 2014, tổng giá trị xuất khẩu sang ba thị trường này đạt hơn 4,38 tỷ USD, chiếm 55,95% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Về mặt hàng, tôm và cá tra vẫn là những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực:

Năm 2014, tổng giá trị xuất khẩu tôm có mức tăng trưởng mạnh (26,9%) so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,95 tỷ USD, chiếm 50,38% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đứng đầu về nhập khẩu tôm Việt Nam là thị trường Mỹ chiếm 26,92% tỷ trọng xuất khẩu tôm và giá trị xuất khẩu đạt 1,06 tỷ USD (tăng 28%). Tiếp theo là thị trường Nhật Bản và EU chiếm tỷ trọng lần lượt là 18,8% và 17,27% với giá trị xuất khẩu tăng tương ứng 4,9% (đạt 743,4 triệu USD) và 66,7%(đạt 682,7 triệu USD).

Xuất khẩu cá tra năm 2014 đạt gần 1,77 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù giảm mạnh, nhưng EU vẫn là thị trường chủ lực nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu cá tra sang EU đạt 344,3 triệu USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 19,47% tỷ trọng. Xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ cũng giảm 11,5%, đạt 336,8 triệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và sự tham gia của việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)