1. Tính cấp thiết của đề tài:
1.2 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng:
1.2.2. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
a) Chuỗi cung ứng
Khái niệm chuỗi cung ứng đã được nêu ra trong nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên chưa có định nghĩa nào được coi là chuẩn. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả xin đưa ra một số định nghĩa có ý nghĩa bổ sung cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu như sau:
―Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ, và khách hàng‖, Giáo trình Quản lý chuỗi cung ứng, Th.s Nguyễn Kim Anh, 2010.
―Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếpđến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sảnxuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân kháchhàng. Hay chuỗi cung ứng hiểu một cách đơn giản đó là sự
kết nối các nhà cungcấp,khách hàng, nhà sản xuất và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến quá trìnhkinh doanh‖, Supply chain management, Chopra, Sunil, and Peter Meindl, 2003.
―Chuỗi cung ứng là một hệ thống cơ sở vật chất và các lựa chọn phân phối thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển hóa những nguyên liệu đó thành sản phẩm trung gian, sản phẩm cuối cùng và phân phối chúng tới tay người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng tồn tại ở cả các doanh nghiệm dịch vụ và sản xuất, mặc dù mức độ phức tạp của chuỗi có thể khác nhau giữa các ngành công nghiệp và giữa các công ty.‖, Introduction to Supply Chain Management, Ram Ganeshan, Terry P. Harrison, 1995.
―Chuỗi cung ứng bao gồm chuỗi các hoạt động và tổ chức mà trong đó nguyên liệu di chuyển trong hành trình của mình từ nhà cung cấp ban đầu cho tới khách hàng đầu cuối‖, Logistics - An Introduction to Supply Chain Management, Donald Waters, 2003.
―Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối‖, The Evolution of Supply Chain Management Model and Practice, Lee & Billington, 1995.
Tóm lại, chuỗi cung ứng là một mạng lưới của một doanh nghiệp với các nhà cung cấp, bao gồm các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và tài nguyên khác nhau để nhằm mục đích sản xuất và phân phối một sản phẩm nào đó tới tay người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng bên cạnh đó cũng thể hiện ra các bước để đưa một sản phẩm hoặc dịch vụ từ trạng thái ban đầu (tài nguyên tự nhiên, nguyên liệu thô, các bộ phận rời rạc…) trở thành sản phẩm cuối cùng tới tay người tiêu dùng. Để mạng lưới này hoạt động ổn định, doanh
nghiệp cần có một quy trình rõ ràng và gây dựng nên các mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp, nhà sản xuất và khách hàng.
b) Quản trị chuỗi cung ứng
Cùng với chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng cũng là một khái niệm được nhắc tới trong nhiều công trình nghiên cứu. Trong khuôn khổ bài luận văn, tác giả cũng xin đưa ra một số khái niệm tiêu biểu về quản trị chuỗi cung ứng:
Theo Donald Waters trong cuốn sách ―Logistics - An Introduction to Supply Chain Management, tác giả đưa hai khái niệm Quản trị chuỗi cung ứng và Hậu cần (logistics) về cùng một chức năng. Logistics là vị trí của tài nguyên theo thời gian, quản lý mang tính chiến lược của toàn chuỗi cung ứng.
Theo Hội đồng chuyên gia Quản trị chuỗi cung ứng – CSCMP, ―Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics.‖
―Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công‖, Glossary of key purchasing and supply terms, Viện quản trị cung ứng (Institute for supply management), 2000.
―Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng‖, Hội đồng chuỗi cung ứng (Courtesy of
―Quản trị chuỗi cung ứng là sự hợp nhất của các dòng thông tin và các hoạt động có liên quan tới vòng đời của các sản phẩm từ nguyên liệu thô tới khi sản xuất và phân phối tới người tiêu dùng thông qua việc cải thiện mối quan hệ trong chuỗi để tạo lợi thế cạnh tranh‖, Introduction to Supply Chain, RB Hanfield và EL Nichols Jr, 1999.
Các khái niệm trên dù cách diễn đạt khác nhau nhưng vẫn thể hiện được nội dung chính của Quản trị chuỗi cung ứng. Có thể tóm lại khái niệm như sau: Quản trị chuỗi cung ứng là tổng hợp các phương thức chiến lược để phối hợp và hợp nhất hàng hóa và các dịch vụ liên quan vào chuỗi cung ứng nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tồn kho, dịch vụ chăm sóc khách hàng để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững cho tất cả các thành phần trong chuỗi.