Sự tham gia của từng tác nhân trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và sự tham gia của việt nam (Trang 58 - 65)

2.4.1 .Phương pháp thống kê mô tả

3.2. Sự tham gia và nhân tố tác động tới sự tham gia của Việt Nam vào chuỗ

3.2.2. Sự tham gia của từng tác nhân trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

tác/liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Tại nhiều địa phương có sự chi phối lớn của các cơ sở thu mua/nậu vựa làm hạn chế sự hợp tác giữa người đánh bắt và nhà chế biến xuất khẩu. Do vậy, các hợp đồng giữa tác nhân khai thác và chế biến xuất khẩu hầu như không có.

3.2.2. Sự tham gia của từng tác nhân trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản thủy sản

3.2.2.1. Hệ thống thương lái (nậu vựa, thu mua hải sản)

Hoạt động kinh doanh nguyên liệu hải sản của cá cơ sở kinh doanh phục vụ tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu trong thời gian qua có vai trò rất lớn trong các hoạt động liên quan đến hải sản như: điều tiết nguồn hàng, thị trường, giá cả, hỗ trợ ngư dân phát triển khai thác thủy sản, cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy, DN chế biến xuất khẩu góp phần cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu hải sản ổn định, tăng sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm; ngoài ra hệ thống thu mua, nậu vựa và các cơ sở

kinh doanh nguyên liệu hải sản còn là cầu nối và hỗ trợ giải quyết các mối quan hệ cung cầu và nhu cầu về vốn, đầu tư, chi phí hoạt động,cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu cho bà con ngư dân đánh bắt thủy sản.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh nguyên liệu hải sản tính hệ thống chưa cao, tình trạng phân tán, manh mún trong việc thu gom, mua nguyên liệu còn xảy ra ở một số nơi. Việc đầu tư cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh chưa được đáp ứng đầy đủ, quản lý chất lượng và phương pháp bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhiều nơi chưa đạt yêu cầu nên các cơ sở còn gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng nguyên liệu bị giảm và tổn thất gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của một số cơ sở. Từ trước đến nay, vẫn chưa tiến hành điều tra, đánh giá năng lực và vai trò của hệ thống thu mua, nậu vựa và các cơ sở kinh doanh nguyên liệu hải sản để tiến hành định hướng phát triển cũng như đưa ra giải pháp quản lý và hỗ trợ đối với lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, phương thức và tổ chức thu mua, tiêu thụ sản phẩm không phù hợp, phân tán, không được kiểm soát, chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ và chia sẻ lợi ích giữa cơ sở thu mua, DN chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu với ngư dân. Công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và an toàn vệ sinh thực phẩm trong khai thác và thu mua không được chú trọng.

Mặc dù nậu vựa lớn tạo ra giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với công ty chế biến nhưng các chi phí tăng thêm của nậu vựa chủ yếu là chi phí vận chuyển và bảo quản, trong khi chi phí tăng thêm của nhà thùng/công ty chế biến bao gồm chi phí khấu hao cho nhà máy và dây chuyền sản xuất. Do đó, rủi ro đối với các nậu vựa là thấp hơn so với các nhà thùng/công ty chế biến. Rủi ro mà các nậu vựa thường gặp phải là chất lượng cá có thể giảm trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá bán ra và lợi ích của họ.

các DN không cùng với nậu vựa, đại lý thu mua cảng đã không cho ngư dân cơ hội được lựa chọn bạn hàng, được tiếp nhận thông tin minh bạch chất lượng, giá cá ngừ theo phẩm cấp trên thị trường.

Phương thức mua mua xô, ép cấp, ép giá gây bất lợi lớn cho ngư dân, đã không khuyến khích ngư dân trong việc bảo quản sản phẩm, nâng cao chất lượng dẫn đến tổn thất sau thu hoạch lớn cả về chất lượng cũng như giá trị.

3.2.2.2. DN chế biến xuất khẩu thủy sản

a) Đối với các Các DN xuất khẩu cá ngừ

Tập trung ở các tỉnh phía Nam, phát triển liên tục từ hơn 70 DN năm 2008, đến nay có hơn 100 DN xuất khẩu cá ngừ sang 99 thị trường trên thế giới. Trong đó, có 10 DN xuất khẩu (chiếm trên 80% thị phần xuất khẩu chính ngạch). Các chủng loại sản phẩm cá ngừ xuất khẩu phong phú gồm: cá ngừ tươi nguyên con, đông lạnh nguyên con, chế biến đông lạnh, hấp chín đông lạnh, đồ hộp cá ngừ...

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng trưởng liên tục. Năm 2008, xuất khẩu cá ngừ chỉ đạt 188,694 triệu USD; đến năm 2012, xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đạt 569,406 triệu USD. Năm 2013 xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đạt 526,685 triệu USD (giảm 7,2% so với 2012). Tuy nhiên, để có được kim ngạch xuất khẩu trên, lượng nguyên liệu nhập khẩu để chế biến khoảng 260 triệu USD.

Các nhà máy đều trang bị máy móc, thiết bị và dụng cụ chế biến tiên tiến đảm bảo điều kiện về công nghệ chế biến và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các nhà máy đã thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo HACCP; những nhà máy có Code vào Châu Âu đều trang bị hệ thống phòng thí nghiệm để kiểm soát chất lượng sản phẩm, nhất là kiểm soát các chỉ tiêu vi sinh và Histamin. Sản phẩm cá ngừ Việt Nam theo các chủng loại đều được thị trường các nước chập thuận.

b) Đối với DN chế biến cá cơm

Quyền lực chi phối thị trường có sự san sẻ từ nhà thùng, các công ty chế biến sang các tác nhân còn lại với một số lý do có thể là:

-Nguồn nguyên liệu có xu hướng ngày càng khan hiếm trong khi đó nhu cầu nguyên liệu cao đòi hỏi nhà thùng/các công ty chế biến phải chấp nhận giá mua nguyên liệu cạnh tranh hợp lý;

-Xu hướng toàn cầu hóa làm nhà thùng/DN chế biến có thể dễ dàng tiếp cận hệ thống nậu vựa để mua cá, thậm chí họ có thể mua cá của ngư dân ngay tại ngư trường đánh bắt, điều này đòi hỏi các nhà thùng phải có mức giá cạnh tranh trong việc thu mua nguyên liệu;

-Các nậu vựa có khả năng thành lập công ty riêng của họ và sẵn sàng đầu tư cơ sở vật chất, máy móc và trang thiết bị để chế biến sản phẩm hoặc đặt hàng gia công nhằm cung cấp cho các nhà thùng hoặc các công ty chế biến xuất khẩu.

Tuy vậy, hiện nay các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu trong

nước/các tập đoàn lớn như Massan vẫn có quyền lực mạnh nhất chi phối thị trường vì họ tiêu thụ khoảng 90% sản lượng nước mắm mà nhà thùng sản xuất được nhờ hệ thống dịch vụ phân phối bán hàng, logistic phát triển.

3.2.3. Những nhân tố tác động tới sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

- Môi trường thể chế, chính sách đối với xuất khẩu thủy sản

Nâng cao chất lượng tăng trưởng sản xuất - xuất khẩu thủy sản được coi là nội dung chính của nhiều chính sách mà Chính phủ và cơ quan chức năng ban hành thời gian qua. Các chính sách liên quan lĩnh vực này có tính hệ thống cao và ngày càng được hoàn thiện.

Với quốc gia có tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế cao như Việt Nam, Quốc hội đã sớm ban hành Luật Thủy sản (11/2003) quy định về hoạt

động thủy sản, bao gồm các hoạt động khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Trong đó, ngành Thủy sản điều chỉnh sản xuất từ phát triển theo số lượng sang nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm tăng giá trị và lợi nhuận. Chính phủ cũng khuyến khích DN áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp quy chuẩn quốc tế khác để nâng cao giá trị hàng thủy sản xuất khẩu.

Cơ quan chức năng cũng đã nghiên cứu và tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Quy hoạch chỉ rõ bất cập trong tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu thủy sản, đề ra mục tiêu, định hướng và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản bền vững; Đồng thời, ban hành một số chính sách phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có giá trị như cá tra, tôm…

- Những yếu tố về thị trường và sản phẩm

Việt Nam là nước có nhiều lô hàng xuất khẩu thủy sản bị cảnh báo nhiễm kháng sinh, chứa mầm bệnh và buộc trả về nước tại hầu hết thị trường. Tính từ năm 2014 đến nay đã có gần 32.000 tấn hàng bị trả về. Trong 9 tháng năm 2015 đã có 181 lô hàng bị cảnh báo về chỉ tiêu kháng sinh cấm sử dụng, kháng sinh hạn chế sử dụng, vi sinh và các cảnh báo khác (cả năm 214 có 187 lô bị cảnh báo). Xuất khẩu thủy sản qua 3 thị trường lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Nhật và EU đều có những lô hàng bị cảnh báo. Cụ thể, thị trường Mỹ, theo báo cáo của Nafiqad, trong 9 tháng đầu năm nay đã có 35 lô hàng bị cảnh

báo vị phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, tăng 6 lần so với năm 2014; còn thị trường Nhật là 27 lô hàng, trong đó chủ yếu là liên quan đến kháng sinh cấm sử dụng và kháng sinh hạn chế sử dụng. Thị trường EU cũng phát hiện 27 lô hàng, chiếm tỷ lệ lớn nhất là nhiễm vi sinh với 18 lô hàng, tương đương gần 67% lô hàng bị cảnh báo. Một số thị trường đã áp dụng chế độ kiểm tra chặt đối với các chỉ tiêu bị cảnh báo và có thể sẽ áp dụng biện pháp đình chỉ nhập khẩu nếu tình hình không được cải thiện.

Nafiqad cho biết sau khi có thông tin nêu trên, cơ quan này đã có những điều tra để tìm nguyên nhân của vấn đề. Và, căn cứ trên báo cáo điều tra của các DN có lô hàng bị cảnh báo, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ công đoạn nuôi trồng. Theo đó, các cơ sở nuôi chưa tuân thủ đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch đối với các hóa chất kháng sinh được phép sử dụng. Một số cơ sở nuôi còn sử dụng kháng sinh cấm trong quá trình nuôi. Ngoài ra, một số đại lý thu mua nguyên liệu đã thu gom nguyên liệu từ nhiều cơ sở nuôi khác nhau và gộp chung thanh một lô nguyên liệu để cung cấp cho cơ sở chế biến nhưng không cung cấp đầy đủ thông tin , do đó, việc lấy mẫu thẩm tra của của DN khó đại diện.

- Chính sách, tiêu chuẩn thương mại quốc tế:

Nhìn chung, XK hải sản của Việt Nam sang các thị trường chính không ổn định. Nguyên nhân là khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của Việt Nam tại các thị trường này thấp, các thị trường ngày càng đưa ra nhiều rào cản.

Cụ thể, tại thị trường Nhật Bản, các sản phẩm cá ngừ chế biến của Việt Nam đang phải chịu mức thuế suất bất lợi. Cụ thể là đối với hai mặt hàng cá ngừ vây vàng đóng hộp (mã HS160414092) và thăn cá ngừ hấp đông lạnh (mã HS160414099) đang phải chịu mức thuế suất cao hơn so với của Thái Lan Philippines. Với mức thuế suất này các sản phẩm cá ngừ chế biến Việt Nam không thể cạnh tranh được với các nước cùng khu vực. Hai mặt

hàng này, từ mùng 01/4/2009 Thái Lan đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 4,8% tiếp đó giảm xuống còn 1,6% kể từ tháng 4/2011 và xuống còn 0% từ tháng 4/2012. Còn Philipin cũng đang được hưởng mức thuế 4,8% tiếp đó sẽ giảm xuống còn 2,4% từ tháng 4/2011 và 1,2% từ tháng 4/2012 và xuống còn 0% từ tháng 4/2013. Trong khi các DN XK cá ngừ của Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế suất 7,2% theo GSP giữa Việt Nam và Nhật Bản, và 9,6% theo VJEPA, và thậm chí cũng không được cắt giảm hàng năm đến 0% như những nước này.

Tại các thị trường lớn như Mỹ và EU, các yêu cầu về việc thực hiện quy định chống lại nạn khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) đẫ và đang tác động đến kim ngạch XK hải sản sang các thị trường này.

Đặc biệt, từ ngày 23/10/2017, EU đã ban hành cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản khai thác của Việt Nam dù Việt Nam đã nỗ lực áp dựng các quy định IUU của EU từ đầu năm 2010. Điều này đã và đang ảnh hưởng tới XK hải sản của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm mực, bạch tuộc, 4 tháng đầu năm 2018, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này đã giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Còn đối với cá ngừ, do nguồn nguyên liệu để sản xuất XK từ trong nước không nhiều, chủ yếu là từ nguồn NK nên thời gian qua các Việt Nam vẫn đẩy mạnh được XK cá ngừ sang EU và chưa bị ảnh hưởng rõ của việc "cảnh báo thẻ vàng", do đó, 4 tháng đầu năm nay, XK các ngừ sang EU vẫn tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhưng việc cảnh báo này có thể làm tăng nguy cơ các lô hàng bị trả về nếu các DN không chứng minh được tính minh bạch về nguồn gốc khai thác của lô hàng, đồng thời các lô hàng cá ngừ của Việt Nam khi xuất sang sẽ tốn thêm chi phí và thời gian để kiểm tra về nguồn gốc. Còn đối với mực, bạch tuộc, mặt hàng thu gom nguyên liệu từ nhiều nguồn, nhiều tàu hàng, DN gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục theo quy định của EC, nên

XK sang EU đang giảm.

Còn tại Mỹ, chương trình giám sát thủy sản NK (SIMP) đã được đưa ra nhằm ngăn chặn IUU đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 cũng đang gây khó khăn cho DN XK hải sản.

Bên cạnh những cơ hội tích cực trong vấn thuế hoặc cộng gộp, các biện pháp SPS – TBT trong TPP/FTAs đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với ngành hải sản. Chẳng hạn, những quy định về quy tắc xuất xứ sẽ gây khó khăn cho các mặt hàng hải sản XK chủ lực của Việt Nam; có những yêu cầu cam kết cấm trợ cấp đánh bắt hải sản có thể gây bất lợi với chính sách phát triển của ngành khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và sự tham gia của việt nam (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)